Clip người đàn ông trần truồng lội trong bể kim chi khiến dân Hàn phát khiếp, đòi tẩy chay đồ ăn Trung Quốc
Kim chi vốn được coi là món ăn quốc hồn quốc túy của Hàn Quốc, nhưng họ vẫn phải nhập khẩu 300.000 tấn kim chi hàng năm từ Trung Quốc vì nhu cầu quá cao.
Cảnh sát Hàn Quốc cho biết họ đang điều tra một người đàn ông Trung Quốc bị cáo buộc có hành vi bạo lực trong một nhà hàng ở Seoul vào thứ Ba tuần trước, sau khi nghe lỏm được bàn bên cạnh nói về “kim chi Trung Quốc cực bẩn”.
Người đàn ông Trung Quốc, lúc đó đang trong tình trạng say rượu, bắt đầu hét vào mặt họ và cà khịa đánh nhau vì… nói xấu quê nhà anh ta.
Thế nhưng qua một đoạn video được chia sẻ mạnh trên MXH, chúng ta có thể thông cảm cho nỗi lo của những người Hàn: Một người đàn ông không mặc quần áo ngồi giữa bể, thong thả chọn lựa cải thảo để làm kim chi.
Kim Ji-sook, chủ một quán ăn nhỏ ở Seoul cho biết, kể từ khi video lan truyền một số khách hàng bắt đầu hỏi bà về nguồn gốc kim chi được dùng trong quán. “Tôi cũng không nói dối. Tôi nói với họ là kim chi mà chúng tôi sử dụng được sản xuất ở Trung Quốc. Nghe thấy vậy họ không ăn kim chi nữa”, bà nói.
Người đàn ông trần truồng ngồi giữa số cải bắp tại một nhà máy sản xuất kim chi ở Trung Quốc.
Nhìn những hình ảnh thế này thì ai mà dám ăn đây?
Kim chi vốn được coi là món ăn quốc dân của Hàn Quốc, nhưng họ vẫn phải nhập khẩu 300.000 tấn kim chi hàng năm từ Trung Quốc vì nhu cầu quá cao
Hàn Quốc nổi tiếng với việc làm kim chi như một món ăn truyền thống nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Nước này nhập khẩu khoảng 300.000 tấn kim chi hàng năm từ Trung Quốc. Giá mỗi kg kim chi nhập khẩu chỉ bằng 1/3 giá kim chi sản xuất trong nước.
Lee Ha-yeon, Chủ tịch Hiệp hội Kimchi Hàn Quốc (KAK), gồm 80 nhà sản xuất và cung cấp kim chi, cho biết khách hàng có thể thoải mái xin thêm kim chi là nguyên nhân chính khiến nhà hàng phải sử dụng kim chi giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. “Chừng nào kim chi vẫn là đồ ăn kèm miễn phí, tôi nghĩ các nhà hàng chẳng có lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục phục vụ kim chi giá rẻ”, Lee Ha-yeon nói.
Choáng váng với hình ảnh làm kim chi ở Trung Quốc, nữ blogger chia sẻ thông tin đã phải thốt lên: "Buồn nôn khi nhìn thấy cảnh này"
Sau khi thông tin này được chia sẻ đã nảy ra nhiều cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Ngày 19/3, trang tin Liberty Time Net của Đài Loan đăng thông tin, một tài khoản blogger đã đăng tải hình ảnh làm kim chi ở Trung Quốc khiến cộng đồng mạng choáng váng. Theo đó, vào ngày 18/3 vừa qua, tài khoản mang tên "Cô gái Đài Loan và con dâu Hàn Quốc" thường chia sẻ những tin tức thời sự giữa Đài Loan và Hàn Quốc và thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng đã đăng tải hình ảnh một nhà máy sản xuất kim chi ở Trung Quốc.
Bài đăng thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
Trong hình ảnh có thể thấy được điều kiện vệ sinh rất kém tại nơi làm kim chi khiến cô "buồn nôn ngay tại chỗ". Ngoài ra, trong bài đăng của mình, nữ blogger này còn chỉ dẫn mọi người cách phân biệt nguồn gốc thực phẩm ở Hàn Quốc. Sau khi hình ảnh được chia sẻ đã nhận được cuộc thảo luận sôi nổi trên Facebook. Bài đăng sau đó nhận được hơn 9.000 lượt like, hơn 600 lượt chia sẻ và hơn 1 nghìn lượt bình luận.
Nữ blogger này chia sẻ, bản thân cô không quan tâm nhiều đến nguồn gốc thực phẩm. Vì cô tin rằng những chuyên gia khi bán sản phẩm đã có cân nhắc về chi phí, và người tiêu dùng cũng sẽ cân nhắc ngân sách và lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đối với những vấn đề như nguyên liệu, kiểm soát chất lượng hoàn toàn tùy thuộc vào lương tâm của người làm ra sản phẩm đó.
Thế nhưng, không ngờ mấy hôm trước cô bất ngờ nhìn thấy một báo cáo về quy trình sản xuất kim chi và ớt bột ở Trung Quốc khiến cô sợ hãi, từ đây cô bắt đầu chú ý đến nguồn gốc của nguyên liệu.
Trong hình ảnh nữ blogger Đài Loan chia sẻ có thể thấy được, một người đàn ông không mặt quần áo ngâm trong đống kim chi khiến cô chết lặng. "Nghiêm túc đây, tôi đã thật sự buồn nôn khi nhìn thấy cảnh này" , cô nói trong bài đăng.
Sau khi thông tin này được chia sẻ đã nảy ra nhiều cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Thậm chí nhiều người tuyên bố rằng họ sẽ không sử dụng kim chi Trung Quốc hoặc không muốn ăn các nhà hàng có kim chi. Hiện tại, hình ảnh này vẫn đang lan rộng trên mạng xã hội.
Dân mạng Hàn - Trung tranh nhau món gà hầm sâm Sau kim chi, bánh gạo, samgyetang (gà hầm sâm) là món ăn tiếp nối cuộc tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ giữa dân mạng Hàn Quốc và Trung Quốc. Ngày 30/3, trên Baidu - công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc, tương tự Google - mô tả món gà hầm sâm có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sau...