Clip ‘Dám nói thật’ cổ vũ lối sống xanh đúng mực thu hút dân mạng
Trước thách thức về tin giả trong mùa dịch, clip “Dám nói thật” khuyến khích mọi người tìm hiểu kỹ về sản phẩm mình đang sử dụng, để có lựa chọn an toàn, lành tính nhất.
Sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến các thông tin về dịch bệnh, sức khỏe… lên ngôi. Tuy nhiên, làn sóng tin tức ồ ạt, thật giả đan xen cũng gây không ít hoang mang cho cộng đồng. Lúc này, sự minh bạch thông tin trở thành một trong những điều kiện tiên quyết để mỗi gia đình vững tâm vượt qua đại dịch.
Mỗi người cần giữ “cái đầu lạnh” để tiếp nhận nguồn thông tin đúng đắn giữa mùa dịch.
Bị “bao vây” giữa thông tin chưa được xác minh, nếu mỗi người đều giữ được sự tỉnh táo và sáng suốt, những thông tin sai lệch sẽ không thể được lan truyền. Thông điệp này cũng là chất liệu để Seventh Generation tạo nên quảng cáo ngắn mang tên “Dám nói thật” vào đầu tháng 4, đem đến nhiều hiệu ứng tích cực cho người xem.
Sức hút của quảng cáo này nằm ở thông điệp dám nói thật vào ngày nói dối. Hiểu được lo ngại của người dùng về an toàn sức khỏe và thông tin minh bạch trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, Seventh Generation tận dụng tối đa 20 giây quảng cáo để truyền đạt về sản phẩm: Không hóa chất tẩy độc hại, không thơm ngát dài lâu, bao bì không bắt mắt, nhưng xanh từ thành phần thiên nhiên và thân thiện với môi trường. Theo Seventh Generation, mỗi người dùng đều xứng đáng được hiểu rõ về sản phẩm mình sử dụng trong gia đình và đưa ra lựa chọn đúng đắn, an toàn nhất.
Video đang HOT
Đoạn quảng cáo đạt hơn 205.000 lượt xem, 2.100 lượt tương tác và hàng trăm bình luận.
Theo đuổi sứ mệnh bảo vệ sức khỏe gia đình từ chính tổ ấm của người tiêu dùng, quảng cáo “Dám nói thật” là bước đi quyết liệt và trách nhiệm đầu tiên của Seventh Generation trong giai đoạn dịch bệnh.
Là một trong những thương hiệu thiên nhiên hàng đầu tại Mỹ với hơn 30 năm phát triển, Seventh Generation chính thức phân phối tại Việt Nam bộ 3 sản phẩm nước giặt, nước rửa chén và nước lau đa năng. Tất có đều có 97% thành phần gốc thực vật, thay vì sử dụng nguyên liệu từ dầu mỏ. Với sứ mệnh “Vì một tương lai an toàn và xanh hơn cho 7 thế hệ mai sau”, Seventh Generation luôn đặt sự minh bạch cũng như tính an toàn lên đầu ở tất cả phương diện, từ thành phần thiên nhiên lành tính với sức khỏe, đến bao bì tái chế và công thức phân hủy sinh học thân thiện môi trường.
Seventh Generation nỗ lực tạo ra các sản phẩm không hóa chất tẩy độc hại, không thơm ngát dài lâu, bao bì không quá bắt mắt.
Clip “Dám nói thật” của Seventh Generation thay lời muốn nói đến hàng triệu người dùng Việt Nam trước những chuyển biến phức tạp của dịch bệnh và tin giả. Mỗi người cần tỉnh táo hơn trong việc chọn lọc thông tin và sản phẩm, bởi nó ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe của gia đình và bản thân. Đồng thời, bạn cũng nên ưu tiên chọn những giải pháp xanh đúng chuẩn và dành sự ủng hộ cho các nhãn hàng minh bạch.
