Clip: Cứu hộ tiếp cận hiện trường nơi 13 người gặp nạn vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng, gọi lớn “còn ai không” nhưng không có lời hồi đáp
Đoạn clip ghi lại cảnh lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường vụ sạt lở Rào Trăng 3, sau đó cất tiếng gọi “còn ai không” với hy vọng tìm được đoàn công tác nhưng không có tiếng hồi đáp khiến ai cũng lo lắng, bất an.
Chiều 14/10, lực lượng chức năng đã tiếp cận hiện trường vụ sạt lở Rào Trăng 3 để tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn người mất tích. Theo đó, lực lượng công binh đã mở đường vào đến Trạm Quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) – nơi 13 người trong đoàn đi cứu hộ cứu nạn dừng chân nghỉ.
Clip: Lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường vụ sạt lở gọi vang “Còn ai không?” (Nguồn: Dương Phong)
Tuy nhiên, khi đến đây, trạm đã bị đất đá vùi lấp hoàn toàn, không còn dấu vết. Lực lượng cứu hộ gọi vang “Còn ai không?” với hy vọng tìm được đoàn công tác. Thế nhưng, tiếng gọi đi mà không hề nghe thấy tiếng hồi đáp. Xung quanh chỉ là một vùng đất trống, cây cối đổ ngổn ngang, không có một bóng người. Một bầu không khí yên lặng khiến bất cứ ai đều lo lắng, bất an.
Trạm kiểm lâm 67 trước (bên trái) và sau khi xảy ra vụ sạt lở (bên phải) (Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế)
Đoạn clip ghi lại cảnh tượng này nhanh chóng nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Nhiều người cùng để lại những bình luận, lời cầu nguyện bình an đến đoàn cứu hộ cũng như đội công nhân thủy điện Rào Trăng.
Thi thể nạn nhân đầu tiên đã được đưa ra ngoài
Liên quan đến công tác cứu hộ những nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng, tính đến 14h chiều nay (14/10), lực lượng cứu hộ đã đưa được 2 chuyên gia người Ấn Độ và 17 người Việt Nam ra ngoài an toàn. Bên cạnh đó, ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thi thể công nhân đầu tiên bị nạn ở thuỷ điện Rào Trăng 3 đã được đưa ra ngoài.
Công tác tìm kiếm 16 người mất tích còn lại vẫn đang được chính quyền, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và các lực lượng Quân khu 4, Tỉnh đội, Bộ đội Biên phòng, các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện.
Giải mã mới về bí ẩn 'tam giác quỷ'
Nhà khoa học Shane Satterley (ĐH Griffith, Australia) khẳng định, ông biết câu trả lời cho các trường hợp mất tích bí ẩn trong khu vực 'Tam giác quỷ' Bermuda.
Nguyên nhân của thảm họa ở Bermuda là lỗi của con người.
Tại khu vực " Tam giác quỷ" Bermuda thậm chí đã có 1.000 người mất tích; còn các chuyên gia vẫn không thể tìm ra nguyên nhân của những sự kiện này. Từ lâu, khu vực đại dương với diện tích 500.000 km2 nằm giữa Florida, Puerto Rico và Bermuda được cho là nơi một số thiết bị bay và tàu thuyền biến mất trong hoàn cảnh bí ẩn.
Sự kiện mất tích bí ẩn nhất xảy ra vào năm 1945, khi 5 máy bay ném bom Navy Avenger của Mỹ theo lịch trình bay từ Fort Lauderdale thuộc Florida đến đảo Bimini đã không đến đích. 14 người trên máy bay mất tích hoàn toàn. Ba máy bay cứu hộ sau đó cũng biến mất một cách khó hiểu.
Trung úy Charles Taylor, chỉ huy trưởng chuyến bay khi đó, nói qua bộ đàm: "Chúng tôi đang bay vào vùng nước trắng. Không ổn một chút nào. Chúng tôi không biết mình đang ở đâu. À, nước màu xanh chứ không phải màu trắng".
Hải quan Mỹ xác nhận nguyên nhân vụ mất tích đó là "không xác định". Điều này lại càng làm tăng số lượng các thuyết âm mưu. Theo Tiến sĩ Shane Satterley ở ĐH Griffith (Australia), các nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đối với những dữ liệu liên quan đến sự kiện mất tích này có thể giúp tìm ra nguyên nhân.
"Chúng ta hãy phân tích sự kiện Trung úy Charles Taylor cùng các đồng đội trên 5 máy bay bị mất tích. Nghiên cứu của Hải quân Mỹ cho thấy, khi đó bên ngoài trời tối và thời tiết thay đổi.
Taylor đã chỉ huy đội bay bay không đúng hướng và họ đã bị lạc đường. Hải quân Mỹ biết về việc đó, nhưng không muốn buộc tội Taylor vì gây ra thảm họa. Do vậy, họ xác định nguyên nhân mất tích máy bay là không rõ ràng" - Tiến sĩ Shane Satterley nói. Như vậy, điều đó có nghĩa là nguyên nhân của thảm họa không phải là yếu tố siêu nhiên mà là lỗi của con người.
"Phần lớn các phi công tham gia vào sự kiện mất tích bí ẩn năm 1945 là lính mới. Tức là hầu như họ chưa biết cách sử dụng tất cả các thiết bị trong những điều kiện khác thường, chẳng hạn như trong đêm tối hay trong lúc thời tiết xấu. Hơn nữa, các máy bay của họ bị chìm sau khi tiếp xúc mặt nước biển khoảng 45 giây", ông Satterley nói thêm.
Khi máy bay bị rơi trên biển, rất hiếm khi người ta tìm thấy các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân.
Nếu các kết luận của Tiến sĩ Shane Satterley là đúng, thì có nghĩa là khu vực Tam giác Bermuda hoàn toàn không phải là nơi "bị ma ám", mà chẳng qua là ở đây tình cờ xảy ra một số sự kiện bi thảm. Các nhà khoa học cho biết số lượng tàu thủy và máy bay mất tích ở Tam giác Bermuda chỉ nhiều hơn một chút so với các khu vực khác trên đại dương.
Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích gần 30 năm trong ô tô dưới sông Thi thể của người đàn ông mất tích cách đây gần 30 năm đã được trục vớt từ một chiếc ô tô được tìm thấy trên một con sông ở Bắc Ireland. Chiếc xe cùng hài cốt của người đàn ông mất tích gần 30 năm trước được trục vớt khỏi sông. Ông James Patterson mất tích vào ngày 6/10/1991. Cảnh sát và...