Clip: Thiếu nữ vùng vẫy khóc thét khi bị nhóm thanh niên bắt vợ ở Hòa Bình
Một nhóm thanh niên ở Hòa Bình bắt một thiếu nữ lên xe máy nhưng người này không đồng ý và phản ứng quyết liệt, nằm lăn dưới đất khóc lóc.
Ngày 6/1, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh cô gái trẻ bị nhóm thanh niên bắt về làm vợ ngay giữa đường khiến nhiều người xôn xao. Theo như chia sẻ mà chúng tôi ghi nhận được, sự việc trên được tài khoản N.V.T. ghi lại tại xã Hang Kia, Mai Châu, Hòa Bình.
Theo nội dung trong đoạn clip đầu tiên, có khoảng 2 – 3 chàng trai bắt một thiếu nữ trẻ tuổi lên xe máy nhưng người này không đồng ý và phản ứng quyết liệt, nằm lăn dưới đất khóc lóc. Lúc này, một người phụ nữ lớn tiếng can ngăn: “Khiếp, còn bé thế này người ta còn đi học chứ…”.
Tuy nhiên, các chàng trai vẫn cố gắng bắt cô gái lên xe máy nhưng không được. Sau đó, người phụ nữ lại tiếp tục khuyên bảo: “Em nó còn bé, cho em nó về đi… em này mới chỉ lớp 7 – lớp 8 chứ mấy. Đợi em nó lớn tý rồi năm sau lấy…”. Cuối cùng, nhóm người này mới chịu buông tha cho cô gái.
Liên quan đến vụ việc trên trao đổi với PV, ông Khà A Váu – Chủ tịch xã Hang Kia cho biết: Vào ngày hôm qua (6/1, tức ngày 1/12 âm lịch) là ngày tết cổ truyền của người đồng bào dân tộc H’mông.
Theo ông Váu, người đồng bào dân tộc H’mông trước đây có tục lệ bắt vợ nhưng những năm gần đây tục này đã gần chấm dứt. Nếu còn chỉ là bắt theo hình thức, có nghĩa các đôi nam nữ đến với nhau 2 người đã tìm hiểu và có tình cảm từ trước. Sau đó mới tiến hành tục bắt vợ.
Cũng theo vị lãnh đạo xã, hiện chính quyền địa phương, chưa nắm được thông tin về 2 đoạn clip trên. Tuy nhiên, vị này khẳng định trên địa bàn không còn tục bắt vợ mà các nam thanh niên bắt cô gái không quen biết về làm vợ. Bởi nếu bắt như thế là sai và vi phạm pháp luật.
Nguồn video: YouTube
Blue (Tổng hợp)
Tuyên dương 166 học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc
Tối 25-11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phối hợp tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc tiêu biểu năm 2018.
Đến dự, có đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng GD và ĐT; Thượng tướng Bế Xuân Trường, Thứ trưởng Quốc phòng; Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trao khen thưởng cho các học sinh sinh viên dân tộc thiểu số đạt giải nhất, nhì thi Học sinh giỏi Quốc gia năm học 2017-2018.
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã tuyên dương 166 học sinh, sinh viên DTTS, thuộc 25 dân tộc tại 35 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 17 sinh viên đoạt giải trong các cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia năm 2018; 94 học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; hai học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, học viện với số điểm từ 27 trở lên; 11 học sinh DTTS rất ít người tốt nghiệp THPT và trúng tuyển đại học năm học 2017 - 2018; 42 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, học viện loại xuất sắc.
Chương trình được dàn dựng công phu, hoành tráng.
Lễ tuyên dương năm nay có sự điều chỉnh, đổi mới, chương trình có sự giao lưu giữa các thầy giáo, các em học sinh và các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan quản lý... Đó là những câu chuyện cảm động về tinh thần vượt khó, học giỏi của học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.
Trên từng bản làng vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nhiều học sinh dân tộc thiểu số không chỉ vượt lên hoàn cảnh khó khăn để theo đuổi con chữ, mà còn đạt thành tích đáng khâm phục trong học tập với ước mơ có cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân, gia đình và quê hương.
Bên cạnh các đối tượng được tuyên dương như các kỳ tuyên dương trước, năm 2018 cũng là năm đầu tiên Ban tổ chức mở rộng đối tượng được tuyên dương là các em sinh viên tốt nghiệp học viện, đại học, cao đẳng loại xuất sắc...
Ban Tổ chức cũng cho biết, tổng số học sinh, sinh viên được tuyên dương năm 2018 là 166 em thuộc 20 dân tộc (Mường, Nùng, Tày, Dao, Tà Ôi, Sán Chay, Sán Dìu, Chăm, Vân Kiều, Hoa, XTiêng, Lào, BaNa, Thái, Khmer, H'Rê, Ê-đê, Giẻ Triêng, Mông, Cơ Ho, M'Nông, Mạ, Pu Péo, Si La...) của 30 tỉnh, thành phố. Hầu hết các địa phương thuộc vùng dân tộc thiểu số đều có học sinh, sinh viên được tuyên dương. Các học sinh, sinh viên được tặng bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và phần thưởng 4 triệu đồng.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình và Thượng tướng Bế Xuân Trường - Uỷ viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao khen thưởng cho sinh viên dân tộc thiểu sô tốt nghiệp xuất sắc các học viện, đại học, cao đẳng năm học 2017-2018.
Theo ban tổ chức, năm học 2017 - 2018, cùng với chất lượng giáo dục toàn diện được cải thiện, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chuyên sâu đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tăng cường, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được chú trọng.
Hầu hết ở các tỉnh, tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp cấp quốc gia; học sinh là người dân tộc thiểu số dưới 1.000 người tốt nghiệp THPT; học sinh trúng tuyển vào các trường chuyên nghiệp đạt điểm cao đều tăng so với những năm học trước.
Qua đó cho thấy, chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng được nâng lên. Các em học sinh, sinh viên đã được tuyên dương thực sự là những tấm gương sáng, tiêu biểu về tinh thần vượt khó, nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Trương Hòa Bình khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, coi phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong đó, phát triển GD và ĐT vùng dân tộc, miền núi luôn là chính sách quan trọng trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển bền vững đất nước. 166 học sinh, sinh viên DTTS được tuyên dương đều là những tấm gương vượt khó, học giỏi, sáng tạo, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ, bản làng và dân tộc.
Đồng chí Trương Hòa Bình đề nghị, các cấp, các ngành, nhất là Bộ GD và ĐT, Ủy ban Dân tộc, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GD và ĐT, quyền học tập và tiếp cận bình đẳng của trẻ em, chính sách đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT; tiếp tục hoàn thiện, thực hiện tốt các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phát triển, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, tổ chức tốt việc dạy học tiếng DTTS; vận động các tổ chức doanh nghiệp, nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển GD và ĐT vùng DTTS.
Theo Danviet
30 triệu người Việt sẽ mất nhà, đất canh tác khi nước biển dâng 1m Theo ước tính, cứ mỗi mét nước biển dâng cao hơn, sẽ có ít nhất 23% diện tích đất đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập dưới biển, ít nhất 30 triệu người sẽ bị mất nhà cửa, đất đai, sinh kế tại chính quê hương mình. Đó là thông tin dự báo được đưa ra tại Hội thảo "Chia sẻ và...