Clip tháp cẩu quay tròn trong bão Mirinae ở Hà Nội
Chiếc cần cẩu cao hàng chục mét của công trình xây dựng ở Hà Đông quay tròn khi cơn bão Mirinae đổ bộ vào thủ đô.
Chiếc cần cẩu tháp cao quay tròn khi cơn bão Mirinae đỗ vào Hà Nội.
Sáng 28-7, dù bão Mirinae đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, song Hà Nội vẫn mưa to, gió mạnh đổi chiều liên tục.
Tại công trình xây dựng ở Khu đô thị Văn Phú (Q.Hà Đông – Hà Nội), một chiếc cần cẩu tháp cao đã quay tròn trong cơn gió trong khi dưới đường có nhiều phương tiện qua lại.
Hình ảnh này được một người đi đường ngồi trong ôtô, dùng điện thoại quay lại và chia sẻ lên Facebook đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người khiếp sợ khi chứng kiến cảnh này.
Chiếc cần cẩu tháp cao quay như cối xay gió khi cơn bão Mirinae đỗ vào Hà Nội. – Video: Nguồn Youtube
Một Facebook tên Tuấn Việt viết: “Ghê quá! Tôi đang nghĩ: nếu cần cẩu bên trái cùng quay luôn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Bão đổ bộ vào đất liền, chắc nhà thầu cũng biết, sao họ không hạ cần cẩu xuống? Lỡ cần cẩu bị gió mạnh quật đổ, gây tai nạn cho người đi đường thì sao?”.
Còn Facebooker Thanh Tùng viết: “Trời mưa bão thì cẩu tháp phải để xoay tự do để tránh bị gió lật, đây là nguyên tắc an toàn của cẩu tháp. Còn nhà thầu biết bão đổ vào mà vẫn để cần cẩu như vậy thì quả là liều”.
Video đang HOT
Theo Tuổi Trẻ
"Bão số 1 có lúc không di chuyển nên mới gây gió mạnh kéo dài"
"Đây là cơn bão đầu tiên của năm 2016, di chuyển không ổn định, khi vào gần bờ biển Thái Bình - Ninh Bình bão di chuyển chậm, có thời điểm vài ba giờ hầu như không di chuyển nên gây gió mạnh kéo dài gần như suốt đêm 27/7 cho khu vực này..." - ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết.
Bão số 1 quật đổ gần 700 cây xanh trên địa bàn Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Dương).
Bão số 1 di chuyển không ổn định
Chiều nay (28/7), trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Thanh Hải cho biết, cơ quan khí tượng thủy văn đã luôn theo dõi rất sát sao diễn biến của cơn bão số 1.
Bắt đầu từ Bản tin bão khẩn cấp phát lúc 14h30 ngày 27/7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (TTDBKTTVTƯ) giữ nguyên hướng di chuyển của bão số 1 và khu vực đổ bộ đã được xác định trước là Thái Bình - Ninh Bình và cảnh báo khu vực ảnh hưởng trực tiếp từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa. Khu vực gần tâm bão được cảnh báo cấp gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 10-12, sau đó được tăng thêm lên cấp 10-13. Khu vực Hà Nội cũng được cảnh báo riêng với gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 kèm mưa rất to.
Ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Ảnh: Nguyễn Dương).
Nhìn chung, các dự báo đều cho thời gian bão ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam vào khoảng chiều tối đến đêm ngày 27/7. Thực tế, khoảng 21-22h ngày 27/7, tâm bão số 1 đã đi vào đất liền thuộc địa phận tỉnh Nam Định, sau đó chuyển hướng lên phía Tây Bắc, hướng về các tỉnh phía tây Bắc Bộ.
"Đây là cơn bão đầu tiên của năm 2016, di chuyển không ổn định, khi vào gần bờ biển Thái Bình - Ninh Bình bão di chuyển chậm, có thời điểm vài ba giờ hầu như không di chuyển nên gây gió mạnh kéo dài gần như suốt đêm 27/7 cho khu vực này. Vì vậy, ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8-9, vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13 như Văn Lý (Nam Định), Ba Lạt (Thái Bình); các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10; ở Hà Nội có gió giật mạnh cấp 8, riêng Hà Đông có gió giật mạnh cấp 9 - ông Hải cho biết.
