Clip: Thỏ mẹ dũng cảm biến buổi đi săn “hoàn hảo” của rắn đen khổng lồ thành thảm họa
Trong tiếng hò reo, khích lệ của đám đông người xem, con thỏ mẹ như càng được tiếp thêm sức mạnh tấn công liên tục vào người con rắn đen to lớn.
Thỏ là động vật có vú nhỏ được xếp vào họ Leporidae thuộc bộ Lagomorpha, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng được phân loại thành 7 loại, điển hình như thỏ rừng châu Âu (Oryctolagus cuniculus), thỏ đuôi bông (giống Sylvilagus; 13 species), thỏ Amami (Pentalagus furnessi, 1 loài thỏ quý hiếm ở Amami Oshima, Nhật)…
Thỏ là loài khá gần gũi với con người, do đã thân quen vào khoảng thời gian 1.000 năm trước Công nguyên tại châu Âu bởi những người xứ Phoenician.
Thỏ rừng châu Âu là loài thỏ duy nhất được thuần hóa. Thỏ vừa được xem là thú nuôi, làm thực phẩm (thịt thỏ) và cũng là những kẻ phá hoại ruộng vườn.
Thỏ nhà sống trong các hang dưới đất (trừ thỏ đuôi bông) trong khi thỏ rừng lại làm tổ trên mặt đất và không sống thành đàn (bao gồm thỏ đuôi bông). Ngoài ra, thỏ rừng lớn hơn thỏ nhà, tai cũng dài hơn và bộ lông có đốm đen.
Không chỉ thế, thỏ rừng còn “bạo gan” hơn thỏ nhà rất nhiều, để bảo vệ người thân trong gia đình, chúng thậm chí còn dám đối đầu với những loài thú săn mồi nguy hiểm bậc nhất trong tự nhiên, giống như đoạn clip dưới đây.
Được đăng tải bởi anh Ramakanth Peechara, đoạn phim đưa chúng ta đến hoạt cảnh tổ của một đàn thỏ, nằm bên cạnh nhà của một gia đình, đang bị chiếm đóng bởi một con rắn đen khổng lồ.
Kịp lúc, khi thỏ mẹ về đến tổ của mình đã phát hiện ra hành vi xâm lấn của con thú săn mồi đáng sợ để kịp thời phản ứng. Giống như một con cầy magnut tấn công rắn hổ mang chúa, thỏ mẹ đã bỏ qua tất cả sự an toàn của bản thân để ra tay tấn công con rắn. Tất cả chỉ để đem đến sự an toàn nhất cho những đứa con thân yêu của mình.
Không chỉ thế, để phòng trừ hậu họa sau này, con thỏ mẹ còn quyết tâm tấn công con rắn bằng nhiều phương thức khác nhau. Có vẻ như một khi “máu điên” đã nổi lên, con thỏ mẹ có ý định kết liễu luôn con rắn để chắc chắn rằng sẽ không có một màn trả thù nào được diễn ra.
Đuổi cùng giết tận con rắn.
Theo David A. Steen, một chuyên gia nghiên cứu các loài rắn xác định, con vật được ghi hình trong đoạn clip là giống rắn ngô đen (Black Rat Snake), một loài rắn chuột có kích thước lớn nhất.
Chiều dài trung bình của chúng là từ 1 – 1,8 m. Điểm rộng nhất của cơ thể rắn ngô đen thường ở gần phần đuôi và có đường kính trung bình khoảng 5 cm.
Khi bị đe dọa, rắn ngô đen sẽ vẫy đuôi mô phỏng rắn đuôi chuông để hù dọa kẻ thù và sẵn sàng tấn công (cắn) đối thủ. Nếu gặp phải nguy hiểm, rắn Ngô Đen sẽ tiết ra mùi giống mùi xạ hương khiến đối thủ vì thế mà bỏ đi.
Chúng có thể tấn công con người khi bị căng thẳng hoặc bị đe dọa nhưng không gây nguy hiểm cho con người do vết cắn không có độc.
Clip: 'Ớn lạnh' trước cảnh rắn nuốt chửng trăn vào bụng
Vừa phát hiện thấy con trăn nhỏ hơn mình, con rắn chàm phương Đông (Eastern indigo snake) trong đoạn video dưới đây đã lao tới tấn công và nuốt chửng đối thủ.
Trong tự nhiên luôn tồn tại quy luật "mạnh được, yếu thua". Đoạn video dưới đây là một ví dụ điển hình khi con rắn chàm phương Đông tấn công và nuốt chửng con trăn nhỏ hơn mình khá nhiều.
Rắn chàm phương Đông tấn công con trăn.
Khi bị rắn tấn công, trăn đã làm mọi thứ có thể nhưng do thua thiệt về thể xác nên nó đành chấp nhận thua cuộc và bị biến thành miếng mồi ngon cho đối thủ.
- Video rắn chàm phương Đông nuốt chửng trăn. Nguồn: Ojatro.
00:00/02:04
Theo Ngọc Hoan/Khoa học & Phát triển
'Đã mắt' với 78 loài thủy, hải sản tung tăng quanh rạn nhân tạo ở Cà Mau Sau hơn 3 năm thực hiện dự án thả rạn nhân tạo, nhiều loài thủy, hải sản đã tìm đến vùng biển Cà Mau để làm nơi trú ẩn và sinh sản. Ngày 9-4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết các rạn nhân tạo được thả xuống biển đã giúp nhiều loài thủy, hải sản có...