Clip: Thực hư việc nha sĩ làm hỏng lợi của khách khi lấy cao răng
Mới đây, một tài khoản TikTok tự nhận là bác sĩ nha khoa đã đăng tải đoạn clip giải thích về lời đồn các bác sĩ thường chọc vào lợi và mài răng để “ăn tiền” lấy cao răng của khách.
Những hình ảnh ghi lại cận cảnh quá trình lấy cao răng đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Hình ảnh quá trình lấy cao răng mà tài khoản TikTok đăng tải. (Ảnh: TikTok)
Được biết, tài khoản TikTok này đang làm chủ của một phòng khám nha khoa tư nhân. Trên trang cá nhân, anh cũng chia sẻ rất nhiều các clip liên quan đến ngành nghề của mình.
Đoạn clip trên được vị bác sĩ này đăng tải nhằm giải đáp câu hỏi của một người xem. Theo đó, người này tâm sự từng đi lấy cao răng nhưng vì bị hỏng hết răng, ráu máu lợi nên không dám đi nữa. Đồng thời, tài khoản cũng khẳng định các bác sĩ toàn chọc vào lợi và mài răng khách để có thể dễ dàng tư vấn dịch vụ hàn răng.
Đoạn clip đang nhận được nhiều sự chú ý. (Nguồn: TikTok)
Vị khách cho rằng các bác sĩ nha khoa thường cố tình làm hỏng răng khách trong quá trình lấy cao răng. (Ảnh minh hoạ: VTV)
Đáp lại lời chỉ trích của người xem kia, vị bác sĩ đã quay lại cận cảnh quá trình mình lấy cao răng cho khách. Qua đoạn clip, có thể thấy anh không hề dùng dụng cụ động đến phần lợi của khách, tuy nhiên do các mảng bám này đã được tích tụ từ lâu nên khi lấy ra, chúng mới khiến phần chân răng bị tổn thương như vậy.
Cuối clip, vị bác sĩ cũng khuyên mọi người nên đi lấy cao răng thường xuyên thay vì để lâu dẫn đến tình trạng làm hư tổn chân răng.
Các mảng cao răng tự tách ra khỏi lợi. (Ảnh: Tik Tok)
Cao răng là một lớp cặn cứng bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới bờ lợi. Thông thường, sau khi ăn khoảng 15 phút, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng. Nếu không được làm sạch nhanh bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa, mảng bám đó sẽ bị vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt dẫn đến cứng hơn. Khi các vi khuẩn trong khoang miệng ngày càng tích tụ nhiều thì mảng bám cũng sẽ dần dày thêm, từ đó tạo ra cao răng.
Theo một nghiên cứu, khoảng 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn, tức trong 1mg mảng bám (bằng kích thước đầu tăm) chứa tới một tỉ vi khuẩn. Nếu để lâu, chúng có thể gây ra rất nhiều bệnh như viêm lợi, hôi miệng, viêm nha chu, tụt lợi, tiêu xương, rụng răng… Vì vậy, việc lấy cao răng là rất cần thiết.
Nếu không đánh răng, các mảng bám sẽ nhanh chóng tạo thành cao răng. (Ảnh: Thanh niên)
Theo lời khuyên của Tiến sĩ Bùi Việt Hùng, Khoa Răng miệng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, mọi người nên định kỳ lấy cao răng 3-6 tháng/lần. Sau khi lấy xong, tuỳ vào tình trạng cao răng và mức độ nhạy cảm của từng người, có thể sẽ xuất hiện tình trạng ê buốt (không đau). Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, cảm giác này sẽ dần biến mất.
Trong một số trường hợp mọi người đến những cơ sở không uy tín, nha sĩ không làm đúng cách sẽ có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng như làm các răng mới mọc hoặc mới nhú bị ảnh hưởng, ra máu lâu… Nếu thấy không ổn, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám nhé.
Lấy cao răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Nên lấy cao răng mấy lần trong năm?
Lấy cao răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không và nên lấy mấy lần trong năm? Việc lấy cao răng đúng cách không chỉ giúp răng bạn chắc khỏe hơn, trắng hơn mà còn loại bỏ được một số nguy cơ viêm nướu, viêm lợi và sâu răng.
Đánh răng thường không lấy được hết vôi răng (cao răng), do đó để làm sạch cao răng thì phương pháp đến điều trị nha khoa là phương pháp tốt nhất. Tuy nhiên nhiều người lo ngại việc lấy cao răng liệu có ảnh hưởng đến răng miệng hay không.
