Clip: Trăn khủng bất ngờ “nổi điên”, đớp thẳng vào mặt người đàn ông
Trong lúc đùa giỡn, người đàn ông bất ngờ bị con trăn đớp thẳng vào mặt khiến người xem kinh hãi.
Hình ảnh ghi lại được cho thấy, một người đàn ông Indonesia đang cầm trên tay một con trăn. Trong khi đó, có khoảng chục người đang đứng vây xung quanh.
Hầu hết tất cả mọi người đều tỏ ra thích thú khi thấy người đàn ông quấn con trăn vòng quanh cổ tay rồi giơ về phía họ để hù dọa.
Tuy nhiên, khi đang chuẩn bị hôn lên đầu con trăn, người đàn ông đã bị con bò sát lao tới tấn công rồi cắn thẳng vào mặt. Một vài người đã lập tức chạy lại giúp đỡ nạn nhân gỡ con trăn ra. Phải mất một lúc họ mới khống chế được con vật.
Mặc dù các loài trăn rất ít khi tấn công người, tuy nhiên nếu chúng bị kích động, sợ hãi hay lầm tưởng tay chân người là thức ăn thì chúng có thể cắn và siết người nuôi.
Mặc dù không có nọc độc, vết cắn của những con trăn kích thước lớn cũng rất nghiêm trọng.
Người đàn ông bất ngờ bị con trăn cắn vào mặt, đây là cách xử lý khi bị trăn cắn hay siết
Với những cách này con trăn sẽ phải buông lỏng cơ thể nạn nhân ra.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn video thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, trong đó ghi lại cảnh một người đàn ông đang ngồi trước một chiếc hộp lớn ở ngoài sân nhà thì bất ngờ bị sinh vật bên trong tấn công vào mặt.
Người nhà đã hốt hoảng chạy ra để tìm cách giải cứu và phải mất một lúc lâu thì con trăn mới được gỡ ra khỏi mặt của nạn nhân. Thì ra đó là một con trăn được gia đình này nuôi. Khi người chủ mở cửa thì nó đã bất ngờ phóng ra tấn công.
Con trăn lao ra tấn công chủ của mình.
Trăn có hàm răng rất sắc nhọn
Trăn là loài bò sát không có nọc độc nên sẽ tấn công bằng cách quấn siết hoặc trực tiếp dùng miệng cắn vào nạn nhân. Trăn có rất nhiều răng sắc nhọn và cong vào phía trong, giúp chúng có thể giữ chặt con mồi.
Ngoài ra, cấu tạo xương hàm đặc biệt với hàm trên và dưới có thể di chuyển độc lập cho phép trăn có thể mở miệng rộng đến 180 độ, do đó trăn có thể nuốt các con mồi to lớn, có thể gấp 3 đến 4 lần cơ thể.
Hơn nữa mỗi 1/4 hàm răng của trăn lại không gắn cố định vào hộp sọ nên chúng có thể linh hoạt khi ngấu nghiến những con mồi khủng. Dạ dày của trăn cũng rất đặc biệt khi có khả năng đàn hồi tốt, khi nuốt con mồi lớn thì các cơ quan nội tạng khác cũng thay đổi kích thước rất nhiều.
Hàm răng của một con trăn.
Làm gì khi bị trăn tấn công?
Khi bị trăn tấn công bất ngờ và có người hỗ trợ, hãy dùng vật nhọn để đâm con trăn hoặc đánh lạc hướng của nó bằng cách tạo tiếng động lớn để con trăn thả lỏng cơ thể bạn ra. Nếu chỉ có một mình thì hãy tìm cách chọc vào mắt hay cắn mạnh con trăn nhiều lần.
Ngoài ra khi con trăn bắt đầu quấn siết cơ thể bạn, hãy bảo vệ phần cổ bằng cách đặt 1 tay trước cổ để ngăn con trăn ép lên khí quản dẫn đến tử vong. Đồng thời giúp bạn có thể gọi người khác đến cứu giúp.
Để 1 tay trước cổ để bảo vệ khí quản.
Một điểm yếu khác của con trăn chính là chiếc đuôi. Do đó các thợ bắt rắn thường truyền nhau kinh nghiệm khi bị trăn quấn chặt là bóp chặt đuôi hay cắn vào đuôi của nó để làm con trăn đau đớn mà buông lỏng nạn nhân ra.
Một kinh nghiệm khác được những người nuôi trăn chia sẻ khi bị trăn cắn là hãy nhét một nhúm thuốc rê (hoặc thuốc điếu) vào miệng con trăn, nó sẽ lập tức nhả ra. Khi bị trăn cắn, có thể tạm thời xử lý vệ sinh vết thương bằng xà phòng diệt khuẩn, cồn, thuốc tím... để tránh nhiễm trùng, sau đó hãy tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Clip: Trăn khủng phi thân cực nhanh, ngoạm đầu hươu lôi xuống nước Đang ẩn mình dưới lòng hồ đầy bùn, con trăn lớn bất ngờ lao khỏi mặt nước rồi ngoạm chặt lấy một con hươu. Đoạn clip được camera giám sát trong rừng Karwa, bang Maharashtra, Ấn Độ ghi lại. Cụ thể, một đàn hưu hoang dã đang đến sát mép hồ rồi cúi xuống uống nước. Lúc này chúng tỏ ra khá cảnh...