Clip 2 em nhỏ khóc thét trước độc chiêu “cai nghiện” smartphone của bà mẹ trẻ khiến dân mạng vừa buồn cười vừa thương
Học theo phương pháp của bà mẹ Thái Lan, mới đây một bà mẹ trẻ Việt Nam cũng đã vẽ quầng thâm trên mắt cho con nhỏ để “cai nghiện” điện thoại. Phản ứng của cô bé khiến nhiều người vừa thương vừa buồn cười.
Thời đại công nghệ phát triển, nên thay vì các trò chơi truyền thống thì không ít em nhỏ được bố mẹ trang bị cho những thiết bị công nghệ có thể thỏa thích khám phá những trò chơi trên mạng ảo. Chẳng khó để bắt gặp hình ảnh một em bé ngồi yên lặng hàng giờ, đắm mình vào những trò chơi trên smartphone.
Điều này có thể khiến bố mẹ “rảnh tay” làm việc mà không cần chú ý tới các bé nhưng cũng để lại nhiều hệ quả tiêu cực khác. Chính vì thế mà tình trạng con trẻ nghiện smartphone đang trở thành vấn nạn nhức nhối khiến nhiều ông bố, bà mẹ đau đầu tìm cách giải quyết.
Clip: Em nhỏ khóc thét trước độc chiêu bôi đen mắt cai nghiện smartphone của bà mẹ trẻ
Và thế là, trào lưu vẽ quầng mắt đen cho con nhỏ để có thể “cai nghiện smartphone” bắt nguồn từ một bà mẹ Thái Lan cũng đã được nhiều chị em hưởng ứng và thử áp dụng. Và như để chứng minh hiệu quả, nhiều bà mẹ Việt không quên chụp ảnh, ghi lại clip và chia sẻ lên mạng xã hội để các phụ huynh có thể học hỏi.
Mới đây, hình ảnh của 2 cô bé ngồi khóc nức nở sau khi phát hiện những quầng đen trên mắt mình được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người vừa thương, vừa buồn cười.
Theo đó, cô bé vừa khóc nấc lên từng hồi và vừa hứa hẹn với mẹ, “Con hứa không cầm máy nữa”.
Lúc này, người mẹ mới dặn dò, “Lần này coi máy là lần cuối nha. Mai mốt là mẹ không có thức vậy luôn, heo biết chưa?”. Cô bé liên tục vâng dạ, theo lời mẹ.
Dường như không chỉ có bà mẹ này mà nhiều bà mẹ khác cũng đã kịp thời “bắt trend” và thử áp dụng cho em bé nhà mình.
Có thể thấy, chắc hẳn đây chính là một biện pháp hữu hiệu để các bạn nhỏ có thể rời xa các thiết bị công nghệ như smartphone… để không ảnh hưởng đến việc học tập cũng như sức khỏe của các em.
Tuy nhiên, một số người cũng cho rằng cách này có lẽ chỉ là biện pháp tạm thời, bởi thói quen của con trẻ bị ảnh hưởng bởi chính thói quen của cha mẹ. Cha mẹ nên hạn chế dùng điện thoại, máy tính trước mặt con, đồng thời cùng con vui chơi, tham gia vào các hoạt động khác… Như vậy, việc dùng các thiết bị điện tử mới được hạn chế tối đa.
Theo Helino
Học theo trào lưu cai điện thoại cho con đang hot rần rần, mẹ Việt nhận về hàng loạt ý kiến trái chiều
Vì con trai dùng điện thoại quá nhiều, nói mãi không nghe nên chị T đã quyết định áp dụng ngay biện pháp "lấy độc trị độc" tô mắt con đen xì như gấu trúc để răn đe.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người không lạ gì với cảnh những đứa trẻ chăm chú nhìn màn hình ipad, điện thoại... dù cha mẹ nhắc nhở thế nào cũng không chịu nghe. Thậm chí nếu cha mẹ dùng biện pháp mạnh là tịch thu điện thoại thì nhiều bé sẽ bộc lộ thái độ như dỗi, ăn vạ, la hét, khóc lóc.
Cứ đua nhau cai nghiện điện thoại cho con bằng những cách này, cha mẹ không biết rằng đang làm hại con
Chính vì thế câu hỏi luôn khiến nhiều cha mẹ băn khoăn nhất đó là làm thế nào để con bớt dùng điện thoại đi?
