Clinton: ‘Obama sẽ dễ dàng tái cử’
Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton hôm qua cho rằng tổng thống Barack Obama sẽ tái đắc cử dễ dàng tại Nhà Trắng, dù các cuộc thăm dò cho thấy một cuộc đua sát nút của hai ứng cử viên.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ảnh: AFP
“Tôi vẫn nghĩ tổng thống sẽ thắng với hơn 5 hoặc 6 điểm”, Bill nói trên CNN trong cuộc phỏng vấn với nhà sản xuất phim Harvey Weinstein.
Obama sẽ đối mặt với ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney trong cuộc bầu cử 6/11. Chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Texas hôm 29/5 giúp ông Mitt Romney giành đủ số phiếu để thành ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa.
Romney đã vượt lên trên Obama ở bang trọng điểm Florida với tỉ lệ 47-41%, theo báo cáo mới đây của Quinnipiac University Polling Institute. Tuy nhiên, Obama và Romney hiện hòa nhau trong một số thăm dò cấp quốc gia.
Reuters dẫn lời Bill Clinton, ông Romney và Obama có những chiến dịch tranh cử khác nhau, nhưng những kế hoạch của Obama sẽ có lợi hơn nhiều cho nền kinh tế Mỹ và hầu hết người dân Mỹ, so với của Romney.
Video đang HOT
Ngay trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2008, ông Bill Clinton đã thể hiện sự tin tưởng đối với Obama. “Tôi dự đoán rằng Thượng nghị sĩ Obama sẽ thắng (thượng nghị sĩ John McCain) và thắng một cách rất dễ dàng”, ông Bill cho biết trên CNN.
Đầu tháng 4 vừa qua, Bill Clinton cũng cho rằng Obama có thể chiến thắng dễ dàng nếu thuyết phục được cử tri rằng ông đã củng cố được một nền kinh tế trước đó bị lung lay.
Theo TTXVN
Tái đắc cử - Nhiệm vụ bất khả thi của Sarkozy
Với hơn 25% số phiếu bầu, Tổng thống Nicolas Sarkozy gần như đã phải dự tính trước thất bại cho mình trong vòng "đấu loại trực tiếp" khi mà các ứng viên khác đều ngả về đối thủ vòng hai của ông là Francois Hollande.
Tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy
Trước khi bầu cử Tổng thống Pháp diễn ra, ít người kỳ vọng lớn lao vào một chiến thắng mang tính đột phá trên chính trường Pháp ngày từ vòng đầu.
Nhưng, thực tế sau đó lại mang đến nhiều cú sốc đầy cảm xúc cho rất nhiều người, đặc biệt là các ứng viên sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố.
Người dân Pháp đi bầu nhiều hơn so với dự kiến. Đó là một bất ngờ khi nhiều nhận định trước đó cho rằng dân Pháp sẽ ngồi ở nhà còn hơn là đi bầu cử, vì đã chán ngấy với những gì mà họ phải đối mặt: nạn thất nghiệp tràn lan, kinh tế sa sút, khủng hoảng đồng euro.
Nhưng thông tin khả quan đó không làm cho Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy vui mừng, vì ông đang rơi vào thế thua thiệt đủ đường trong chặng tiếp theo - đấu loại trực tiếp với người vừa thắng vòng 1 là ứng viên cánh tả Francois Hollande.
Khoảng cách chưa đầy 4% số phiếu không phải là vấn đề quá lớn. Vấn đề với ông Sarkozy bây giờ là kiếm đâu ra số phiếu ủng hộ để chạy đua tiếp với ông Hollande trong vòng hai.
Không có nhiều khả năng các cử tri bỏ phiếu cho ứng viên cực hữu Marine Le Pen sẽ quay sang ủng hộ cho Tổng thống sắp mãn nhiệm. Như vậy là ông Sarkozy gần như mất trắng 20% số phiếu này vì ngay từ đầu, ông đã không thể thuyết phục được cử tri của đảng Mặt trận Quốc gia.
Ông Sarkozy cũng chẳng có nhiều cơ hội để thu hút được khoảng 9% số phiếu của ứng viên trung hữu Francois Bayrou vì chiến dịch của ứng viên này bị cho là quá mờ nhạt.
Trong khi đó, ứng viên Hollande lại đang chiếm ưu thế trội hơn hẳn. Các ứng viên cực tả đang dồn mọi sự ủng hộ dành cho ông này. Ứng viên Jean-Luc Melenchon được Đảng Cộng sản hậu thuẫn (có khoảng 11% số phiếu) cũng đang dồn sức cho ông Hollande với mục tiêu: đánh bại Sarkozy cho bằng được.
Với tương quan lực lượng như vậy, khả năng chiến thắng của ông Sarkozy là quá mong manh. Trang BBC bình luận rằng: sẽ là cực kỳ khờ khạo nếu như đánh cược rằng Sarkozy sẽ thắng.
Mặc dù cánh tả được cho là ở giai đoạn cực thịnh với chiến thắng sơ bộ của ông Hollande, nhưng số phiếu 18% của phe cực hữu mà người đứng đầu là bà Marine Le Pen đã khiến nhiều người sốc thật sự.
Với số phiếu bầu gây bất ngờ từ phe cực hữu, các chuyên gia chính trị giờ đây cho rằng: chính con số 18% cử tri bỏ phiếu cho Le Pen sẽ quyết định xem ai sẽ là tổng thống Pháp kế tiếp.
Tuy nhiên, bản thân bà Le Pen có vẻ như không muốn bỏ phiếu cho ông Sarkozy mà lại ngả về phía ông Hollande. Bà Le Pen từng tuyên bố rằng bà muốn trở thành lãnh đạo của phe đối lập. Giờ nếu như ông Sarkozy thất bại, bà sẽ trở thành lãnh đạo của phe đối lập cánh hữu trong một chính phủ có cả cánh hữu và cánh tả.
Dù cho đã hết sức cố gắng xoáy vào các điểm yếu của đối thủ Hollande như những điểm mù mờ, không rõ ràng trong chính sách kinh tế, chương trình "thuế và tiêu dùng", nhưng ông Sarkozy hầu như không có cơ hội đảo ngược tình thế khi mà nỗi thất vọng và chán ngán của cử tri đã thể hiện hết trong kết quả bỏ phiếu vòng một.
Có lẽ, đơn giản là người dân Pháp chỉ muốn Sarkozy đi, chứ họ cũng không quá để tâm tới những hệ quả đối với nền kinh tế nếu như đi theo chủ trương "chi tiêu thoải mái" kiểu Hollande.
Theo VietNamNet
Ông Obama được dự báo giành chiến thắng áp đảo Trang mạng The Signal (Mỹ) ngày 16/2 đã đưa ra dự báo rằng ông Barack Obama sẽ tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai với chiến thắng áp đảo, giành được 303 phiếu đại cử tri, trong khi đối thủ của đảng Cộng hòa chỉ giành được 235 phiếu. Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN)Dự báo này được đưa ra trong...