Clip: Loài động vật có tỷ lệ săn mồi cao nhất châu Phi bị tê giác đen lùa ‘như vịt’
Ở trên đời, chẳng cần gọi hội đông, kết bè kết phái, kẻ có thực lực dù chỉ một mình vẫn tự có thể sinh tồn.
Ở vùng tự nhiên hoang dã châu Phi, chó hoang là một thế lực nổi bật, thậm chí kể cả những loài động vật săn mồi khét tiếng như sư tử, linh cẩu, báo, cá sấu cũng phải có phần kiêng dè chúng.
Sự tự tin của chó hoang đến từ tỷ lệ săn mồi cao nhất đồng cỏ châu Phi mà chúng có được. Chó hoang châu Phi có thể nói là những nghệ nhân trong việc phối hợp săn mồi. Không những thế, mỗi cá thể đều có kỹ năng cá nhân, tính kỷ luật, gắn kết cực kỳ cao.
Theo thống kê từ các nhà khoa học, chó hoang là loài thú có cú cắn mạnh nhất trong các loài động vật có vú trong bộ ăn thịt. Kết hợp toàn bộ những yếu tố trên đã tạo ra tập thể chó hoang đoàn kết, vững mạnh và là mối đe dọa đối với bất kỳ loài động vật nào ở châu Phi.
Khi săn mồi, chó hoang thường tập trung thành đàn lớn với số lượng khoảng 20 con và hoàn toàn có thể cùng nhau hạ gục một con mồi lớn hơn chúng gấp nhiều lần như ngựa vằn, linh dương đầu bò.
Với thị lực tốt và sức bền dẻo dai, chó hoang có thể truy đuổi con mồi liên tục trong bán kính 8 km với tốc độ nhanh nhất có thể lên đến 66 km/h. Thông thường chúng sẽ truy đuổi con mồi cho đến khi kiệt sức và gục ngã, không còn khả năng chống trả được rồi mới làm thịt chúng.
Video đang HOT
Để có thể săn được một con mồi lớn, các thành viên trong đàn cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn, chia tách con mồi ra khỏi đàn của nó rồi sau đấy mới tổng lực tấn công.
Hung dữ là thế, tuy nhiên ở châu Phi vẫn có một thế lực khiến chó hoang rất ít khi dám “dây” vào.
Có một thuật ngữ “Big Five – ngũ đại dã thú châu Phi” dùng để ám chỉ 5 loài động vật được tôn trọng nhất ở châu Phi. Đây không đơn thuần chỉ là 5 loài động vật to lớn, mà còn nguy hiểm, hung dữ nhất đồng cỏ châu Phi. Điều này có thể thấy rõ ở ngay trong 5 cái tên được đặt trong danh sách: voi, sư tử, báo hoa mai, tê giác và trâu rừng châu Phi.
Mỗi loài vật đều chứa đựng trong mình những đặc điểm, thế mạnh đủ để xưng hùng, xưng bá trong địa bàn của mình.
Một đoạn clip được ghi hình tại vùng Naledi thuộc Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được sức mạnh “kinh khủng”, trấn áp quần hùng của tê giác – một thành viên trong Big Five.
Câu chuyện mở đầu tại một hồ nước nhỏ. Ở vùng hoang mạc châu Phi, nổi tiếng với khí hậu nóng bức khắc nghiệt, những nơi râm mát và còn cung cấp nguồn nước như thế này là địa điểm ghé thăm ưa thích của tất cả muôn thú. Ở nơi cảnh sắc hữu tình, đàn chó hoang sau quãng thời gian săn bắt tìm đến với hy vọng dừng chân, sống chậm lại bỗng nhiên bắt gặp một con tê giác đen từ trong bụi rậm lù lù bước ra.
Thông thường những loài động vật to lớn, có thừa sức mạnh và sự hung hăng như thế này luôn là những loài cực kỳ coi trọng tính lãnh thổ. Dĩ nhiên, sự góp mặt của đàn chó hoang khiến tê giác không vừa lòng. Bất chấp số lượng, danh tiếng của đàn chó, con tê giác vẫn một thân một mình lao vào đánh đuổi đàn chó.