Giang Tiểu San
Clip 'người chết vì Covid-19 bị ném xuống biển': Thêm tin giả làm nhiều người hoang mang
Những ngày qua, cộng đồng mạng lan truyền một clip ghi lại cảnh nhiều xác chết dạt vào một bờ biển với chú thích đây là những nạn nhân tử vong vì Covid-19. Đâu là sự thật đằng sau clip gây hoang mang này?
Tài khoản trên Twitter đã đăng clip giả về dịch Covid-19, gây hoang mang cộng đồng mạng - Ảnh chụp màn hình
Dân mạng nháo nhào khi video này lan truyền nhiều trên mạng xã hội Facebook và WhatsApp với chú thích: "Một số quốc gia đã vất xác của những nạn nhân Covid-19 xuống biển. Lời khuyên là không nên ăn hải sản. Thế giới thực sự đang đi đến chỗ tận diệt..."
Giữa thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành, clip này thực sự gây hoang mang. Tờ International Business Times đã truy vết và tìm ra câu chuyện "khởi sự" từ tài khoản Dev Oza trên Twitter và kéo theo những phản ứng dây chuyền của dân mạng. Hàng loạt bình luận xuất hiện, như thêm dầu vào lửa.
Ở thời điểm này thì tài khoản Dev Oza đã xóa tweet này nhưng video đã lan khắp các mạng xã hội dù sự thật về video này không hề liên quan gì đến dịch Covid-19. Đó là clip từ năm 2014 mà đến nay các nạn nhân vẫn chưa được biết là đến từ nước nào ngoài thông tin là từ một vụ đắm tàu.
Theo tìm hiểu của tờ IBT, đây là clip gốc, liên quan đến một vụ đắm tàu ngoài khơi Libya năm 2014 - Ảnh chụp màn hình
Theo IBT, clip này được chia sẻ bởi trang Euronews ngày 25.8.2014 với lời chú thích "giữa một cảnh tượng kinh hoàng trên bờ biển Libya, xác của những người di cư bị sóng đánh vào bờ. Chính quyền Libya đã tìm thấy hơn 100 xác chết, được cho là từ một con tàu bị đắm. Một thành viên của lực lượng cảnh sát biển cho rằng có thể hàng chục tử thi nữa sẽ xuất hiện. Vì không thể tìm thấy giấy tờ của những nạn nhân này nên lực lượng cứu hộ không thể tập hợp thành một danh sách hoặc xác định quốc tịch của họ".
Vậy là những người không rõ quốc tịch bỏ mạng trên biển, được cho là đang tìm cách vào châu Âu từ Libya, đã bị "biến thành" nạn nhân tử vong vì Covid-19 rồi vất xuống biển giữa lúc đại dịch này đang lan khắp thế giới. Thời điểm đó, năm 2014, một bộ phận khá lớn người châu Phi đã chọn Libya để làm nơi xuất phát băng qua Địa Trung Hải trên hành trình đầy đau khổ để tìm kiếm vùng đất tốt đẹp ở châu Âu.
Giữa dịch Covid-19 khiến hơn 2 triệu người nhiễm bệnh và 127.595 người tử vong (tính đến thời điểm ngày 15.4), tin giả (fake news) và video giả (fake video) lan rộng trên mạng, gieo rắc thêm lo lắng, hoang mang. Và nhiều quốc gia rất mạnh tay trong việc ngăn chặn tin giả.
Theo tờ newsfirst.lk, ở Sri Lanki, không chỉ người đăng thông tin có nội dung sai trái lên mạng mà những ai chia sẻ (share) hay chuyển tiếp (forward) những thông tin như vậy đều bị bắt và khởi tố.
Minh Đan
Giả ăn xin, tin "ngày cá": Đây không phải là thời điểm rửng mỡ Sự phẫn nộ từ dư luận trước nhóm ăn xin giả gây náo loạn phố cổ Hội An cho thấy đây không phải là thời điểm diễn trò câu view. Hãy nhớ, tin giả, tin fake, tin đồn, kể cả lợi dụng "Ngày Cá tháng tư"- đều sẽ bị xử lý. Những trò đùa trong thời điểm cả nước chung tay chống dịch...