CLIP: “Ma men” bị đo nồng độ cồn, đòi bản quyền ghi hình
Một số “ma men” khi bị đo nồng độ cồn liền khăng khăng bảo không uống rượu bia. Thậm chí có trường hợp mất kiểm soát hành vi, yêu cầu phóng viên xuất trình giấy tờ, đòi bản quyền hình ảnh.
Tối 17-3, Đội CSGT – Trật tự, Công an TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với cảnh sát cơ động ra quân xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn tại khu vực ăn uống sầm uất trên đường Thống Nhất Mới, phường 8, TP Vũng Tàu và một số địa điểm khác.
Tại chốt chặn trên đường Thống Nhất Mới, chỉ trong 30 phút, lực lượng CSGT đã phát hiện nhiều trường hợp có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép. Đa số người vi phạm đều chấp hành nhưng một số trường hợp không kiểm soát được hành vi khiến lực lượng chức năng và người dân đứng xem cười ra nước mắt.
Thượng tá Trần Việt Trung, Phó trưởng Công an TP Vũng Tàu, chỉ đạo lực lượng CSGT làm nhiệm vụ đo nồng độ cồn vào tối 17-3
Khoảng 21 giờ, khi lực lượng CSGT yêu cầu 1 người đàn ông đi xe máy tấp vào lề đường để đo nồng độ cồn thì người này liên tục nói: “Tôi sẽ chấp hành nghiêm”. Thế nhưng sau đó, người đàn ông bỏ đến một siêu thị ở gần đó để… xin nghỉ mệt. Khi thấy phóng viên ghi hình, người này yêu cầu xuất trình thẻ làm nhiệm vụ và đòi bản quyền hình ảnh khi bị ghi hình. Chỉ đến khi được lực lượng CSGT giải thích thì người đàn ông mới đồng ý thổi vào máy đo nồng độ cồn.
Người đàn ông đòi bản quyền hình ảnh khi bị phóng viên ghi hình
Sau đó đến lượt một người đàn ông điều khiển ôtô bị yêu cầu dừng xe đo nồng độ cồn. Anh này khăng khăng bảo mình không uống bia rượu nhưng kết quả đo nồng độ cồn là 0,742 miligam/lít khí thở.
Người đàn ông khẳng định không uống bia rượu nhưng kết quả nồng độ cồn là 0,742 miligam/lít khí thở.
Ít phút sau, lực lượng CSGT thấy một người đàn ông khác đi xe máy có biểu hiện uống bia rượu nên yêu cầu dừng phương tiện để đo nồng độ cồn. Người đàn ông lúc đầu không chịu thổi vào máy nghiệp vụ và giải thích rằng: “Tôi chỉ uống 1 lon bia, không vi phạm đâu”.
Người đàn ông nói chỉ uống 1 lon bia nhưng kết quả nồng độ cồn đo được là 0,745 miligam/lít khí thở.
Quá trình thực hiện CSGT phát hiện người đàn ông có nồng độ cồn 0,745 miligam/lít khí thở.
CLIP: “Ma men” nói uống 1 lon bia, đòi bản quyền hình ảnh khi bị đo nồng độ cồn ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Thượng tá Trần Việt Trung, Phó trưởng Công an TP Vũng Tàu, cho biết thời gian qua lực lượng CSGT tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tuần tra, tổ chức kiểm tra nồng độ cồn nhằm nâng cao ý thức chấp hành của người dân, góp phần kiềm chế và giảm tai nạn giao thông.
Thượng tá Trung khẳng định trong quá trình tổ chức đo nồng độ cồn, đa số người vi phạm đều chấp hành, một số trường hợp có con nhỏ, mất kiểm soát sẽ được tổ công tác hỗ trợ đưa về nhà an toàn.
Uống rượu bia xong dắt xe máy có bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn?
Bạn đọc Báo Giao thông hỏi: Biết uống rượu bia dễ bị CSGT xử phạt nồng độ cồn, nên sẽ dắt xe máy từ quán nhậu về nhà thì có được không?
