Clip: Lời kể nhân chứng vụ nhà thờ Đức Bà Paris Notre Dame cháy rụi
Vào lúc 19h tối 15.4 theo giờ địa phương, một ngọn lửa rất lớn đã bùng lên tại nhà thờ Đức Bà Paris Notre Dame ở Pháp. Nhân chứng tại hiện trường cung cấp thêm thông tin về vụ cháy kinh hoàng này.
Clip vụ cháy kinh hoàng nhà thờ Đức Bà Paris Notre Dame: Lời kể của nhân chứng
Theo Danviet
Tổng thống Pháp thề xây dựng lại nhà thờ Đức Bà, nhưng chuyên gia cảnh báo điều tồi tệ
Mặc dù Tổng thống Macron cam kết sẽ xây dựng lại nhà thờ Đức Bà, nhưng các chuyên gia thừa nhận sự mất mát với Notre Dame là khôn lường và không thể phục hồi.
2/3 mái nhà của Nhà thờ Đức Bà đã biến thành tro tàn khi ngọn lửa bao trùm lên công trình 850 tuổi vào chiều tối 15/4.
Phát ngôn viên của nhà thờ Andre Finot nói với các phóng viên rằng gần như mọi thứ bên trong gần như đã bị thiêu rụi và sẽ chẳng còn gì ngoài những khung hình trơ trọi bên trong. Ông Finot cho biết một số cấu trúc bằng gỗ từ thời trung cổ, điều kỳ diệu truyền cảm hứng cho hàng trăm triệu người tới thăm trong nhiều thế kỷ qua đã phá hủy, nhưng rất may các di vật tôn giáo linh thiêng nhất đã được bảo quản an toàn.
Vào tối 15/4, giới chức Paris thừa nhận ngọn lửa có thể tiếp tục bùng phát khiến toàn bộ cấu trúc đổ sập. Nhưng tới cuối ngày, nhờ nỗ lực không biết mệt mỏi của lực lượng cứu hỏa, ngọn lửa đã được khống chế và tòa tháp chuông đôi mang tính biểu tượng của nhà thờ cũng đã được cứu.
Video: Khoảnh khắc tòa tháp giữa Nhà thờ Đức Bà Paris đổ sụp trong vụ cháy
Trong bài phát biểu vào nửa đêm, Tổng thống Emmanuel Macron nói rằng điều tồi tệ nhất đã tránh được, các cấu trúc bên ngoài đã được được cứu và nhà thờ sẽ được xây dựng lại.
"Nhà thờ Đức Bà là lịch sử của chúng tôi. Đó là trung tâm cuộc sống của chúng tôi", ông Macron nói.
Nhà thờ đang trải qua quá trình trùng tu trị giá 6.8 triệu USD sau nhiều thập kỷ xuống cấp nghiêm trọng do ô nhiễm, mưa axit và sự tàn phá của thời gian. Giới chức Pháp cho rằng vụ hỏa hoạn có thể liên quan tới những sơ suất trong khi tu sửa.
Văn phòng công tố Paris cho biết đã mở ra cuộc điều tra về nguyên nhân vụ việc.
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng chiều tối, chỉ vài phút sau khi nhà thờ đóng cửa, ngừng cho du khách vào tham quan. Khi trời nhá nhem, ngọn lửa bùng phát từ chóp đỉnh của nhà thờ, lan nhanh sang phần mái của tòa nhà.
Sức nóng từ ngọn lửa có thể được cảm nhận từ bên kia sông Seine khi lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực cứu các tác phẩm vô giá được trưng bày bên trong.
Thông tin ban đầu trên các báo Pháp cho biết nhiều tác phẩm đã được nhà thờ rời đi vào tuần trước để phục vụ cho quá trình trùng tu.
Mặc dù Tổng thống Macron khẳng định sẽ kêu gọi hỗ trợ để xây dựng lại nhà thờ, nhưng với người dân Paris, vụ hỏa hoạn vẫn là một cú sốc chưa thể vực dậy. Hàng nghìn người qua đường suy sụp, rơi nước mắt, lặng nhìn trong im lặng. Một số người quay lại cảnh tượng đau lòng và phát trực tiếp từ điện thoại.
Những cột khói dày bốc lên từ đám cháy. (Ảnh: Splash News)
Được xây dựng từ năm 1163, nhà thờ Đức Bà là một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách nhất tại Paris với hơn 12 triệu lượt người mỗi năm, gần gấp đôi số người tới thăm tháp Eiffel. Kiến trúc Gothic phức tạp, kính màu, trụ đá bay của nhà thờ khiến nó trở thành một trong những kiệt tác có một không hai trong nhiều công trình trên thế giới.
Nhà thờ là trung tâm của Paris theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nó tọa lạc ở le de la Cité, trên sông Seine thuộc trung tâm của thủ đô nước Pháp là nơi những khi định cư đầu tiên xuất hiện.
Châu Âu có nhiều công trình lịch sử được xây dựng lại sau thiệt hại trong cả chiến tranh lẫn thời bình. Nhưng các chuyên gia thừa nhận rằng sự mất mát với Notre Dame là khôn lường và không thể phục hồi.
"Nó không chỉ là vì kiệt tác nguyên bản của chúng ta đang mất đi, mà là đỉnh cao của 900 năm lịch sử đã không thể xây dựng lại", Kate Wiles, một học giả người Anh cho biết.
(Nguồn: Washington Post)
SONG HY
Theo VTC
Nhà báo Trương Anh Ngọc: "Tim nhói đau khi Nhà thờ Đức Bà cháy rụi" Tim nhói đau khi sáng dậy, đọc tin Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy đêm qua, tháp mũi tên và một phần mái đã sập trong ngọn lửa điêu tàn. Đơn giản vì yêu Paris và nước Pháp, vì đã bao lần đến Paris đều đặt chân đến đây, rảo bước bên bờ sông Seine, đứng tư lự trên những cây cầu...