Clip: Hổ mang chúa lì lợm đánh bật đại bàng trong cuộc tử chiến
Đại bàng săn rắn nâu được coi là nỗi khiếp sợ đối với loài rắn. Tuy nhiên, con rắn hổ mang này lại khiến đối thủ phải chấp nhận thất bại và rút lui.
Đoạn clip được Matthew McCreesh ghi lại khi đang đi chơi cùng bạn gái Catherine van Eyk, tại công viên quốc gia Kruger, Nam Phi.
Theo đó, một con đại bàng săn rắn nâu đang loay hoay tìm cách tấn công vào đầu một con rắn hổ mang chúa nhằm mục đích hạ gục con mồi. Tuy nhiên, con rắn tỏ ra khá khôn khéo và né tránh được đòn tấn công chí mạng của chúa tể bầu trời. Thậm chí, nó còn dùng nọc độc đe dọa lại kẻ thù.
Sau 45 phút không thể tiếp cận được đầu con rắn, đại bàng nhắm vào đuôi của đối phương và mổ liên tiếp. Nó cố gắng lôi con rắn đi nhưng không thành công. Biết gặp phải một con mồi khó nhằn, đại bàng đã chấp nhận bỏ cuộc và bay đi.
Đại bàng săn rắn nâu là loài chim săn mồi khá lớn trong họ Ưng, xuất hiện phổ biến ở khắp Tây, Đông và Nam lục địa châu Phi. Đúng như cái tên của nó, đại bàng săn rắn nâu được coi là thiên địch, là nỗi khiếp sợ kinh hoàng của nhiều loại rắn, kể cả những loài rắn mang nọc độc.
Loài đại bàng này có chiều dài cơ thể từ 66 – 78 cm, trọng lượng trung bình giao động từ 1,5 – 2,5 kg. Sải cánh trung bình dài từ 160 – 185 cm, một số có thể đạt chiều dài lên đến tận 200 cm.
Chúng có cơ thể to lớn và mạnh hơn các loài đại bàng rắn khác, do đó những con rắn mà chúng bắt được cũng sẽ to lớn hơn, bất kể đó là loài rắn vô hại hay có nọc độc.
Giống như những loài ăn rắn khác trong họ của chúng, đại bàng săn rắn nâu cũng có khả năng bảo vệ tự nhiên để chống lại các vết cắn. Khi bắt được mồi chúng sẽ nuốt nguyên cả con rắn. Tuy nhiên với những con rắn quá to, chúng sẽ dùng đến cái mỏ cong để xé con mồi ra, nhưng điều này là hiếm.
Ngoài rắn loài đại bàng này còn ăn thêm cả thằn lằn, cóc, chim đất và một số loài động vật có vú nhỏ khác.
Điều bất ngờ gì sẽ xảy ra khi cầy Mangut đối đầu với rắn lục Russell thuộc Tứ đại nọc độc?
Rất hiếm khi hai loài này đối đầu với nhau, tuy nhiên chúng ta biết rằng hổ lục Russell là bại tướng của hổ mang, trong khi hổ mang lại thường bị cầy Mangut ăn thịt.
Cầy Mangut là sát thủ tiêu diệt các loài rắn, kể cả rắn độc như rắn hổ mang chúa cũng phải khiếp sợ khi gặp thiên địch này. Với khả năng miễn nhiễm nọc độc của nhiều loài rắn độc thì cầy Mangut luôn ở thế thượng phong khi đối đầu đối thủ.
Trong nhóm Tứ đại nọc độc gồm 4 loài rắn độc nguy hiểm nhất của Ấn Độ, có một loài rắn mà rất hiếm khi chúng ta thấy chúng đối đầu với cầy Mangut, đó chính là rắn rắn lục Russell (danh pháp hai phần: Daboia russelii ).
Cầy Mangut đối đầu rắn hổ bướm (rắn lục Russell).
Vậy liệu cuộc gặp gỡ giữa kẻ chuyên săn rắn và loài rắn độc nguy hiểm sẽ kết thúc ra sao?
Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ với kết quả dưới đây, con cầy Mangut sau một hồi thăm dò đã không dám tấn công con mồi vì nhận thấy sự nguy hiểm của rắn lục Russell. Mặc dù loài rắn này cũng thường là nạn nhân của rắn hổ mang nhưng lại có thể chiến thắng Mangut.
Vì sao? Vì khác với nọc độc của các loài rắn hổ mang chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (nọc độc thần kinh) thì nọc độc của rắn Russell lại có thêm cytotoxin gây hoại tử và haemotoxin gây xuất huyết.
Cầy Mangut có thể miễn nhiễm với nọc độc thần kinh của rắn hổ mang cũng như của nhiều loài rắn độc khác nhưng với loại rắn có nọc độc gây hoại tử và xuất huyết thì nó đã cảm thấy mối nguy hiểm thực sự và để con mồi ung dung bỏ đi.
Rắn hổ mang chúa nuốt chửng đồng loại Sau khi rắn hổ mang ngấm chất độc, hổ mang chúa chỉ việc nuốt chửng toàn bộ cơ thể con mồi.