1. Tìm hiểu về lấy cao răng
Lấy cao răng là việc làm sạch các mảng bám trên răng, nướu bằng cách sử dụng độ rung sóng siêu âm đầu từ của dụng cụ cạo vôi. Việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nướu. Đây chính là giai đoạn đầu của bệnh nha chu. Cao răng tồn tại trên răng lâu năm kéo dài sẽ gây ra tình trạng viêm nướu, khi đó các mô bị phân rã, gây mủ, làm răng lung lay và dẫn đến rụng răng.
Nên lấy cao răng khi nào? - Ảnh Internet
2. Lấy cao răng có đau không?
Thông thường lấy cao răng sẽ không gây đau mà chỉ có cảm giác ê răng, nếu răng yếu thì cảm giác ê này sẽ kéo dài hơn người bình thường. Lần đầu lấy cao răng thường ê buốt hơn những lần sau.
Tuy nhiên, khi lấy cao răng có thể thấy ra máu, việc xử lý ra máu trong quá trình lấy cao răng còn tùy thuộc vào tay nghề, nghiệp vụ của người nha sĩ và mức độ nhạy cảm của từng người.
Sau khi lấy cao răng xong, răng sẽ nhạy cảm và nếu uống nước nóng hoặc lạnh sẽ khiến có cảm giác ê buốt.
3. Lấy cao răng có ảnh hưởng không?
Các nha sĩ thường khuyên đi lấy cao răng 6 tháng/1 lần để vệ sinh sạch mảng bám và hạn chế hình thành các ổ viêm nướu.
Việc lấy cao răng không ảnh hưởng đến sức khỏe chung của người đi lấy cao răng - Ảnh Internet
Đối với trường hợp bệnh nhân bị bệnh nha chu nặng thì có thể cạo 3 tháng một lần, tùy theo chỉ định của nha sĩ. Nếu răng khỏe và chăm sóc răng đều đặn, ít vôi răng thì bạn có thể đi cạo vôi răng một năm một lần.
Việc lấy cao răng không ảnh hưởng đến sức khỏe chung (việc này khác với việc nhổ răng hay trồng răng, tiểu phẫu...), mà còn giúp phòng tránh một số bệnh răng miệng thường gặp. Do đó, nên kiểm tra răng định kỳ và cạo vôi răng 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh răng miệng và đảm bảo sức khỏe răng miệng.
4. Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Sức khỏe răng miệng cũng rất quan trọng, do vậy cần giữ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách thiết lập một lịch trình riêng cho bộ phận này.
- Đánh răng đúng cách: Theo các nha sĩ, bạn nên đánh 2 lần/1 ngày, sáng và tối. Nếu trước đó bạn ăn hoặc uống các loại thực phẩm nhiều axit thì nên chờ ít nhất 30 phút để tránh men răng bị tổn thương.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách vệ sinh răng, vệ sinh lưỡi đúng cách - Ảnh Internet
- Vệ sinh lưỡi đúng cách: Lưỡi là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và mảng bám, vệ sinh lưỡi hàng ngày cũng là một cách chống các bệnh về viêm nướu, hôi miệng tốt nhất. Nên chải lưỡi bằng dụng cụ chải lưỡi hoặc mặt sau của bàn chải để dọn đi chất bẩn.
- Súc miệng thường xuyên: Sau khi đánh răng, bạn nên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
Việc vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bạn ngăn ngừa khoang miệng khỏi vi khuẩn và giữ gìn sức khỏe của hàm răng tốt hơn. Ngoài ra, nên thực hiện khám răng và lấy cao răng định kỳ,
Vệ sinh hàng ngày chỉ giúp bạn làm làm chậm quá trình "lão hóa" răng và ngăn ngừa phần nào sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, để có nụ cười tươi, bạn nên thực hiện khám răng và nướu định kỳ 6 tháng/ lần. Việc đến nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ sâu răng, răng bị xỉn màu,viêm nướu, viêm tủy,...và phát hiện sớm các vấn đề trên răng.
Trong quá trình ăn uống, các mảng bám sẽ tụ lại ở chân răng, các kẽ răng gây vôi răng, khiến răng bị hôi. Lấy cao răng đúng cách và an toàn sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe, do vậy nên lấy cao răng định kỳ mỗi năm.
Đi bọc răng sứ làm đẹp, người phụ nữ phải nhập viện trong tình trạng lợi tụt, miệng hôi Mơ có hàm răng trắng, người phụ nữ đã đi bọc răng sứ nhưng sau đó chị phải đến viện trong tình trạng viêm lợi, vùng răng cửa hàm trên sau bọc răng sứ lợi tụt, miệng hôi, mất thẩm mỹ nghiêm trọng... Trung tâm Răng hàm mặt - Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân...