Clip: Ấm áp khoảnh khắc ngư dân thả cá heo trở về với biển
Đoạn clip ghi lại hình ảnh ấm áp khi những người ngư dân giải cứu một chú cá heo bị mắc vào lưới đánh cá. Khoảnh khắc chú cá heo tự do trở về với biển, mọi người cùng reo hò vui sướng.
Ảnh minh họa
Clip: Ấm áp khoảnh khắc ngư dân thả cá heo trở về với biển
Những ngư dân người Tây Ban Nha đã cùng hợp sức để giải cứu cho một chú cá heo bị mắc kẹt trong lưới đánh cá. Họ là những người cùng làm việc trên tàu Almadraba La Azohia, đến từ thành phố biển Cartagena, Tây Ban Nha.
Một đại diện của tàu Almadraba La Azohia – ông Juan Paredes cho biết: “Bất cứ sinh vật biển nào không nằm trong số những loài chúng tôi đánh bắt vì mục đích thương mại, chúng tôi sẽ gửi trả về với biển. Năm ngoái, chúng tôi đã thả nhiều cá heo và cá đuối bị mắc kẹt. Cá heo đôi khi vẫn bị mắc kẹt vào lưới đánh cá của chúng tôi.
“Chúng thích chơi đùa với những quả phao gắn trên lưới nên đôi khi bị lọt vào lưới, cá heo là loài động vật rất thông minh của biển cả. Thả chúng trở lại biển cả và thấy chúng bơi trong tự do là một khoảnh khắc rất tuyệt vời, khiến những người ngư dân chúng tôi cảm thấy tự hào”.
Báo Nga: Cả thế giới phải biết về quyền hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông
Chủ đề chính trong các chương trình nghị sự quốc tế hiện nay vẫn là cuộc chiến chống Covid-19.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các quốc gia đang chung tay đánh bại dịch bệnh và khôi phục kinh tế, Trung Quốc lại có nhiều động thái làm phức tạp tình hình tại Biển Đông, theo tờ Sputnik - báo Nga.
Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên các thực thể lấn chiếm tại Biển Đông (ảnh: Xinhua)
Sputnik đưa tin, trong thời gian các nước Đông Nam Á và Việt Nam đang nỗ lực chống dịch Covid-19, Trung Quốc đã nhiều lần thực hiện các hành động phi pháp trên Biển Đông như đưa tàu thăm dò đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tuyên bố thành lập cái gọi là "quận đảo Tây Sa" và "quận đảo Nam Sa" (nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam), cản trở hoạt động của ngư dân, cấm đánh bắt cá...
Những hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng các quyền hợp pháp của Việt Nam, khiến dư luận thế giới phẫn nộ.
Việt Nam đã nêu gương bằng sự thành công trong cuộc chiến chống Covid-19, làm tăng đáng kể uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Việt Nam hiện đang quyết tâm bảo vệ an ninh và chủ quyền hợp pháp của quốc gia này trên Biển Đông.
"Với tư cách là một thành viên trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã hành xử một cách văn minh và đầy trách nhiệm khi yêu cầu Trung Quốc tuân thủ pháp luật.
Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn những công ước quan trọng được họ ký kết và phê chuẩn, điển hình là Công ước Liên Hợp Quốc vế Luật Biển, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Tàu cá Việt Nam từng bị Trung Quốc đâm chìm (ảnh: Dailymotion)
Tôi cho rằng, Việt Nam cần sử dụng "quyền lực mềm" tích cực hơn nữa. Việt Nam nên thông qua phương tiện truyền thông của nhiều quốc gia khác nhau để chuyển lập trường của họ tới cộng đồng quốc tế.
Trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Việt Nam đã giúp cả thế giới biết về bản chất phi nghĩa của chiến tranh xâm lược. Trong tranh chấp Biển Đông, Việt Nam đang cố gắng chứng minh với thế giới rằng họ là một quốc gia trung thực, có trách nhiệm và chỉ muốn bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình", giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông thuộc Đại học Quốc gia St. Petersburg (Nga), nhận định.
"Tất nhiên, trong thời đại của chúng ta, Việt Nam muốn giữ cho thùng thuốc súng khô ráo. Họ cũng đang đẩy mạnh việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, Hải quân và Không quân. Nhưng theo tôi, giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề Biển Đông vẫn là sự thỏa thuận giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Tổng thống Nga Putin từng nói: "Một thỏa thuận chính trị tin cậy chỉ có thể đạt được khi không có bên nào tham gia cảm thấy bị lừa dối". Trung Quốc cần phải thể hiện rằng, họ có thể thảo luận với các nước láng giềng trên Biển Đông một cách văn minh, trên cơ sở luật pháp quốc tế để tránh thu hút các cường quốc nước ngoài can thiệp vào vấn đề này. Cả thế giới cũng phải biết về quyền hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông", ông Vladimir Kolotov nói thêm.
Tàu ngầm Hải quân Việt Nam (ảnh: Navyrecognition)
Theo ông Kolotov, Trung Quốc đang tự đánh mất uy tín của mình khi tranh thủ thời gian các nước đang đối phó với dịch Covid-19 để tiến hành các hoạt động phi pháp ở Biển Đông.
"Trung Quốc nên hiểu rằng chính sách hung hăng của họ chỉ phản tác dụng. Việc phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ mang lại lợi thế tạm thời. Trung Quốc đã mang tai tiếng và thiệt hại gây ra với một quốc gia không tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ là rất lớn.
Trong bối cảnh hiện tại, Mỹ đang tận dụng mọi cơ hội để công kích, hạ thấp uy tín của Trung Quốc. Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin về dịch bệnh và xây dựng một liên minh cô lập Bắc Kinh. Những hành động phi pháp của Trung Quốc có thể dẫn đến việc Mỹ xây dựng căn cứ quân sự tại Biển Đông", ông Kolotov nhận định.
"Trung Quốc không nên hy vọng rằng, các nước Đông Nam Á và Việt Nam sẽ chấp nhận những yêu sách phi pháp của họ. Ở hướng ngược lại, các nước Đông Nam Á nên hiện đại hóa quân sự, mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường quan hệ ngoại giao để có lợi thế khi đàm phán với Trung Quốc", ông Kolotov nhấn mạnh.
Trí tuệ nhân tạo cứu rạn san hô Tập đoàn Intel (Mỹ) hợp tác cùng Công ty tư vấn Accenture (Ireland) và Quỹ Môi trường Sulubaii (Philippines) trong lĩnh vực công nghệ bảo vệ rạn san hô. Dự án CORaiL có thể hỗ trợ cứu rạn san hô. Intel và Quỹ Môi trường Sulubaii đã công bố dự án CORaiL. Mục tiêu của dự án là sử dụng trí tuệ nhân...