CLIP: Ngang nhiên hành hung, phá hoại tài sản người dân ở Phú Quốc
Hàng loạt công trình, vườn cây trị giá nhiều tỉ đồng của một người dân ở Phú Quốc bỗng dưng bị nhóm người lạ vào đập phá, rồi ngang nhiên xây dựng công trình khác.
Ông Đoàn Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND TP Phú Quốc , tỉnh Kiên Giang – cho biết đã chỉ đạo UBND phường Dương Đông khẩn trương kiểm tra và xử lý nghiêm trường hợp ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất của người khác tại khu phố 7, phường Dương Đông.
Trước đó, chiều 16-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Phú Quốc đã hướng dẫn ông Mạc Văn Thực (SN 1983, làm quản lý MySpa resort) liên hệ với TAND TP Phú Quốc để giải quyết sau khi ông gửi đơn tố giác tội phạm vào sáng cùng ngày.
Bên ngoài và bên trong khu đất gia đình bà Nga bị người lạ ngang nhiên xâm chiếm, đập phá, xây dựng trái pháp luật
Theo trình báo của ông Thực, vào chiều 15-9, ông vào MySpa resort kiểm tra công việc kinh doanh thì bị 2 đối tượng lạ chửi bới, dọa giết. Sau đó, 1 trong 2 đối tượng vung tay đánh vào mắt ông Thực. Sự việc được camera an ninh ghi lại và 5 nhân viên MySpa resort chứng kiến.
Trước đó, bà Lê Thị Nga (SN 1984, chủ MySpa resort) cũng đã nhiều lần gửi đơn tố cáo hành vi xâm phạm nơi ở bất hợp pháp, hủy hoại tài sản, đe dọa giết người… đối với nhóm người lạ và đối tác mà bà cho thuê khu đất để kinh doanh.
Theo hồ sơ bà Nga cung cấp cho các cơ quan chức năng, bà cho ông N.V.M. (chủ một khách sạn) thuê 14 căn resort để kinh doanh. Theo hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất được ký kết giữa bà Nga và ông M. ngày 24-12-2020, nếu ông M. muốn sửa chữa, cải tạo hoặc cho bên thứ 3 thuê lại… phải có sự đồng ý bằng văn bản của bà Nga.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 8-2022, bà Nga bất ngờ phát hiện nhóm người lạ mang vật tư, thiết bị vào đập phá bể bơi và san bằng hàng loạt cây xanh của MySpa resort có giá trị nhiều tỉ đồng để xây dựng nhiều công trình kiên cố khác, gồm: Spa, nhà hàng trên diện tích hơn 1.000 m2.
Video đang HOT
Hồ bơi và vườn cây của bà Nga khi chưa bi phá hủy…
. .. hiện đã bị đối tượng lạ vào san bằng, xây lên công trình trái phép khác
“Những người này dọa đánh, đuổi chúng tôi ra khỏi khu đất gia đình đang quản lý, sử dụng hợp pháp. Họ còn bảo ông M. cho thì họ làm, không cần biết tôi là ai. Nhưng khi tôi hỏi ông M. vì sao làm vậy thì ông ta nói đã hợp tác và nhận tiền của họ 2,1 tỉ đồng nên họ muốn làm gì thì làm. Trong khi đó, ông M. chưa từng bàn bạc với tôi về việc này. Tôi trình báo ngay sự việc cho lãnh đạo UBND phường Dương Đông bằng điện thoại và nhiều tin nhắn đều không thấy trả lời. Tôi tiếp tục gửi đơn lên phường nhưng phải gần một tháng sau mới có lực lượng của phường xuống hiện trường ghi nhận rồi về” – bà Nga bức xúc.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong khuôn viên MySpa resort do gia đình bà Nga quản lý, nhiều người lạ xăm trổ đã dùng bạt che chắn xung quanh và gắn biển báo “công trình đang tạm dừng thi công”. Thực tế, bên trong đang có người xây dựng ráo riết cả ngày lẫn đêm. Nhiều tài sản và vườn cây lâu năm của bà Nga đã bị các đối tượng lạ hủy hoại. Trong đó, có hồ bơi mới được bà Nga đầu tư xây dựng gần 2 tỉ đồng.
Bà Nga cho biết đã liên tục đề nghị ông M. chấm dứt hợp đồng, rút những người lạ ra khỏi khu đất bà đang quản lý nhưng ông này làm ngơ, cố tình không hợp tác. Trong khi đó, gia đình bà Nga chỉ dám đứng nhìn từ xa, ghi lại hình ảnh tài sản gia đình mình bị người lạ ngang nhiên đập phá và chiếm đoạt.
