Clip thử động cơ siêu xe mang sức mạnh 135.000 mã lực
Bloodhound SSC dự kiến sẽ đạt tốc độ tối đa lên đến gần 1.700 km/h nhờ được trang bị hệ thống động cơ rất đặc biệt.
Kỷ lục về tốc độ trên mặt đất đang thuộc về siêu xe Thrust SSC, được trang bị động cơ phản lực, thiết lập vào năm 1997 với vận tốc 1.228 km/h. Một con số vô cùng ấn tượng, tuy nhiên nhóm phát triển siêu xe này đang muốn phá vỡ kỉ lục của chính mình với phiên bản tiếp theo của Thrust SSC.
Theo đó, Bloodhound SSC sẽ được thiết kế để có thể đạt tốc độ lên đến 1.690 km/h. Siêu xe mang hình dáng của một chiếc máy bay này được trang bị 3 động cơ mang lại công suất “khủng” 135.000 mã lực.
Đầu tiên là hệ thống động cơ phản lực, giống như trang bị trên những chiếc máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, mang lại gần một nửa lực đẩy cho xe. Với động cơ này, Bloodhound sẽ đạt vận tốc 480 km/h chỉ trong 15 giây.
Clip thử nghiệm động cơ của Bloodhound SSC.
Xe sử dụng loại nhiên liệu đặc biệt HTP, được tổng hợp từ nhiên liệu thể rắn, chất oxi hóa và chất xúc tác. Động cơ 750 mã lực của xe đua công thức 1 được sử dụng để bơm 800 lít HTP vào khoang đốt của động cơ phản lực trong vòng 20 giây, tương đương 40 lít nhiên liệu trong 1 giây.
Trong khoảng 20 giây này, hệ thống động cơ phản lực sẽ đẩy Bloodhound lên vận tốc tối đa 1.690 km/h. Lực đẩy trung bình do hệ thống động cơ tạo ra ở mức 111.000 Nm, lực đẩy cao nhất có thể lên đến 122.000 Nm.
Khi chạy ở tốc độ tối đa, Bloodhound có thể đạt mức 469 mét/giây. Do đó, để có thể đáp ứng mức hoạt động 10.000 vòng/phút và chịu lực gấp 50.000 lần trọng lực, bộ bánh xe đã được chế tạo từ nhôm cứng. Khi đạt tốc độ tối đa, hệ thống động cơ phản lực sẽ dừng lại và phanh gió bắt đầu hoạt động.
Trong 20 năm qua, hệ thống động cơ của Bloodhound chính là loại lớn nhất từng được thiết kế tại châu Âu. Những thông số khác của xe cũng khá ấn tượng, khi nó sản sinh tiếng ồn đạt mức 185 dB, cao hơn so với một chiếc Boeing 747 khi hạ cánh.
Video đang HOT
Nếu như mọi chuyện thuận lợi, Bloodhound SSC sẽ được chạy thử nghiệm ở Hakskeen Pan tại Nam Phi trong khoảng 1 năm tới. Lần chạy thử đầu tiên được thực hiện tại sa mạc, với hy vọng sẽ đạt vận tốc tối đa 1.300 km/h. Sau đó, từ những dữ liệu thu thập được nhóm kỹ sư sẽ tiến hành cải tiến để Bloodhound có thể đạt vận tốc trên 1.600 km/h khi chạy thử vào năm 2014.
TUẤN NGỌC
Theo Infonet
Honda CBR250R Sự lựa chọn lý tưởng
Phải thú thật rằng tôi đã trải qua một chặng đường với rất nhiều điều thú vị trên chiếc Honda CBR250R trên đường tới Toronto. Và đương nhiên, tôi cũng không quên gửi lời xin lỗi tới những ai bị quấy rầy bởi tiếng gầm rú ồn ào như tiếng động cơ phản lực trên đường phố nơi tôi chạy xe qua.
ảnh minh họa
Trước mắt tôi là đường phố rộng thênh thang và cứ thế tôi thoải mái vít tay ga trong khi kim chỉ đồng hồ công tơ mét không ngừng tăng tốc. Quả là một chặng đường nhiều trải nghiệm đối với một tay lái còn non kinh nghiệm như tôi.
Lần đầu cầm lái
Đây là bài viết cảm nhận của tôi, nên sẽ có chút khác biệt với những bài báo cáo điển hình của các biên tập viên dày dặn kinh nghiệm và được thử sức với nhiều mẫu xe mô tô khác nhau.
Bản thân tôi mới có cơ hội cầm lái chiếc Yamaha Virago 250, và khi tôi mua chiếc CBR250R tại trụ sở Honda Canada thì đây là lần đầu tiên tôi lướt trên đường phố với một chiếc xe phân khối lớn thực sự nên dưới đây là những cảm nhận rất thật và thú vị của cá nhân tôi.
Trước đây tôi cũng từng đọc vô số câu chuyện hài hước trên các diễn đàn, báo chí về kinh nghiệm cầm lái của những tay lái lần đầu tiên mua xe từ đại lý về nhà. Đó là những tai nạn để đời hay những sự cố dở khóc dở cười khó quên.
Từ đó, tôi cũng chuẩn bị tâm lý cho mình khi mới tậu chiếc xế mới và cũng thấy yên tâm khi tôi từng được đào tạo lái xe phân khối lớn khá bài bản. Thêm nữa là tôi có được bạn tôi tháp tùng đưa đến đại lý Honda và sẽ hộ tống tôi trên đường về nhà. Và như vậy, tôi có đủ lý do để có thể sẵn sàng "cưỡi con ngựa sắt mới tậu" an toàn về nhà.