Nhóm người quay phim hài hước cho biết, không thể đổ hết lỗi cho sự hung hăng của tê giác đen bởi chúng là loài động vật nên tự biết bảo vệ bản thân. Theo quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), tê giác đen là loài động vật quý hiếm từng biến mất ở Nam Phi từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước.
Các nước khu vực Nam sa mạc Sahara của châu Phi từng là nơi có số lượng lớn loài tê giác đen, nhưng đang giảm sút do hoạt động săn bắn trộm.
Clip: Tưởng dễ ăn, 3 con sư tử bị 1 con tê giác đang mang thai đuổi chạy "cong đuôi"
Trong chuyến đi tham quan Vườn quốc gia Etosha, thuộc nước Cộng hòa Namibia, anh chàng du khách người Anh David Wederell đã ghi hình lại được cuộc chiến sinh tồn ác liệt giữa một con tê giác đang mang thai với một đàn ba con sư tử đói.
Video 3 con sư tử bị 1 con tê giác đang mang thai đuổi chạy "cong đuôi":. Nguồn: Roaring Earth.
Có thể thấy trong đoạn clip, con tê giác khá đen đủi khi đi uống nước và tắm bùn ở một cái hố trong sa mạc thì bị mắc kẹt lại dưới bùn.
Đằm mình tắm dưới các vũng nước cũng là một trong những đặc điểm của loài tê giác. Thói quen tắm bùn của tê giác giúp chúng đắp lên mình một lớp bùn dưỡng da, tránh khỏi sức nóng mặt trời và một số bệnh ngoài da khác. Nó sẽ kiếm ăn vào ban đêm với thức ăn chủ yếu là chồi non, cây bụi có gai, hoa quả và lá cây.
Được biết đây là một cá thể tê giác đen, một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng vô cùng cao. Hiện nay, chỉ còn khoảng 5.000 con tê giác đen con tồn tại và thường được nhìn thấy ở Namibia và ven biển Đông Phi.
Chỉ vì chiếc sừng có giá trị lớn mà trong vòng từ năm 1960 - 1995, hơn 95% số lượng tê giác đen đã bị tàn sát bởi nạn săn trộm.
Quay trở lại đoạn clip, sau khi nhìn thấy con tê giác đen bị mắc kẹt dưới dưới hố bùn, 3 con sư tử ranh mãnh kéo đến với hy vọng sẽ được một bữa săn mồi dễ dàng.
3 chú sư tử đói đang định thử vận may.
Nếu mà ngày thường, sư tử sẽ không dại gì tấn công một con tê giác đen trưởng thành với chiều cao lên đến gần 3 m, có thể nặng tới hơn 2.000 kg và được trang bị hai chiếc sừng sắc nhọn. Nhưng khi thấy con tê giác đang ở tình thế bất lợi, lũ sư tử đói quyết định đánh liều thử vận may của mình.
Đáng tiếc cho đàn sư tử, con tê giác đen không hiểu bằng cách nào lại có thể thoát ra khỏi tư thế mắc kẹt dưới bùn.
Lúc này mặc dù đang mang thai, con tê giác đen vẫn có thể dễ dàng tấn công đáp trả lại 3 con sư tử.
Nhận ra không còn tý cơ hội kiếm ăn ở đây, đàn sư tử đành lẳng lặng ra đi trong sự bực tức.
"Thật tuyệt vời khi chúng tôi có thể ghi lại những thước phim chân thực và sống động như thế này về thế giới động vật hoang dã. Niềm vui còn trọn vẹn hơn nữa khi bà mẹ tê giác đen trốn thoát bình an", anh Wederell cho biết.
Bị 'ú òa' hết hồn, voi rừng châu Phi thi triển tuyệt chiêu tối thượng đẩy lui cả vua sư tử So kèo 1 chọi 1, voi rừng chưa bao giờ ngán sư tử. Trong số những loài động vật có thân hình to lớn ở châu Phi, có lẽ voi là loài khó lường nhất. Đó là bởi hiếm có loài động vật nào vừa to lớn lại vừa thông minh; lúc thì hiền lành, đức độ sẵn sàng dang tay cứu giúp,...