CMC hợp tác với Samsung SDS đẩy mạnh các giải pháp công nghệ
Tập đoàn Công nghệ CMC (mã CMG, sàn HOSE) cho biết vừa làm việc tại Hàn Quốc thống nhất thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực Công nghệ thông tin & Viễn thông với Samsung SDS (Hàn Quốc), đặc biệt chú trọng tới các giải pháp ứng dụng AI, IoT và Cloud Computing.
Lãnh đạo CMC và Samsung SDS bắt tay hợp tác
Samsung SDS là công ty thành viên của Tập đoàn SAMSUNG (Hàn Quốc), chuyên cung cấp các giải pháp IT và logistics cho SAMSUNG và các khách hàng, đối tác trên toàn cầu, hiện là công ty công nghệ thông tin hàng đầu của Hàn Quốc.
Theo chương trình hợp tác giữa 2 bên, CMC sẽ phụ trách việc triển khai giải pháp quản lý và điều hành nhà máy thông minh MES của Samsung SDS cho các khách hàng tại Việt Nam cũng như trong khu vực.
Trong cuộc làm việc mới đây tại Hàn Quốc, Tập đoàn Công nghệ CMC và Samsung SDS sẽ hoàn thiện đẩy mạnh triển khai giải pháp MES cho 200 khách hàng của Samsung tại Việt Nam, từ nay đến hết năm 2018 là 40 khách hàng đồng thời có kế hoạch mở rộng hợp tác kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á.
Video đang HOT
MES (Manufacturing Execution System là phần mềm quản lý điều hành sản xuất) là hệ thống quản lý sản xuất tổng hợp tập trung vào việc điều khiển, giám sát thời gian thực, quản lý lịch sử công việc và lưu thông hàng hóa, nắm bắt tình trạng, quản lý hàng lỗi… MES giúp các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ giải quyết được vấn đề chi phí sản xuất, giảm thiểu sai sót khi quản lý bằng tay, từ đó không chỉ cải thiện công đoạn sản xuất mà còn đưa ra quyết định tối ưu để quản lý vận hành sản xuất.
Bên cạnh dự án trong lĩnh vực phần mềm, Samsung SDS cũng đặt vấn đề hợp tác với CMC trong lĩnh vực viễn thông và tích hợp hệ thống. Hiện nay,CMC Telecom đang là đối tác duy nhất cung cấp toàn bộ kênh truyền viễn thông quốc tế cho tập đoàn SAMSUNG tại Việt Nam nhờ có chất lượng dịch vụ, tốc độ xử lí nhanh và năng lực hệ thống đảm bảo lưu trữ toàn diện.
Trong tương lai, Samsung SDS dự kiến sẽ hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn CMC trong việc thúc đẩy xây dựng các giải pháp Smart City và Smart Building, các ứng dụng IoT, Cloud AI tại thị trường Việt Nam.
Trongbối cảnh các đô thị lớn đang phát triển rất nhanh chóng và chính phủ Việt Nam cũng khuyến khích ứng dụng IoT (Internet of Things), các giải pháp 4.0 vào xây dựng các tòa nhà, thành phố thông minh, SAMSUNG SDS đánh giá Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng trong lĩnh vực này và CMC là đối tác hàng đầu để hợp tác phát triển.
Theo Báo Mới
Visa tích hợp công nghệ Hyperledger Fabric cho thanh toán blockchain B2B
Visa B2B Connect, nền tảng blockchain doanh nghiệp của hãng khổng lồ thanh toán cho phép thanh toán xuyên biên giới giữa các doanh nghiệp, nền tảng này đang hợp tác với IBM để tích hợp cho sự phát triển của khung khổ Hyperledger Fabric nguồn mở.
Visa đang triển khai tích hợp mã nguồn mở blockchain từ Hyperledger Fabric cho việc ra mắt dịch vụ blockchain riêng cho thanh toán doanh nghiệp trong Quý 1 năm 2019.
Visa B2B Connect, nền tảng blockchain doanh nghiệp của hãng khổng lồ thanh toán cho phép thanh toán xuyên biên giới giữa các doanh nghiệp, nền tảng này đang hợp tác với IBM để tích hợp cho sự phát triển của khung khổ Hyperledger Fabric nguồn mở.
Theo thông tin gần hai năm trước đây, Visa lần đầu tiên công bố nền tảng blockchain được phát triển cùng với chuỗi khởi nghiệp công nghiệp blockchain Inc .., như một giải pháp thay thế cho thanh toán toàn cầu SWIFT để thực hiện thanh toán lớn giữa các doanh nghiệp xuyên biên giới.
Dịch vụ này số hóa thông tin của người tham gia bao gồm số tài khoản và dữ liệu nhạy cảm khác với số định danh duy nhất để tạo điều kiện cho các giao dịch nhanh hơn và ít bị gian lận hơn. Về cơ bản, các giao dịch của công ty xuyên biên giới được gửi qua B2B Connect được xử lý từ ngân hàng tại chỗ một cách trực tiếp đến người nhận tại ngân hàng thụ hưởng.
Tích hợp công nghệ Blockchain mã nguồn mở
Được tổ chức bởi Linux Foundation, Hyperledger Fabric đầu tiên được phát triển bởi IBM và khởi nghiệp trong ngành công nghiệp Digital Asset có trụ sở tại New York như là một khuôn khổ blockchain và chính thức phát hành phần mềm sẵn sàng sản xuất của nó, Hyperledger Fabric 1.0, năm ngoái.
Bao hàm chức năng của Hyperledger Fabric vào tài sản cốt lõi của Visa sẽ giúp cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính trên một mạng cấp quyền được mở rộng để đảm bảo "trải nghiệm thanh toán xuyên biên giới không tiếp xúc với sự an toàn, tin cậy và minh bạch nhất", Visa cho biết.
Tổng giám đốc khối dịch vụ Blockchain của IBM Jason Kelley đã nói thêm:
"Nền tảng Blockchain của IBM và công nghệ Hyperledger đang mang lại giá trị kinh doanh thực sự hiện nay và B2B Connect là một trong những ví dụ mạnh mẽ nhất cho đến nay về việc blockchain đang chuyển đổi các khoản thanh toán như thế nào".
Tháng trước, ngân hàng lớn nhất của Thái Lan theo vốn hóa thị trường, Kasikornbank, đã trở thành tổ chức tài chính đầu tiên trong nước thí điểm các khoản thanh toán qua biên giới sử dụng nền tảng blockchain của Visa
Theo Báo Mới
Grab có thương vụ đầu tiên ngoài Đông Nam Á với Mastercard Startup gọi xe Grab vừa có thỏa thuận hợp tác với hãng thẻ thanh toán quốc tế Mastercard để ra mắt loại thẻ trả trước - động thái giúp cả hai bên tiếp cận khách hàng theo cách mới tại khu vực Đông Nam Á, Theo Financial Times.Grab và Mastercard sẽ hợp tác phát hành loại thẻ trả trước mới, cho phép người...