Trước hết, tôi phải mất một lúc để có thể làm quen với các nút điều khiển khi lần đầu tiên ngồi yên vị trên xe. Trước đây, chiếc Viragos tại Humber không có nút tín hiệu rẽ, vì thế, tôi phải học cách sử dụng các nút này trên chiếc CBR 250R một cách linh hoạt bằng ngón trỏ.
Nhiều năm kinh nghiệm chạy xe máy nên tôi cứ mặc định là để tắt đèn tín hiệu rẽ thì đẩy nút điều khiển dừng tín hiệu sang hướng ngược lại vì thế với chiếc CBR 250R này tôi phải mất một lúc để làm quen với việc ấn nút điều khiển.
Nút bật còi được đặt ở vị trí ngay dưới nút bật báo tín hiệu rẽ, và thậm chí mất vài tuần sau, tôi vẫn nhầm lẫn ấn còi khi muốn bỏ tín hiệu rẽ. Ngoài ra, tôi còn mất thời gian để chỉnh vị trí gương cho phù hợp và đặc biệt hình ảnh phản chiếu trong gương có tỉ lệ khá nhỏ so với gương trên xe hơi.
Vị trí để chân cho người lái ở phần trung tâm của xe hơn, không hướng về phía trước như chiếc Virago. Vì thế tôi có cảm giác thoải mái và dáng ngồi có vẻ tự nhiên hơn, có lẽ là do tư thế tương tự với ngồi lái xe ô tô. Do sự khác biệt này mà tôi cũng mất chút ít thời gian để làm quen. Với chiếc Virago, tôi có thể để chân thoải mái trên bàn đạp phanh sau, tuy nhiên, với thói quen này, anh bạn tôi đã cho tôi biết rằng tôi trên đường lái chiếc CBR250R về nhà, chân tôi đã đạp nhẹ vào chân phanh sau và đèn phanh cứ bật sáng suốt trên đường đi.
Tay lái của chiếc CBR được thiết kế ở vị trí khá phù hợp và tôi có thể ngồi thẳng người thoải mái với kiểu tay lái này với khoảng không gian phía trước thuận lợi cho việc quan sát khi tham gia giao thông. Tôi đã cố gắng lái xe thật cẩn thận trên đường về nhà với một vài ngã rẽ cho tôi thực hành sử dụng các nút điều khiển thành thạo hơn. Tuy nhiên, tôi có gặp một tình huống khó xử và hơi luống cuống tại một nút giao nhau, có một chiếc xe hơi phóng khá nhanh cùng tuyến với tôi khi đèn tín hiệu giao thông bật màu vàng.
Lúc đầu, tôi nghĩ chiếc xe đang cố vượt đèn nhưng đột ngột chiếc xe dừng hẳn vì thế tôi hơi bất ngờ và phanh gấp khiến cho chiếc xe của tôi chết máy, lửng lơ ngay giữa ngã đường. Cũng may mà những tài xế xung quanh tôi khá kiên nhẫn chờ đợi và cuối cùng chiếc xe của tôi cũng tiếp tục nổ máy.
Lái xe đi làm mỗi ngày
Sau mấy ngày cuối tuần thực hành làm quen với chiếc xe mới, đầu tuần tôi đã sẵn sang lái chiếc CBR250R tới nơi làm việc. Trên cung đường tôi đi qua, có khá nhiều khung cảnh để thưởng ngoạn và đường thành phố khá vắng nên tôi duy trì ở tốc độ 60km/h, thỉnh thoảng lên 70km/h.
Trong khi đó, chiếc CBR này có công suất tối đa là 22,6 mã lực, trang bị hộp số đi kèm tay côn khá dễ dàng sử dụng. Chạy xe máy đi làm quả là tiện lợi vì không những tiết kiệm được thời gian đi làm mà nếu tôi lái chiếc Nissan Altima còn phải mất phí đậu xe từ 12 - 15 USD mỗi ngày nữa.
Trên đường cao tốc
Một trong những mối quan tâm lớn của tôi khi sở hữu chiếc CBR250R đó là trải nghiệm cầm lái trên đường cao tốc. Cung đường giúp tôi có thể cảm nhận sức mạnh và tốc độ của một chiếc xe thể thao phân khối lớn. Tôi đã thử ở vận tốc 90km/h và chiếc CBR250R này đã chứng tỏ được sức mạnh, sự vững chãi và êm ái khi ở tốc độ cao.
Sau đó, tôi còn tăng tốc lên 110 km/h, lúc này kính chắn gió mới thực sự có ích bảo vệ người lái. Ở điều kiện lý tưởng, thậm chí tôi thấy kim đồng hồ đã cán mốc 120km/h, tuy nhiên lúc đó tay lái bắt đầu rung.
Ấn tượng tốt nhất mà tôi có được về chiếc CBR250R này đó là mức tiêu thụ nhiên liệu. Tôi phải thừa nhận đây là mẫu xe thể thao tiết kiệm nhiên liệu.
Nhận xét cuối cùng
Sau một thời gian ngắn, tôi đã thực sự mê chiếc CBR250R này. Thú thật, tôi thấy đây là một lựa chọn lý tưởng cho bạn trẻ muốn trải nghiệm tốc độ và sự mạnh mẽ của một chiếc mô tô thể thao.
Theo Xaluan
'Choáng' với Suzuki Hayabusa 'độ' động cơ phản lực Chiếc Suzuli Hayabusa được gắn động cơ của máy bay F14, có khả năng "phụt lửa", là sản phẩm độ của một kỹ sư người Mỹ có tên Tony Pandolfo. Nếu là một tín đồ hai bánh thứ thiệt, bạn không thể không biết đến cái tên Suzuki Hayabusa, chiếc xe đã từng là "ông hoàng" trong làng mô tô thế giới với...