Trong 24 giờ vừa qua (tính từ 13h ngày 27/7 đến 17h ngày 28/7), ở các tỉnh ven biển Đông Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-150mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Nam Định 160mm, Ninh Bình 210mm, Thái Bình 200mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 180mm, Hưng Yên 155mm, Chi Nê (Hòa Bình) 220mm. Hiện nay, diễn biến mưa còn rất phức tạp và nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất rất cao ở Trung du và vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Tây Bắc, Việt Bắc.
Trùng khớp với dự báo của quốc tế
Lúc 10h này 26/7, khi đến vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm 2016 trên Biển Đông và di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và mạnh lên cấp 9, giật cấp 10-11. Tại thời điểm này, TTDBKTTVTƯ và các Trung tâm cảnh báo bão quốc tế cùng có nhận định bão số 1 sẽ di chuyển vượt qua phía Bắc đảo Hải Nam và hướng về các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng.
Dự báo quỹ đạo bão số 1 của các Trung tâm dự báo bão Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam. Thời điểm dự báo 13h ngày 26/7 (Ảnh: TTDBKTTVTƯ).
Sau khi phân tích về tính phức tạp của cơn bão, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì, Giám đốc TTDBKTTVTƯ đã đưa ra hai phương án về khu vực bão sẽ đổ bộ với xác suất 70% là khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và 30% là khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Ở thời điểm này, các dự báo (quốc tế và Việt Nam) đều chung nhận định khi đổ bộ vào đất liền Việt Nam sẽ gây gió mạnh cấp 8, giật cấp 9-10 cho vùng ven biển và suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.
Đến đêm 26/7, bão số 1 đi vào phía Nam đảo Hải Nam, suy yếu còn cấp 8, giật cấp 9-10 và tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc. Trong đêm 26/7, vào lúc 22h52', nhận thấy có sự thay đổi của quỹ đạo bão, Giám đốc TTDBKTTVTƯ đã gửi tin nhắn đến các thành viên chủ chốt của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai thông tin về bão số 1 có khả năng đổi hướng đổ bộ vào đất liền Hải Phòng - Nam Định, cường độ cấp 8-9 thay vì vào Quảng Ninh như nhận định trước đó.
Dự báo quỹ đạo bão số 1 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương. Thời điểm dự báo 11h ngày 27/7 (Ảnh: TTDBKTTVTƯ).
Lúc 7h sáng ngày 27/7, bão số 1 đi vào vịnh Bắc Bộ và tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km, hướng về phía đất liền nước ta. Sáng ngày 27/7, dự báo của TTDBKTTVTƯ và các Trung tâm cảnh báo bão quốc tế chung nhận định bão sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Hải Phòng đến Nam Định, các dự báo sau đó có điều chỉnh dần vùng đổ bộ xuống phía Nam.
TTDBKTTVTƯ nhận định gió mạnh nhất do bão khi đổ bộ đất liền đạt cấp 9, giật cấp 10-11. Các Trung tâm cảnh báo bão quốc tế dự báo cấp 8-9 khi đổ bộ vào Việt Nam.
Dự báo quỹ đạo bão số 1 của các Trung tâm dự báo bão quốc tế. Thời điểm dự báo 11h ngày 27/7 (Ảnh: TTDBKTTVTƯ).
Theo Dân Trí
Những người căng mình làm việc trong mưa bão số 1 Bất chấp thời tiết giông bão, rất nhiều cán bộ chiến sĩ của lực lượng chức năng vẫn căng mình làm việc đảm bảo việc sinh hoạt, lưu thông và cuộc sống của người dân được an toàn. Khoảng 7h sáng tại khu tập thể ga Trần Quý Cáp, những hộ dân xung quanh đây hoảng sợ khi chứng kiến những tấm mái...