Clip em bé “hiểu chuyện” đến mức khiến bao nhiêu trái tim người làm mẹ xót xa và đau nhói lòng
Không một tiếng hét hay la khóc nào cả, bé gái ngồi im để mẹ làm khiến ai cũng thương.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có khả năng gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ em. Với những đứa trẻ mắc tiểu đường tuýp 1, cuộc sống sinh hoạt cũng như việc chữa bệnh của bé sẽ gặp không ít khó khăn.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh một cô bé khoảng chừng 2 tuổi đang được mẹ gắn thiết bị theo dõi tiểu đường vào chân. Khi nghe thấy mẹ bóc chiếc hộp, cô bé đã bật dậy lập tức, dường như em biết điều gì sẽ xảy ra với mình.
Sau đó, cô bé ngoan ngoãn nằm xuống để mẹ thực hiện các thao tác gắn chiếc máy vào phần đùi bên phải. Nhiều người tinh ý phát hiện chân bé có rất nhiều vết bầm, có lẽ việc này đã xảy ra rất nhiều lần trước đó. Bé gái không cảm thấy ngạc nhiên hay lạ lẫm gì cả, nhưng có vẻ như khá khó chịu vì đau.
Bé gái được gắn thiết bị theo dõi bệnh tiểu đường
Suốt quá trình này, người mẹ liên tục an ủi, khen ngợi và tìm cách trấn an con gái để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Chị làm rất nhẹ nhàng, từ tốn và cẩn thận. Còn em bé dù đau nhưng không hề khóc hay né tránh, bé rất ngoan ngoãn và hợp tác với mẹ.
Theo dõi đoạn clip, nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến cô bé còn nhỏ nhưng đã mắc phải căn bệnh nguy hiểm. Theo chia sẻ của người mẹ, con gái mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Được biết, bệnh này phát triển khi tụy không thể sản xuất ra insulin. Trong đó Insulin là một hormone cần thiết để glucose đi vào các tế bào để tế bào có thể sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng.
Bé gái phải theo dõi căn bệnh tiểu đường thường xuyên.
Nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền hoặc một số trẻ bị tiểu đường tuýp 1 có yếu tố nguy cơ do mẹ trẻ (dưới 25 tuổi), mẹ bị tiền sản giật trong thai kỳ, trẻ bị vàng da hoặc nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra sau khi sinh.
- “Em bé hiểu chuyện quá, nhìn mà đau lòng. Còn nhỏ đã phải theo dõi thường xuyên như vậy. Cả hai mẹ con đã rất cố gắng rồi. Ám ảnh tới nỗi nghe tiếng bóc là bé bật dậy luôn. Nghe tiếng ghim dập vào da mà mình nổi hết da gà, vậy mà bé điềm tĩnh tới lạ”.
- “Bệnh này rất nguy hiểm và có thể gây nên biến chứng, thế nên việc theo dõi là cần thiết. Mong bé sẽ nhanh khỏe nha”.
- “Nhìn vết thâm tím ở đùi bé mà thương quá, suốt đời sẽ phải gắn liền với thiết bị này”.
Dụng cụ bé gái sử dụng để theo dõi bệnh tiểu đường là hệ thống bao gồm: Một cảm biến gắn vào cơ thể để đo nồng độ glucose dưới da; một máy bơm insulin được gắn vào cơ thể; và một miếng dán truyền được nối với máy bơm có ống thông để cung cấp insulin.
Trong thử nghiêm lâm sàng, không tìm thấy tác dụng phụ nghiêm trọng nào và thiết bị an toàn để sử dụng. Các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hệ thống có thể bao gồm hạ đường huyết, tăng đường huyết, cũng như kích ứng da hoặc mẩn đỏ xung quanh miếng dán truyền của thiết bị.
Được hỏi: "Không học thì sau này con làm gì?", bé gái trả lời vỏn vẹn hai chữ khiến dân tình cười không ngậm được miệng
Đã nói không học là không học mà cứ hỏi hoài khiến người ta tốn bao nhiêu là nước mắt nè, thấy chưa?
Không phải lúc nào đứa trẻ cũng thích đến trường, nhất là ở lứa tuổi mầm non. Một điều rõ ràng là lý do trẻ thích ở nhà hơn đến lớp vì ở nhà có những "đặc quyền" hấp dẫn hơn (ví dụ như được thoải mái xem hoạt hình, chơi điện tử, thậm chí chơi điện thoại). Hoặc có những giai đoạn, trẻ không hề muốn đến trường vì sợ phải rời xa ông bà bố mẹ.