Gần đây trên mạng xã hội ai nấy đều xôn xao trước cách cai nghiện điện thoại "chẳng giống ai" của 1 bà mẹ người Thái Lan. Nhân lúc con gái đang ngủ, cô đã lấy phấn mắt tô đen xì cả 2 bên mắt của con rồi nói rằng đấy là hậu quả do bé dùng điện thoại quá nhiều. Cách này có vẻ khá hiệu quả khi cô bé vô cùng hoảng sợ, khóc lóc và không còn dám đụng đến chiếc điện thoại nữa. Từ khi người mẹ Thái Lan chia sẻ cách cai nghiện điện thoại này lên mạng, hàng loạt cha mẹ khác đã thử làm theo. Trong đó có người đã thử và thành công những cũng nhận về vô số ý kiến trái chiều như trường hợp của chị T.T dưới đây.
Bài viết chia sẻ của chị T
Cụ thể chị T có chia sẻ lại rằng trước đó chị hay răn đe con bằng cách mở Youtube và cho bé xem những hình ảnh hậu quả nếu dùng điện thoại quá nhiều, nhưng con trai chị chỉ sợ tầm 30 phút rồi lại đâu vào đấy nên chị quyết định áp dụng biện pháp này. Kết quả theo như chị T là rất thành công vì bé không còn dám đụng đến điện thoại nữa. Câu chuyện được chị T chia sẻ lại như sau:
"Để lừa được con mẹ cũng vất vả lắm chứ bộ, mình nghĩ trước khi thử cách này thì các mẹ mẹ nên mở YouTube search về các clip nói về tác hại của em nhỏ khi coi ipad nhiều, cho bé xem trước để nó thấy được hình ảnh cũng như dẫn chứng để có cơ sở để tin vào việc này là thật (nếu không có hình ảnh dẫn trước thì với con nó sẽ nghĩ là ai vẽ lên mặt nó thôi). Vì bé nhà T, T cũng hay răn đe bằng việc mở YouTube cho xem để cảnh báo nhưng anh chị sợ 30' sau đó vẫn đâu vào đấy nên hôm qua T thử cách này, vì trước đó anh đã thấy hình ảnh trên YouTube và bị răn đe nhiều rồi nên khi thấy mắt bị vậy anh tin mình bị thật, anh soi gương sóc oà khóc nức nở".
Hình ảnh cậu bé nước mắt ngắn dài vì sợ.
Tuy nhiên chị T cũng cho rằng trước khi áp dụng cách này cha mẹ nên tìm cách truyền tải thông tin đến bé thì bé mới tiếp nhận một cách hiệu quả được, cha mẹ nên đả thông tư tưởng cho bé biết việc này là có thật và đưa ra được dẫn chứng rằng đã có các bạn khác cũng bị như vậy: " Có thể với 1 số mẹ sẽ cho là cách này không hiệu quả vì bé cụ non, già dặn hay lỳ... sẽ không sợ mà vấn đề mình nghĩ ở đây là để các bé sợ thì nó phụ thuộc vào cách bạn truyền tải thông tin đến bé như thế nào thì bé mới tiếp nhận thông tin 1 cách hiệu quả được. Bạn phải đả thông tư tưởng cho bé, phải cho bé biết việc này là có thật và đưa ra được dẫn chứng rằng đã có các bạn khác bị. Các bạn phải đưa được hình ảnh vào trong tư tưởng của bé để bé nhận biết được sự việc thì bé mới đón nhận được, chứ bé chưa có thông tin mà bị áp dụng ngay thì nó sẽ khó mà hiệu quả".
Rất may khi biết đây chỉ là trò đùa cậu bé đã bình thường trở lại.
Bài viết chia sẻ của chị T nhận được nhiều ý khiến trái chiều khác nhau, nhiều cha mẹ ủng hộ cách làm này và cho biết họ sẽ thực hiện luôn với con cái nhà mình để ngăn các bé dùng điện thoại quá nhiều:
- Dùng cho mấy cô cậu nhà mình nè!
- Hay quá, làm luôn cho nóng.
- Chúng mình áp dụng đi!
- Phải làm ngay.
Thế nhưng cũng không ít người phản đối cách làm này vì trẻ dùng điện thoại là do bố mẹ cho phép nên dẫn đến bị nghiện, nên quan trọng nhất là thay đổi cách cho trẻ sử dụng điện thoại, giới hạn thời gian rõ ràng và tỏ thái độ nghiêm khắc nếu trẻ có ý định chống đối, ăn vạ.
Theo Helino
Cứ đua nhau cai nghiện điện thoại cho con bằng những cách này, cha mẹ không biết rằng đang làm hại con Đau đầu vì con cái nghiện điện thoại, lười ăn, không nghe lời... nhiều cha mẹ đã quyết định áp dụng những "trò đùa" như dưới đây để cảnh cáo con cái. Thế nhưng điều này có thể để lại những hệ lụy không tốt cho trẻ. Trẻ em bị nghiện điện thoại thông minh hoặc thiết bị công nghệ có lẽ là...