Clip khiến dân mạng cực hoang mang: Trông thì giống giò thủ mà cũng tựa đông sương, rốt cuộc người này đang xắt thứ gì?
Đáp án sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ đó nha.
Ở nước ta có không ít những loại cây có hình thù, kết cấu độc đáo, thậm chí một số còn khiến nhiều người nhìn xa dễ tưởng nhầm thành thứ khác. Bởi vậy mà mới có câu chuyện vui dưới đây, khi mà một clip xắt thân của một loại cây lại khiến không ít người xem liên tưởng ngay đến những món ăn ngon lành.
Clip khiến nhiều người hoang mang vì nhìn thứ đang được xắt ra vừa giống giò thủ mà cũng na ná đông sương
Nhìn từ xa có thể thấy một người đang xắt thứ gì đó màu trắng xen lẫn phần màu tối có nhiều hình dạng khác nhau bên trong. Nhiều người chỉ xem thoáng qua đã cho rằng thứ kia trông rất giống giò thủ. Số khác cho hay nhìn lại na ná đông sương mà mình vẫn thường ăn. Thế nhưng tất cả đều bất ngờ vì đây hóa ra lại là một thứ mà thậm chí nhiều người không biết tới. Câu trả lời chính là phần thân của cây bí kỳ nam.
Bí kỳ nam hay cây tổ kiến là một loài cây sống phụ sinh, cây và kiến phụ trợ cho nhau để cùng sinh trưởng và phát triển. Lý do mà có cái tên cây tổ kiến là bởi bên trong thân cây có nhiều lỗ nhỏ cho kiến sinh sống trong đó. Những lỗ này không phải tự nhiên có mà là do kiến đục lỗ để làm tổ trong thân cây. Ở nước ta, cây này mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ.
Bí kỳ nam hay còn gọi là cây tổ kiến
Bí kỳ nam được biết đến như một loại dược liệu quý, thân dùng để làm thuốc chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt tốt trong điều trị bệnh gan. Phần thân cây sẽ được rửa sạch, bổ đôi để rũ hết kiến bên trong ra rồi xắt mỏng, đem phơi khô làm thuốc. Ngoài ra, do cây có hình dáng lạ mắt với phần thân phình to nên cũng được nhiều người dùng làm cây cảnh trang trí trong nhà.
Bí kỳ nam vừa là một vị thuốc quý, vừa là một loại cây cảnh trang trí được nhiều người ưa chuộng
Giờ thì nếu có bắt gặp lần nữa thì bạn cũng đã phân biệt được đây là thứ gì, chắc chắn không phải là giò thủ hay đông sương đâu nhé các tâm hồn ăn uống ơi!
Nguồn: TikTok @user8iaarplztw
Cách làm giò thủ, giò tai dai ngon cho những ngày dãn cách tại nhà
Những miếng giò thủ, giò tai béo ngậy, giòn sần sật đậm đà cùng với vị thơm của hạt tiêu, nước mắm,...
dùng làm món chính trong mâm cơm hay để ăn chơi, ngồi nhâm nhi chuyện trò đều rất thích hợp. Vào bếp thực hiện món ăn vặt này cùng Điện máy XANH ngay thôi!
1. Giò thủ, giò tai
Nguyên liệu làm Giò thủ, giò tai
Thịt heo sống 1 kg (Tai/ Mũi/Lưỡi/
Thịt nạc nếu không ăn được béo)
Hành tím 5 củ
Gừng 1 củ
Chanh tươi 3 miếng
Mộc nhĩ 100 gr
Nấm đông cô 100 gr
Lá chuối 1 ít
Dầu ăn 1 ít
Nước mắm cốt 2 muỗng canh
Muối hột 1 muỗng canh
Hạt tiêu 1 muỗng cà phê
Đường/ hạt nêm 1 muỗng cà phê
Đá viên 100 gr
Cách chế biến Giò thủ, giò tai
1
Sơ chế nguyên liệu
Thịt tai, mũi, lưỡi heo sau khi mua về, bạn mang chà với 1 muỗng canh muối hột và rửa thật sạch, cạo hết lông.
Cho thịt vào nồi ngập nước, thêm chút gừng, vài củ hành tím vào luộc sơ, hành tím và gừng có thể giúp khử mùi hôi của thịt. Thịt chín thì vớt ra tô nước đá, thả vào vài lát chanh cho thịt trắng, giòn, cắt miếng nhỏ.
Mộc nhĩ (nấm mèo) cắt gốc và ngâm nước lạnh cùng nấm đông cô khoảng 15 phút cho nở mềm ra, rửa sạch, để ráo, cắt sợi.
2
Làm giò thủ
Ướp phần thịt đã thái miếng với hạt tiêu, đường, hạt nêm, mỗi thứ 1 muỗng cà phê và 2 muỗng canh nước mắm ngon. Ướp trong vòng 30 phút.
Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng, xào thịt với nấm, mộc nhĩ trên lửa lớn, đảo đều tay, vừa chín tới thì nhắc xuống.
Lót lá chuối vào khuôn, sau đó cho thịt đã xào vào từng chút một, dùng ốc vít trên khuôn ép chặt.
Lưu ý: Giò ép càng chặt càng ngon và để được lâu hơn.
Sau khi ép, bạn để giò bên ngoài cho nguội, khoảng 1 ngày sau thì tháo khuôn, để nguyên là chuối bên ngoài, bỏ ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Có thể để giò trong ngăn mát khoảng 1 tuần tùy theo giò của bạn có gói chắc hay không. Khi ăn cắt giò thằng từng khoanh sau đó cắt miếng vừa ăn.
