Clip: Cụ ông F0 ở Hà Nội có mái tóc kết dài cả mét khiến nhân viên y tế phải chật vật “xử lý”
Để thuận lợi cho quá trình điều trị, các nhân viên y tế buộc phải cắt đi mái tóc kết của cụ ông là F0 tại Thanh Xuân, Hà Nội trước khi đưa cụ đến bệnh viện điều trị.
Có rất nhiều tình huống khác nhau xảy ra trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 trong thời gian vừa qua mà đội ngũ y bác sĩ phải xử lý. Và việc phải cắt đi bộ tóc kết cho F0 trong đoạn video dưới đây cũng là một ví dụ.
Clip: Cán bộ y tế chật vật cắt bộ tóc kết của người đàn ông F0
Đoạn video ghi lại hình ảnh một nhóm bác sĩ dùng kéo để “xử lý” bộ tóc của một cụ ông là F0 tại Thanh Xuân, Hà Nội trước khi đưa cụ lên xe cứu thương đi điều trị.
Có thể thấy, các nhân viên y tế đã khá vất vả vì mái tóc của cụ không những dày, dài mà còn kết lại với nhau khá chặt. Theo như thông tin của người đăng tải đoạn video này cho hay, mái tóc này đã được cụ nuôi trong vòng 20 năm nay.
Cũng trong đoạn video, có thể thấy cụ ông khá miễn cưỡng trong việc để người khác cắt tóc. Thậm chí các nhân viên y tế buộc phải giữ tay, chân cụ lại. Ngay sau khi cắt tóc, cụ ông đã được đưa lên xe cứu thương để di chuyển đến cơ sở y tế điều trị.
Nhân viên y tế khá vất vả trong quá trình cắt tóc cho cụ ông
Ngay dưới bài đăng, cư dân mạng cũng để lại khá nhiều bình luận suy đoán về lý do cụ ông không cắt tóc trong thời gian dài.
“Nhìn tóc cụ như kiểu dạng tóc kết. Những người có tóc dạng này thường không cắt tóc, thậm chí không gội đầu. Nếu cắt sẽ bị ốm đau, thập tử nhất sinh hoặc xảy ra chuyện gì đó nên họ không bao giờ muốn cắt.”
Một người khác được cho là có quen biết ông cụ từ lâu cũng chia sẻ: “Ông ở khu nhà bà ngoại mình. Từ khi bọn mình còn bé thì tóc ông đã kết 1 đoạn dài rồi. Ngày đấy nhìn thấy ông là sợ chạy mất dép. Mọi người bảo ông mà cắt tóc thì ốm triền miên cả tháng trời.”
Nhận tin F0 khó thở, bác sĩ ôm theo "nguồn sống" lao đến hỗ trợ
TP.HCM đang trải qua chuỗi ngày bùng phát dịch lớn nhất từ trước đến nay, vì vậy áp lực trên đôi vai những người ở tuyến đầu chống dịch cũng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết.
Không chỉ làm việc quên mình ở các cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến mà lực lượng chức năng còn sẵn sàng có mặt bất cứ lúc nào các trường hợp F0 cách ly tại nhà cần.
Và để san sẻ vất vả với tuyến đầu, mới đây, 1.000 người của Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng đã lên đường tăng cường cho TP.HCM. Ngay khi đến nơi, họ lập tức bắt tay vào công việc, trong đó có bác sĩ Nguyễn Duy Tân - học viên cao học tại học viện.
Bác sĩ Tân cùng nhân viên Trạm Y tế phường xuống tận nhà bệnh nhân hỗ trợ. (Ảnh: Tuổi Trẻ))
Theo Tuổi Trẻ, sáng 23/8, bác sĩ Tân cùng nhiều học viên khác được điều động đến Trạm Y tế phường 1, quận 6 chi viện. Dù vượt qua một chặng đường dài từ Hà Nội vào TP.HCM nhưng anh đã lao ngay vào "cuộc chiến thực sự". Chỉ trong vài tiếng buổi sáng, bác sĩ Tân cùng nhiều cán bộ tiếp nhận tư vấn qua điện thoại cho khoảng 70 F0, lấy mẫu xét nghiệm cho hàng trăm người. Đặc biệt là giúp 2 F0 vượt qua thời khắc nguy hiểm.
Được biết, vào sáng cùng ngày, bác sĩ Tân cùng các nhân viên y tế phường nhận được thông tin về cụ ông 75 tuổi mắc Covid-19 sống một mình, lại có bệnh nền phổi tắc nghẽn mãn tính, tiên lượng rất nặng. Ngay lập tức, mọi người đã khẩn trương triển khai cấp cứu cho cụ ông, đồng thời liên hệ với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để chuyển cụ đến điều trị.