"Mẹ, con không muốn đi học" là tình cảnh mà ông bố bà mẹ nào cũng đã từng trải qua. Có người dọa nạt, dụ dỗ, phân tích phải trái cho con nghe, nhưng với suy nghĩ thật thà, ngây thơ, cách trả lời của những đứa trẻ trong tình huống này đôi khi khiến phụ huynh xỉu lên xỉu xuống.
Đã nói không học là không học mà cứ hỏi "quài". (Nguồn: Xuân Thắng)
Trong clip, cô bé tóc ngắn xinh xắn khi được mẹ hỏi: "Con có học không?" vừa trả lời "Hông" vừa nước mắt ngắn dài. Người mẹ hỏi tiếp: "Không học rồi sau này con làm gì?" , bé trả lời vô cùng dứt khoát: Bốc c*t! rồi nghẹn ngào khóc lớn hơn khiến ai nấy không nhịn được cười.
Dù "mỏng manh" dễ tổn thương là vậy nhưng cô bé cũng có lập trường vô cùng kiên định. Bằng chứng là tiếp đó khi mẹ lại hỏi, bé vẫn một mực lựa chọn phương án thứ nhất, chứ không đi học.
Lập trường vô cùng kiên định.
Người mẹ lại tiếp tục xoáy vào "nỗi đau" của con gái khi tiếp tục hỏi: "Thế sao con lại không học?" ; "Không học rồi sau làm gì?" ... bé gái lần này trả lời đầy đủ hơn tuy nhiên lựa chọn vẫn trước sau như một.
Clip vỏn vẹn 28 giây nhưng nhận về bão like và bình luận sau khi được chia sẻ. Quả thực gia đình nào có con nhỏ đến tuổi đi học mà chưa trải qua tình cảnh oái oăm này. Dù có dọa cho đi bán vé số, đi ăn xin... thì trong mắt những đứa trẻ, những nhiệm vụ dù khó khăn đến mấy cũng không bằng... đi học. Với con cái có lập trường "vững như kiềng ba chân" thế này thì bố mẹ đúng là bó tay toàn tập.
Người ta đã buồn mà dân tình còn vào cười ha ha thích thú nữa, giận hết sức!
Tuy nhiên khi rơi vào tình huống này, bố mẹ cần dịu dàng an ủi con, động viên con rằng ở lớp mọi việc đều rất ổn, bố mẹ sẽ đến đón con đúng giờ. Lúc con đi học về, bố mẹ có thể ân cần hỏi chuyện ở lớp của con về các bạn, trò chơi, môn học hay giáo viên của con, không nên hỏi dồn dập mà nên đưa ra câu hỏi rõ ràng để con dễ trả lời và cảm thấy thoải mái.
Hãy cùng con thực hiện "30 phút chuẩn bị chào ngày mới" vào buổi tối ngày hôm trước để tránh được sự vội vàng, căng thẳng vào sáng hôm sau. Đây là những việc bố mẹ nên làm cùng con trong "30 phút chuẩn bị chào ngày mới":
- Hướng dẫn con chọn quần áo, giày dép, mũ... sẽ mặc vào hôm sau.
- Cùng chuẩn bị ba-lô đi học.
- Đặt ba-lô và giày dép ra vị trí ghế ngồi đeo giày của trẻ ở gần cửa.
- Cùng chia sẻ những điều mà con muốn làm ngay sau khi thức dậy.
- Lên ý tưởng cho bữa sáng.
- Hướng dẫn con xem đồng hồ và hẹn giờ thức dậy.
- Chọn một người bạn thú bông sẽ đi ngủ cùng con.
Phương pháp này giúp trẻ tạo thói quen tốt, tránh sự lề mề, chậm chạp. Đồng thời, chuẩn bị trước cũng giúp bố mẹ đỡ vội vã, có thể giữ bình tĩnh và duy trì cảm xúc tích cực vào buổi sáng. Điều này rất có ý nghĩa với trẻ trong suốt một ngày dài chúng học tập ở trường, nó cũng giúp chính các bố mẹ thư giãn và làm việc hiệu quả hơn.
Mẹ đã 46 tuổi, bố con thì 52, nhưng con thì mãi mãi chỉ dừng lại là sinh linh bé bỏng 6 tháng tuổi Bé bỏng của mẹ, mẹ còn chưa được nhìn thấy mặt con, chưa được ôm lấy con một lần nào trong đời mẹ, mẹ còn chưa thể cho con bú được một lần, mẹ đã 46 tuổi rồi, bố con đã 52 tuổi, con không thương bố mẹ sao... Có con là điều tuyệt vời và thiêng liêng nhất trên cuộc đời này,...