3
Thành phẩm
Giò thủ, giò tai có vị giòn sần sật của mộc nhỉ, nấm đông cô, thịt chặc nhờ ép chắc tay, ăn vào sẽ cảm nhận ngay được vị cay cay tê tê, thơm lừng đầu lưỡi.
Giò thủ ngon nhất là khi ăn kèm với dưa cải chua, củ hành muối và chấm với nước mắm ngon có pha với ít tiêu xay hoặc vài lát ớt tươi đấy nhé!
2 . Giò thủ (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Nguyên liệu làm Giò thủ (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Đầu heo 1/2 cái
Lưỡi heo 1 cái
Bắp giò heo 1 cái
Hành tím 5 củ
Hành tím băm 50 gr
Tỏi băm 4 muỗng canh
Gừng 1 củ
Nấm mèo khô 10 cái
Nước mắm 3 muỗng canh
Tiêu hạt 1 ít
Gia vị thông dụng 1 ít (Tiêu/ Đường/ Muối/ Hạt nêm/ Bột ngọt)
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Chảo, vá, dao, thớt, chai nhựa rỗng (chai 1.5 lít), túi nilon,...
Cách chế biến Giò thủ (công thức được chia sẻ từ người dùng)
1
Sơ chế nguyên liệu
Dùng 1 muỗng canh muối chà xát phần thịt đầu heo, tai heo, giò heo. Sau đó dùng dao cạo sạch lông còn sót, rửa lại thật sạch rồi vớt ra rổ để ráo.
Cách khử mùi hôi đầu, tai và giò heo hiệu quả
Cách 1: Để khử mùi hôi của heo bạn có thể dùng hỗn hợp muối hạt với chanh chà xát lên khắp bề mặt thịt heo rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
Cách 2: Thêm một cách để khử mùi hôi của thịt heo hiệu quả chính là dùng phèn chua. Đem phèn chua pha loãng với nước rồi cho đầu, tai, giò heo vào ngâm từ 5 - 10 phút rồi vớt ra. Dùng dao cạo sạch lại bề mặt heo thêm 1 lần nữa là hoàn thành.
Cách 3: Nếu không có phèn chua hay muối, chanh thì bạn có thể lấy một ít bột mì hoặc bột năng để chà lên thịt heo để khử mùi. Chà thật mạnh tay tầm 5 phút đến khi thấy bọt thì đem thịt heo đi rửa sạch lại với nước rồi để ráo.
2
Luộc đầu, tai và giò heo
Cho đầu, tai và giò heo đã sơ chế vào nồi cùng với gừng và hành tím đã đập dập, 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh hạt nêm rồi luộc chín ở lửa vừa khoảng 10 - 15 phút.
3
Cắt thịt
Sau khi luộc chín thịt, vớt thịt ra và ngâm vào nước lạnh khoảng 10 phút để thịt không bị thâm rồi tiến hành cắt lát mỏng toàn bộ phần thịt vừa luộc cho vào tô.
4
Ướp gia vị thịt
Nêm vào tô thịt vừa cắt 50gr hành tím băm, 4 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 3 muỗng cà phê tiêu xay, 1/2 muỗng canh bột ngọt và 1/2 muỗng canh muối.
Dùng đũa hoặc tay để trộn đều và ướp khoảng 15 - 20 phút để thịt thấm đều gia vị.
5
Xào thịt
Chia thịt ra làm 2 phần để dễ xào hơn và xào lần lượt từng phần.
Bắc chảo lên bếp bật lửa vừa, cho phần thịt đã ướp gia vị vào xào 5 - 10 phút đến khi thấy thịt nóng bắt đầu chảy mỡ thì hạ lửa nhỏ xuống.
Nêm thêm 1.5 muỗng canh nước mắm rồi xào liên tục và đều tay để thịt chảy bớt mỡ, như vậy thì giò sau khi gói xong sẽ kết dính và chắc hơn.
Sau khi đã xào được 15 phút ở lửa nhỏ thì cho 1/2 nấm mèo đã cắt sợi vào, đảo thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Xào tương tự với phần thịt còn lại.
6
Gói giò thủ
Chuẩn bị các chai nhựa rỗng (chai 1.5 lít), cắt bỏ nửa trên thân chai và lồng túi nilon vào.
Khi thịt xào còn nóng thì cho ngay vào túi nilon trong chai để tạo hình. Cứ cho khoảng 1 vá thịt thì rắc 3 - 4 hạt tiêu và dùng chày nén xuống để thịt dính chắc vào nhau.
Cho thịt vào khuôn chai đến khi đầy thì cột túi nilon lại. Gói tương tự, lần lượt đến khi hết phần thịt còn lại.
Sau khi gói xong, để giò ở nơi mát mẻ cho nguội rồi cắt bỏ túi nilon cũ khi nãy gói thịt và thay túi nilon mới cho sạch sẽ rồi cho vào trong ngăn mát tủ lạnh. Đến khi dùng thì cắt ra thành các miếng vừa ăn.
7
Thành phẩm
Giò thủ dai, giòn và chắc, không quá nhiều mỡ. Phần thịt tai và nấm mèo giòn sần sật, gia vị nêm vừa ăn, cắn trúng hạt tiêu thì cay the xuýt xoa. Món này dùng để ăn chơi hay ăn cùng bánh mì, bánh hỏi, cơm đều được.
Top 3 tiệm bánh mì lâu đời ngon nức tiếng chưa bao giờ vắng khách tại Sài Gòn Bánh mì là món ăn đã gắn bó với người dân Sài Gòn qua biết bao thế hệ. Dưới đây là 3 tiệm bánh mì lâu đời vẫn giữ được sức hút cho đến hiện nay. 1. Bánh mì Cụ Lý với chả bò và giò thủ "khổng lồ" Bánh mì cụ Lý gồm 5 loại chả: chả bò, chả quế, chả chiên,...