Bác sĩ Tân cho biết: "Nếu không được can thiệp sớm có thể chiều hoặc tối nay bệnh nhân sẽ suy hô hấp rất nguy hiểm cho tính mạng".
Hàng nghìn người của Học viện Quân y lên đường vào TP.HCM chống dịch. (Ảnh: Vietnamnet)
Đến trưa cùng ngày, khi bác sĩ Tân vừa ăn xong hộp cơm, trạm trưởng Trạm y tế phường 1, quận 6 lại hớt hải chạy vào gọi với giọng gấp gáp: "Tân ơi, Tân ơi, đi cấp cứu F0 với chị. Hẻm 34/18 đường Bình Tây. Nhanh lên Tân ơi".
Anh Tân vội vàng mặc đồ bảo hộ và ôm theo bình oxy, cùng một sinh viên năm thứ 6 của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam phóng xe máy đến địa chỉ trên. Sau 10 phút cố gắng len lỏi qua những con hẻm nhỏ, 2 người đã đến nơi. Lúc này, F0 đang lên cơn khó thở, trong nhà còn 6/7 người khác cũng nhiễm bệnh.
Trước tình thế cấp bách, mỗi phút giây đều quý giá, bác sĩ Tân đã trực tiếp ôm bình oxy chạy thật nhanh qua con hẻm để vào nhà bệnh nhân, "lao như bay" lên tầng 2, nơi một người đàn ông ngoài 50 tuổi đang nằm trên giường thở khó nhọc. Sau khoảng 20 phút thăm khám, hỗ trợ, bệnh nhân dần ổn định trở lại.
Bác sĩ Tân ôm bình oxy chạy vào con hẻm. (Ảnh: Hoàng Lộc)
Trước đó, trong ngày xuất quân vào miền Nam chống dịch, trưởng đoàn, đại tá Nguyễn Anh Tuấn - Hệ trưởng sau đại học của Học viện Quân y chia sẻ trên Thanh Niên: "Lần này chúng tôi vào là đi vào cộng đồng, ở cùng dân, ở với F0. Bất cứ lúc nào dân cần thì lực lượng của chúng tôi có mặt."
Với tinh thần vào "ở với F0", không chỉ bác sĩ Tân mà còn rất nhiều học viên khác của Học viện Quân y đã bắt tay vào "cuộc chiến với Covid-19" ngay sau khi được sắp xếp về các địa phương. Như tại Trạm Y tế phường 12, quận Tân Bình, bác sĩ Đào Huy Hiếu (học viên sau đại học Học viện Quân y) cùng 2 cộng sự là sinh viên năm thứ 5 không dành lấy 1 phút nghỉ ngơi mà làm việc ngay.
Buổi lễ xuất quân tại Học viện Quân y diễn ra sáng 21/8. (Ảnh: Bộ Quốc phòng)
Mặc dù phải liên tục tiếp nhận nhiều cuộc điện thoại nhờ tư vấn từ các F0 nhưng bác sĩ Hiếu và các học viên vẫn hết sức bình tĩnh, giải thích cho bà con hiểu từ những điều nhỏ nhất. Chia sẻ với Thanh Niên, bác sĩ Hiếu nói: "Bà con nhiễm Covid-19, triệu chứng rất nhẹ nhưng rất sợ hãi lo lắng. Chúng tôi đã được trang bị oxy, máy SpO2, thuốc cơ bản để điều trị bệnh nhân có triệu chứng hoặc nhẹ, có thể hỗ trợ bệnh nhân nhiều. Không chỉ ngồi tại chỗ mà còn cơ động đến hỗ trợ người già không đi được. Có chúng tôi, có gì bà con cứ gọi".
Lực lượng quân y đến tận nhà F0 hỏi thăm. (Ảnh: Thanh Niên)
Trong khi đó, sinh viên quân y Trịnh Văn Sơn - 1 trong 2 người phụ việc cho bác sĩ Hiếu cũng bày tỏ sự lạc quan, tâm sự rằng đây chính là bài thực hành khó nhất đời sinh viên nhưng cũng là bài học quý giá cho đời bác sĩ sau này.
Với tinh thần và sự quyết tâm của "màu xanh áo lính" này, hi vọng trong một ngày không xa, dịch bệnh tại TP.HCM nói riêng và trên cả nước nói chung sẽ bị dập tắt hoàn toàn.
Xúc động thư gửi mẹ của nữ sinh vượt hơn 1.000 km vào tâm dịch "Từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh, chúng con đã test không biết bao nhiêu thẻ dương tính nhưng có hai thẻ con không thể quên của hai đồng đội là nhân viên y tế địa phương". Trên đây là trích đoạn trong bức thư của nữ sinh Nguyễn Thị Huệ gửi từ TPHCM ra Hà Nội cho mẹ. Cô từng gây...