Clip: Loài cá siêu hiếm có cái đầu trong suốt, 2 mắt xanh lè nằm bên trong hộp sọ tăng thêm phần quái dị
Theo đó, con vật này mới chỉ đươc các nhà khoa học chạm mặt 9 lần dù họ đã dành hơn chục ngàn giờ quay camera dưới biển để tìm kiếm nó.
Mới đây, một nhóm nghiên cứu tại Mỹ đã tình cờ ghi nhận lại được sự tồn tại của một loài cá siêu hiếm với vẻ ngoài đặc sắc.
Theo đó, con cá mắt thùng ( Macropinna microstoma) này đã được Tommy Knowles và nhóm của ông phát hiện khi họ đang chu du ở trên một tàu nghiên cứu đại dương và thu thập các mẫu sứa cho một cuộc triển lãm sắp tới có tên “ Into the Deep” ở California.
Đoạn clip quay được Cá mắt thùng
Các nhà khoa học đã phát hiện ra con vật kì dị này khi thả camera xuống độ sâu 600 đến 800 mét, nơi bề mặt đại dương hoàn toàn chìm trong bóng tối.
Theo Indy100, con cá dài tới 15 cm và sống bằng chế độ ăn động vật phù du.
Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) cho biết cho tới thời điểm này, con cá chỉ được nhìn thấy 9 lần mặc dù đã Viện nghiên cứu đã tiến hành ghi hình dưới đại dương hơn 5.600 lần lặn và hơn 27.600 giờ quay video.
Cung cấp cho những người quan tâm một số thông tin về loài cá, MBARI cho biết: “Hai vết lõm nhỏ nơi mắt thường thực sự là cơ quan khứu giác của cá lúa mạch và đôi mắt của nó là hai quả cầu màu xanh lục phát sáng phía sau, nếu bạn nhìn lên phía trên đầu của nó”.
Hình ảnh cắt ra từ clip
“Đôi mắt của nó nhìn lên phía trên để phát hiện con mồi – thường là những loài giáp xác nhỏ bơi trong đại dương”.
Ngay lập tức, đoạn video đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ phía CĐM. Nhiều người cho rằng đây quả là kì quan thế giới động vật và nhấn mạnh thực tế rằng, con người còn biết nhiều về vũ trụ hơn là đại dương.
Kinh ngạc xem những thiết kế căn cứ trên sao Hỏa trong tương lai
Một số công ty từ các quốc gia trên thế giới đã chia sẻ các thiết kế tương lai về căn cứ của con người trên sao Hỏa.
Đặt căn cứ của con người trên sao Hỏa từ lâu đã là dự án đường dài của các nhà khoa học. Trong nhiều thế kỷ, con người luôn tìm cách khám phá sao Hỏa đầy bụi bặm, hoang vắng kể từ khi Galileo phát hiện ra nó vào năm 1610.
Tỷ phú Elon Musk, CEO của SpaceX đã từng tuyên bố mong muốn tạo nên một căn cứ với sức chứa hơn 1 triệu người trên sao Hỏa vào năm 2050.
Mọi người đặt ra câu hỏi là nếu xây dựng căn cứ trên đó thì nó sẽ trông như thế nào? Một số ý kiến cho rằng nơi đó sẽ bao gồm tòa nhà in 3D lớn, chứa ti vi 55 inch, phòng tập thể dục và các khu vực trồng trọt...
Dưới đây là một số ý tưởng sáng tạo và có tính khả thi cao nhất khi xây dựng căn cứ trên sao Hỏa.
Căn cứ sao Hỏa do ICON thiết kế
Căn cứ do công ty khởi nghiệp công nghệ xây dựng ICON có trụ sở tại Texas hợp tác với NASA là một tòa nhà in 3D rộng, công nghệ để xây dựng các môi trường sống ngoài Trái Đất trong điều kiện thiếu vật liệu xây dựng.
Các chuyên gia xây dựng một căn phòng thử nghiệm rộng khoảng 158 mét vuông, tại Trung tâm vũ trụ Johnson, ở Texas có môi trường điều kiện khắc nghiệt như trên sao Hỏa.
Vào tháng 8, NASA cho biết họ đang chờ đợi những người nộp đơn tham gia vào một dự án kéo dài một năm sống thử trong căn cứ mô phỏng cuộc sống trên hành tinh đỏ và dự kiến bắt đầu vào mùa thu năm 2020.
Sẽ có ba nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ bao gồm bốn thành viên phi hành đoàn sống và làm việc trong căn cứ in 3D. Các nhiệm vụ của phi hành đoàn bao gồm đi bộ ngoài không gian mô phỏng, nghiên cứu khoa học, sử dụng thực tế ảo và điều khiển robot cũng như trao đổi thông tin liên lạc.
Jason Ballard, đồng sáng lập ICON cho biết: "Đây là môi trường sống mô phỏng có độ tương đồng cao nhất mà con người xây dựng. Dự án nhằm phục vụ một mục đích rất cụ thể, đó là chuẩn bị cho con người sinh sống trên hành tinh khác".
Căn cứ sao Hỏa của tỷ phú Elon Musk
Tỷ phú Elon Musk mới trình làng kế hoạch đưa con tàu của Noah tương lai lên sao Hỏa nhưng nhận được nhiều ý kiến không đồng tình. Họ cho rằng đó là một ý tưởng không mới mẻ và cực kỳ khó đạt được trong tương lai. Elon Musk dự kiến xây dựng căn cứ vào năm 2028.
Căn cứ sao Hỏa do công ty thiết kế Open Architecture
Căn cứ sao Hỏa do công ty thiết kế Open Architecture có trụ sở tại Bắc Kinh, hợp tác với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi.
Hình ảnh căn cứ ra mắt vào năm 2018 như một không gian sống nhỏ gọn, có kích thước 2,3m x 2,3m x 1,98m.
Căn cứ có gắn bong bóng có thể tự phồng lên, xẹp xuống, tự gấp lại giống như việc đóng mở vali. Bên trong có một khu vực sinh hoạt chính gồm một phòng tắm, bàn làm việc, ghế và khu lưu trữ.
Người sống trong đó sẽ sử dụng điện thoại thông minh để điều khiển các thiết bị điện tử trong nhà.
Căn cứ sao Hỏa 1 của công ty C-Space, Trung Quốc
Căn cứ mô phỏng xây dựng trên sa mạc Gobi của Trung Quốc là một khu phức hợp rộng 53.330 mét vuông. Cơ quan vũ trụ Trung Quốc hi vọng khu căn cứ này trở thành trung tâm cho các nhà nghiên cứu, những người ưa khám phá trải nghiệm môi trường khắc nghiệt trên sao Hỏa.
Căn cứ sao Hỏa của các nhà khoa học Thụy Sĩ
Căn cứ sao Hỏa của các nhà khoa học École Polytechnique Fédérale de Lausanne (EPFL), Thụy Sĩ sẽ do robot xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên của hành tinh Đỏ. Sau đó họ mới gửi phi hành đoàn lên sao Hỏa sống thử ít nhất 9 tháng.
Cơ sở nghiên cứu sẽ bao gồm ba mô-đun khác nhau, bộ phận chính là một lõi trung tâm cao 12,5 mét, đường kính 5 mét. Ba không gian sống có thể chứa tất cả các vật liệu và hàng hóa quan trọng, gắn vào lõi trung tâm.
NASA nghiên cứu phản ứng của con người về người ngoài hành tinh NASA mời 24 nhà thần học nghiên cứu phản ứng của con người trên Trái Đất khi biết thông tin về việc có người ngoài hành tinh. Nếu người ngoài hành tinh tìm thấy thực sự đang sinh sống trên các hành tinh khác thì phản ứng của con người trên Trái Đất sẽ như thế nào? Đây là câu hỏi mà Cơ...