Viện trưởng Lê Minh Trí nói về '17 trường hợp bị oan' trong giai đoạn điều tra, truy tố
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho rằng trong quá trình áp dụng các biện pháp tố tụng không nên dùng chữ "oan", bởi oan chỉ được xác định khi bản án có hiệu lực thi hành đồng thời kết luận có tội hay không.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí - Ảnh: PHẠM THẮNG
Sáng 15-9, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo thẩm tra về báo cáo của viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2022.
Theo đó, số cuộc kiểm sát trực tiếp tăng 13,8%; số kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm tăng so với năm 2021 và được tiếp thu, thực hiện đạt 99,2%.
Tuy nhiên, theo bà Nga, vẫn còn "17 trường hợp bị oan" trong giai đoạn điều tra, truy tố thuộc trách nhiệm của viện kiểm sát.
Đồng thời vẫn còn để xảy ra trường hợp viện kiểm sát truy tố nhưng tòa án tuyên không phạm tội. Số án thụ lý giảm nhưng số vụ bị tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tăng 30,4%.
Trong giai đoạn xét xử còn 55 trường hợp viện kiểm sát phải rút một phần quyết định truy tố tại phiên tòa hoặc truy tố không đúng tội danh, không đúng khung hình phạt.
Giải trình sau đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết trong Bộ luật tố tụng hình sự có quy định các biện pháp hạn chế dần quyền con người có dấu hiệu phạm tội, người liên quan đến tội phạm.
Do đó trong quá trình thực hiện các biện pháp khởi tố, điều tra, truy tố thì luật cho phép áp dụng biện pháp này để đảm bảo chứng minh được tội phạm, đưa ra xử đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp tố tụng, ông Trí đánh giá không nên dùng chữ "oan", bởi oan chỉ được xác định khi bản án có hiệu lực thi hành đồng thời kết luận có tội hay không.
Ông lấy ví dụ một vụ bắt mua bán ma túy hay cá độ đá gà có 50-70 người mà anh đứng đó là anh có liên quan và phải mời lên.
"Anh có liên quan, có hành vi, dấu hiệu phạm tội thì tôi mời. Anh ở nhà thì tôi đâu có mời", ông Trí nói và cho biết đến nay không có khiếu kiện về oan sai trong những vụ việc được đình chỉ.
Cạnh đó, đây là biện pháp mà trong tố tụng không nói đình chỉ là oan, oan chỉ khi không có tội mà bản án lại tuyên có tội. Đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật là đình chỉ do có nhiều lý do khác nhau, không phải là mình tùy tiện
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng chỉ rõ một năm là trên 120.000 vụ án hình sự, mà có 17 trường hợp đình chỉ thì "chúng ta phải cảm thấy mừng".
"Năm ngoái có 15 trường hợp đình chỉ, năm nay là 17 trường hợp đình chỉ. Nhưng con số 2 trường hợp tăng thêm so với năm ngoái này không nói lên được điều gì cả bởi còn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau", ông Trí nêu.
Ông cho rằng sẽ lưu ý vấn đề này, nhưng đừng đánh giá sớm quá bởi sẽ tạo ra một tâm lý cho cán bộ trong thực thi nhiệm vụ.
Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhấn mạnh việc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay yêu cầu thực hiện song song giữa chống oan sai và chống bỏ lọt tội phạm. Hai nội dung này có tầm quan trọng "một mười, một chín".
Về việc tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, ông Trí lý giải đây là hoạt động được luật cho phép. Bởi có nhiều trường hợp khi ra tòa mới có phản cung, có tình tiết mới.
Việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung đã được luật pháp lường trước, cho phép nhằm chống oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng nêu quan điểm đình chỉ không có nghĩa là oan và 2 phạm vi này khác nhau.
Ông nói tòa án mới có quyền phán quyết là bản án, quyết định oan sai như thế nào. Còn đình chỉ là việc rất thông thường, luật pháp cho phép. "Không phải đình chỉ là sai, là oan, việc đó làm để có quan điểm thống nhất nhận định", ông Tô Lâm nói.
Nêu ý kiến sau đó về 17 trường hợp bị oan, bà Nga nói theo Luật bồi thường nhà nước nêu rõ nếu đình chỉ điều tra khi không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi tội phạm thì theo luật xác định đó là các trường hợp bị oan, phải bồi thường.
"Cho nên xác định oan hay không không phải Ủy ban Tư pháp thích thì nói, mà phải theo Luật bồi thường nhà nước", bà Nga nói.
Nhóm tài xế taxi đánh bất tỉnh đồng nghiệp tại sân bay Phú Quốc Đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm 3-4 người mặc đồng phục áo vàng của một hãng taxi ở TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đánh túi bụi một tài xế làm việc cùng công ty khiến người này bất tỉnh. Trưa 25-8, trên một trang mạng xã hội có số người theo dõi hàng đầu ở TP Phú Quốc xuất hiện đoạn...