Clip: Trâu rừng trả giá đắt vì thách thức sư tử
Khi bị săn đuổi, con trâu rừng đã không bỏ chạy theo đồng loại mà đứng lại khiêu khích bầy sư tử.
Điều đó khiến nó phải trả giá đắt bằng cả tính mạng.
Sư tử giết chết trâu rừng.
Trong thiên nhiên hoang dã, sư tử không phải lúc nào cũng có thể săn bắt được các loại động vật to lớn như trâu rừng để làm thức ăn. Bởi vì, loài động vật có móng guốc này không chỉ khỏe mạnh, mà còn sử hữu cặp sừng sắc nhọn có thể gây thương tích cho kẻ săn mồi.
Tuy nhiên, nhờ vào sức mạnh bầy đàn, sư tử vẫn đủ sức để tóm gọn một chú trâu rừng. Điển hình như ở clip dưới đây, con trâu rừng đã mắc một sai lầm lớn khi đứng lại thách thức đối thủ. Ngay lập tức, hai chú sư tử đã lao lên tóm gọn nó.
Trước đó, trong lúc bị săn đổi, nếu chú trâu rừng bỏ chạy sớm, thì nhiều khả năng nó sẽ không phải bỏ mạng một cách vô cùng đáng tiếc.
- Video: Trâu rừng trả giá đắt vì thách thức sư tử. Nguồn: TcU/Youtube.
Độc lạ châu Phi, trâu rừng húc bay cả trâu con trước nanh vuốt của sư tử
Là kẻ đi săn, sư tử cũng cảm thấy khó hiểu trước hành động của đàn trâu rừng.
Trâu rừng (Synceros caffer) là một trong những loài động vật to lớn ở châu Phi, được xếp trong "Big Five", nhóm những con thú nguy hiểm nhất ở vùng đất này. Một con trâu khi trưởng thành có thân hình dài từ 2,1-3 m; trọng lượng cơ thể có thể đạt tới 500 - 1.000 kg. Đặc điểm dễ nhận ra nhất của trâu rừng là cặp sừng hợp nhất tại bệ góc, tạo thành một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu".
Trâu rừng châu Phi có các giác quan nhạy bén để phát hiện ra các kẻ thù thông qua việc phối hợp các dấu hiệu thị giác, khứu giác và thính giác. Loài động vật có khả năng phát hiện sư tử ở khoảng cách 1 km.
Khác với sự hiền lành, có phần nhút nhát của trâu nước châu Á, trâu rừng châu Phi chưa bao giờ được thuần hóa.
Do đó, mặc dù là loài động vật ăn cỏ, nhưng trâu rừng có tính khí hung hăng và dữ tợn, nhiều trường hợp chúng còn sẵn sàng chống trả lại những loài thú săn mồi dữ tợn nhất.
Theo thống kê, hàng năm trâu rừng châu Phi gây ra khoảng 200 vụ giết người. Đến cả những thợ săn cũng phải dè chừng chúng bởi một khi bị thương, trâu rừng sẽ trở nên kích động và tấn công bất kỳ ai gần nó.
Vào một ngày đẹp trời, tràn trề sinh lực, nếu có một loài động vật ăn cỏ đủ bản lĩnh chống chọi lại liên tiếp các cuộc tấn công đến từ các loài động vật săn mồi bậc nhất thì chắc chắn chỉ có thể là trâu rừng.
Matthew Durell, một người đam mê động vật, trong chuyến đi đến Công viên Quốc gia Kruger đã tình cờ chứng kiến cuộc chạm trán giữa sư tử và trâu rừng.
Trâu rừng được biết đến là con mồi ưa thích của sư tử. Trâu rừng thường di chuyển và kiếm ăn với số lượng cá thể rất lớn, có thể lên tới vài trăm hay thậm chí cả ngàn con. Tập tính bầy đàn của trâu rừng chính là thứ vũ khí hiệu quả giúp chúng chống lại mọi kẻ săn mồi trên thảo nguyên.
Không chỉ có số lượng, mà mỗi con trâu rừng châu Phi cũng được ví như một "cỗ xe tăng", với thân hình khi trưởng thành nặng từ 500 kg tới 1 tấn, cùng cặp sừng sắc nhọn.
Sự hỗn loạn bắt đầu xảy ra khi 2 con sư tử lao vào giữa đàn trâu rừng. Trước sự hung hãn của chúa tể rừng xanh, đàn trâu rừng bị ngợp. Giữa cả đàn trâu rừng, sư tử tóm được một chú trâu nhỏ. Sự chần chừ của cả đàn trâu rừng khiến sư tử càng hứng chí. Nhưng đâu ai biết đấy là chiến thuật của trâu rừng. Không vội vã, chậm mà chắc. Vòng vây của đàn trâu rừng dần khép kín. Mọi thứ gần như hoàn hảo, nếu như chú trâu vào giải cứu trâu con không húc vào người nạn nhân. Mọi thứ dường như bị chậm lại. Đàn sư tử ngơ ngác trước màn trình diễn độc, lạ châu Phi.
Cuộc đụng độ đầy "bất ổn" giữa hai đối thủ đầy duyên nợ: Trâu rừng và Sư tử Một thoáng anh nhìn em, một phút em ngẩn ngơ... Cũng là gặp mặt nhưng lần này lạ lắm. Tứ đại mỹ nhân Việt Nam thời phong kiến: Tài năng đến nay còn hiếm, số mệnh ai cũng tiếc thương / Phát hiện chim cánh cụt màu vàng kỳ lạ, 'hiếm có khó tìm' Hết thảy những gặp gỡ trên đời đều do...