Clip: Vợ đi đẻ bị nước lũ cuốn trôi, chồng gào khóc thảm thiết
Những ngày qua, tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung vẫn diễn biến phức tạp. Nước sông dâng cao khiến TP. Hội An, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Quảng Trị… và nhiều địa phương khác chìm trong biển nước.
Trong những ngày bốn bề đều mênh mông nước, cuộc sống, sinh hoạt của người dân gặp vô vàn khó khăn. Tài sản thì trôi nổi, thất thoát khiến người dân không biết phải làm sao. Trên mạng xã hội, cộng đồng mạng cũng nhiều lần chia sẻ những hình ảnh tang thương vì mưa lũ, khiến ai nhìn vào đều thấy xót xa, thương cảm. Nhưng có lẽ, tang thương nhất là khi phải chứng kiến cảnh người thân bị nước lũ cuốn trôi mà không thể làm được gì.
Mới đây, dân mạng liên tục chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh người chồng gào khóc thảm thiết khi đưa vợ đi đẻ bị lũ cuốn trôi. Clip dài khoảng 15 phút phút ghi lại cảnh dòng nước lũ dâng cao, đục ngầu, trắng xóa cả một vùng, còn người đàn ông thì kêu gào, vò đầu bứt tai trong bất lực.
Tài khoản đăng tải đoạn video chia sẻ dòng trạng thái đầy xót xa: ‘Người phụ nữ đi đẻ bị nước lũ cuốn trôi, người chồng kêu khóc thảm thương’.
Người đàn ông kêu gào thảm thiết vì vợ con bị nước cuốn trôi. Ảnh cắt từ clip.
Đoạn clip nhanh nhận về hàng nghìn người xem, bình luận, chia sẻ. Mọi người đều gửi đến lời chia buồn, xót xa trước cảnh bão lũ tang thương.
‘Mong tìm được người vợ, bão lũ làm khổ người dân quá’.
‘Nhìn người chồng khóc lóc mà xót xa thật sự’.
‘Buồn quá đi mất, xem hình ảnh và video thấy miền Trung ngập sâu lắm, nhà dân chìm nghỉm trong nước lũ. Còn gì đau đớn là chứng kiến cảnh người thân bị lũ cuốn trôi mà bất lực không làm được gì’.
‘Mình đã khóc khi xem đoạn clip. Thương miền Trung quá mọi người ạ. Mong có thể tìm được chị đó, dù hy vọng là quá mong mạnh’.
Hiện tại đoạn video đang được chia sẻ trên khắp các diễn đàn mạng xã hội.
Vất vả tình cảnh đám cưới mùa lũ: Cô dâu vén váy đi giữa dòng nước ngập mênh mông, chú rể cõng vợ qua vùng nước ngập
Đúng là đám cưới mùa mưa lũ vất vả, ai cũng phải cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ lớn.
Thời gian này là mùa cưới, khắp nơi các cặp đôi cô dâu chú rể đều chọn ngày lành tháng tốt vào dịp này để tổ chức lễ thành hôn. Tuy nhiên, nó cũng là thời điểm mà miền Trung hay xảy ra mưa lũ.
Mưa lũ xảy đến nhưng đám cưới thì không thể hoãn. Bởi vậy, nhiều gia đình đành tổ chức đám cưới trong mùa nước nổi, ngập hết đường sá, bạt rạp.
Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh trong một đám cưới gây chú ý. Theo đó, nước lũ lên ngập ngang bắp chân người, phía trên vẫn là các bàn tiệc. Cô dâu vén váy, lội bập bõm trong dòng nước lũ. Thấy máy quay, cô vẫn thoải mái đưa ngón tay lên đùa giỡn.
Cô dâu vén váy lội nước.
Tất cả ngập trong nước.
Nhìn hình ảnh này, chắc hẳn nhiều người cảm thấy buồn thương hộ cô dâu chú rể. Họ chỉ có một dịp trọng đại, hạnh phúc cả đời vậy mà cuối cùng lại phải chịu cảnh lội bập bõm, các bàn tiệc bị giảm bớt và đám cưới cũng không thể vui vẻ được như những đám bình thường khác.
Nhiều dân mạng đã đưa ra bình luận khác nhau, đa số đều cho rằng dù có chuyện gì xảy đến đi chăng nữa nhưng đám cưới như thế này cũng là một kỷ niệm đặc biệt. Sau này, cặp đôi sẽ có câu chuyện để kể cho con cháu mình.
Thời điểm này là mùa lũ, hàng loạt hôn lễ vẫn phải bất chấp lũ để tổ chức. Những hình ảnh khác về các đám cưới đã được chia sẻ.
Theo đó, có gia đình nhà trai sang nhà gái đã phải dừng xe ngoài đường lớn rồi người xắn quần cầm giày, người vén váy lội bập bõm trong làn nước để vào nhà cô dâu.
Tráp ăn hỏi và lễ quả được bưng lên cao để hi vọng nó không chạm nước.
Ở một đám cưới khác, chú rể cúi đầu cõng cô dâu đi vì nước ngập khá cao lên rồi. Có cô dâu còn được đi bằng ghe thuyền trên đường lớn. Vậy mới nói, cưới mùa nước lũ cũng đặc biệt và vất vả như thế đấy.
Cô dâu được rước đi bằng thuyền.
Mưa lũ khiến cho nước dâng cao.
Lễ đính hôn dưới mưa.
Chú rể cõng cô dâu đi.
Đám cưới mùa lũ chuẩn tinh thần 'dân chơi sợ gì mưa rơi' Xem loạt ảnh cưới có 1-0-2 dưới đây chắc nhiều người sẽ chép miệng nghĩ xem nhầm thầy hay sao mà chọn ngày lành tháng tốt đúng hôm mưa gió bão bùng, ngập lụt khắp nơi thế này. Nhưng tấm thiệp mời đã phát đi cả làng, thời gian địa điểm rõ ràng, cỗ cũng đã đặt xong, giờ chẳng lẽ hủy kèo?...