Liên hệ với đường dây nóng Báo Giao thông, anh Bùi Văn Long (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) chia sẻ: Hiện nay lực lượng CSGT đang tăng cường xử lý nồng độ cồn, khiến các tài xế đều "ám ảnh" vì sợ bị xử phạt.
Nếu người dân uống rượu bia rồi dắt xe máy từ quán nhậu về nhà thì CSGT không có căn cứ để xử lý vi phạm nồng độ cồn
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn rất nặng, ngoài số tiền phạt lớn còn bị giữ xe, tước bằng lái. Trong khi đó, nhiều lúc tài xế trót cả nể, vui với bạn bè, người thân ly rượu, cốc bia.
"Vậy nếu trót uống rượu bia rồi, tôi không ngồi lên xe điều khiển phương tiện giao thông mà chỉ dắt xe máy từ quán nhậu về nhà thì có bị CSGT kiểm tra và xử lý vi phạm nồng độ cồn không?", anh Long thắc mắc.
Trả lời câu hỏi này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho biết, pháp luật hiện hành quy định, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, ô tô không được phép trong máu, trong hơi thở có nồng độ cồn hay chất kích thích. Mọi người điều khiển phương tiện vi phạm quy định này sẽ bị xử lý theo quy định.
"Ở trường hợp của anh Long, anh này chỉ dắt xe mà không ngồi lên xe để điều khiển thì CSGT không có căn cứ xử lý vi phạm nồng độ cồn", luật sư Bình nói.
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. HCM)
Tuy nhiên, luật sư Diệp Năng Bình cho biết, nếu trường hợp người điều khiển phương tiện uống rượu bia mà thấy CSGT rồi xuống xe dắt bộ để né chốt CSGT, là một trong những hành vi đối phó, thì có thể bị xử lý.
Với tình huống nêu trên, nếu CSGT có căn cứ trước đó người uống rượu bia điều khiển xe; hoặc có camera ghi lại hình ảnh trước đó người uống rượu bia điều khiển xe, mà khi tới gần chốt của CSGT, người này xuống dắt xe máy qua thì việc CSGT kiểm tra đo nồng độ cồn, xử phạt vi phạm là đúng với quy định.
"Người uống rượu bia rồi sẽ mất tỉnh táo, dễ gây TNGT. CSGT kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn là để ngăn chặn tài xế đã mất tỉnh táo tiếp tục điều khiển phương tiện, dễ gây nguy hiểm cho bản thân tài xế và người tham gia giao thông. Vì thế, các tài xế không nên đối phó để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người", luật sư Bình khuyến cáo.
Liên quan nội dung này, một cán bộ Đội CSGT số 6 (Công an TP Hà Nội) cho biết, nếu khi uống bia rượu xong, chủ phương tiện dắt xe ngay từ quán nhậu về nhà thì đó là hành vi có ý thức. Những trường hợp này CSGT không xử lý nhưng vẫn sẽ nhắc nhở không điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
"Còn trường hợp cố tình xuống dắt xe khi gặp chốt sẽ bị chúng tôi dừng xe kiểm tra theo đúng quy trình vì trong tổ công tác đã tổ chức bố trí lực lượng quan sát từ xa, hoặc sẽ có người đi đường làm chứng. Nếu tài xế vi phạm nồng độ cồn cố tình đối phó bằng việc gặp CSGT dừng xe thì vẫn sẽ bị xử lý theo quy định", vị cán bộ này nói.
Cán bộ địa chính xã thản nhiên nằm xem điện thoại trong xe khi bị đo nồng độ cồn Cán bộ địa chính xã Đại Lào (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) nằm trong xe xem điện thoại, sau đó tự ý rời hiện trường để né đo nồng độ cồn. Ông Đỗ Duy Viễn, cán bộ địa chính xã Đại Lào (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), nằm trong xe khi bị đo nồng độ cồn - Ảnh: P.Q. Ngày 6-7,...