Clinton đột kích cứ địa của đảng Cộng hòa
Ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đang tự tin triển khai kế hoạch thu hút cử tri ở các bang vốn được coi là pháo đài của đảng Cộng hòa.
Ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trong một buổi diễn thuyết tại bang Clorado. Ảnh: NYT
Trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ ngày càng sụt giảm do chiến dịch tranh cử lâm vào chuỗi khủng hoảng liên tiếp, tỷ phú Donald Trump phải đối mặt với nguy cơ thất bại ngay tại những bang truyền thống của đảng Cộng hòa, vốn được đánh giá là pháo đài phòng thủ cuối cùng của ông trùm bất động sản, theo Slate.fr.
Dù được đánh giá đang dẫn trước đối thủ ở hầu hết các bang do dự như Wisconsin, Florida, Ohio, Iowa, New Hampshire, Nevada, Colorado, bà Clinton và đội ngũ tranh cử vẫn quyết định triển khai một kế hoạch tham vọng nhằm thu hút cử tri ở bang Arizona, nơi đảng Cộng hòa từng giành chiến thắng cách biệt tới 9 điểm trong kỳ bầu cử năm 2012.
Hy vọng giành được sự ủng hộ của cộng đồng người Mỹ gốc Latin, cùng các đại cử tri Cộng hòa đang bất mãn (bao gồm thượng nghị sỹ John McCain, người từng nhiều lần bị Trump xúc phạm), cựu ngoại trưởng Mỹ đã quyết định đầu tư hai triệu USD và cử người đại diện là đệ nhất phu nhân Mỹ, Michelle Obama đến tham gia buổi vận động vào ngày 20/10.
Theo New York Times, đây là một quyết định chiến thuật thể hiện sự tự tin đáng kinh ngạc của bà Clinton vào khả năng chiến thắng, cũng như quyết tâm truyền đi thông điệp muốn trừng phạt chiến dịch tranh cử bị nhuốm màu phân biệt chủng tộc của ông Trump.
“Nhiều khả năng bà Clinton đang quyết tâm khiến ông Trump và đảng Cộng hòa phải đón nhận một thất bại ê chề trên mọi phương diện”, bình luận viên Jean-Marie Pottier nhận định.
Ngoài Arizona, một số bang khác thường nghiêng về phe cộng hòa như Georgia, Utah và Alaska nơi có lượng lớn người da màu và các cử tri da trắng ngày càng có trình độ học vấn cao, cũng được đội ngũ của bà Clinton đưa vào tầm ngắm, nhằm hạ gục ứng viên đảng Cộng hòa với cách biệt lớn.
Theo Pottier, bà Clinton có thể tự tin đột kích các bang “sân nhà” của đối thủ là bởi các chiến lược gia và cố vấn của bà đã tính toán được trước được khả năng thành công tương đối cao.
Với cộng đồng người da màu lớn, Arizona còn sở hữu đông đảo cử tri gốc Latin (Hispanic).
Video đang HOT
Những năm gần đây, cử tri gốc Latin có xu hướng ủng hộ đảng Dân chủ vì những chính sách ôn hòa và cởi mở của đảng này với người nhập cư. Trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm 2010, 60% số cử tri gốc Latin bỏ phiếu ủng hộ đảng Dân chủ, so với 38% ủng hộ đảng Cộng hòa.
Tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, Tổng thống Obama có thể giành lợi thế để một lần nữa trở thành người đứng đầu Nhà Trắng là nhờ nhận được 71% phiếu của các cử tri gốc Latin, trong khi đó ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney chỉ nhận được 27% sự ủng hộ từ cộng đồng này.
Trong cuộc đua lần này, nhiều chuyên gia phân tích nhận định rằng đồng cử tri gốc Latin cũng đang nghiêng về phe Dân chủ, khi tỷ phú Donal Trump liên tục có những phát biểu mạnh mẽ về vấn đề nhập cư như đóng cửa biên giới và trục xuất tất cả người nhập cư trái phép. Nhằm tăng cường cơ hội chiến thắng, bà Clinton đã lên kế hoạch xuất hiện cùng con gái Chelsea và thượng nghị sĩ Bernie Sanders.
“Tỉ lệ cử tri đang sụt giảm mạnh khiến đội ngũ tranh cử của Trump phải chật vật kiếm phiếu từ những người da trắng tại bang cứ địa Georgia, lực lượng lẽ ra phải trung thành tuyệt đối với đảng Cộng hòa. Theo tôi cuộc đua dường như đã kết thúc”, Chris Jankowski, một cố vấn đảng Cộng hòa khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Chiến thuật châm chọc của Clinton tại tranh luận tổng thống Mỹ
Chiến thuật châm chọc, đả kích của Clinton dường như đã phát huy tác dụng trong phiên tranh luận tổng thống cuối cùng khi bà nhiều lần đẩy được ông Trump vào thế bí.
Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton tối 19/10 trong phiên tranh luận cuối cùng với đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump ở Đại học Nevada, Las Vegas. Ảnh: Reuters
Theo New York Times, tại cuộc tranh luận tổng thống trực tiếp thứ ba và cũng là cuối cùng diễn ra tối 19/10, bà Hillary Clinton đã qua mặt ông Donald Trump bằng một chiến thuật đầy bất ngờ: sử dụng chính vũ khí đặc trưng của đối thủ để tấn công.
Chiến thuật châm chọc
Clinton giải thích lại lời Trump. "Hãy để tôi phiên dịch xem tôi có khả năng không", ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ nói sau khi nghe đối thủ đảng Cộng hòa trình bày về kế hoạch thuế.
Clinton ngắt lời Trump. Lúc nhà tài phiệt New York khoe khoang về khách sạn tráng lệ mang tên ông ở Las Vegas, cựu ngoại trưởng Mỹ lập tức xen vào: "Làm bằng thép Trung Quốc" rồi nở một nụ cười đầy ẩn ý.
Trump bị chỉ trích vì trong suốt chiến dịch tranh cử, ông luôn miệng cáo buộc Trung Quốc, với tư cách một đối thủ kinh tế, đang thao túng thị trường tiền tệ, gây nhiều thiệt hại cho Mỹ, đồng thời cam kết tiến hành một cuộc chiến thương mại chống lại Bắc Kinh. Tuy nhiên, tỷ phú Mỹ lại nhập khẩu thép ồ ạt từ Trung Quốc.
Clinton chế nhạo Trump. Sau khi ông Trump tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin "không dành bất kỳ sự tôn trọng nào" cho Clinton, bà đã khéo léo lợi dụng câu chữ của đối thủ để phản pháo: "Ông ta muốn một con rối làm tổng thống Mỹ hơn".
Vứt bỏ kịch bản, bà Clinton đã tự biến mình thành một "kẻ uy hiếp", liên tục dùng chính những chiến thuật đã trở thành đặc trưng của Donald Trump để chống lại ông, quan sát viên Amy Chozick và Michael Barbaro từ New York Times bình luận.
Trong khi đó, ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng đảng Cộng hòa, trên sân khấu tranh luận tại Đại học Nevada, Las Vegas, cho thấy một hình ảnh rất khác so với những gì ông thể hiện suốt 16 tháng qua: bình tĩnh và kiềm chế một cách kỳ lạ. Người xem hãn hữu mới thấy ông lăng mạ hay ngắt lời đối phương.
Trong phần tranh luận với chủ đề nhập cư, bà Clinton tung ra một cú đòn hiểm, quả quyết rằng ông Trump đã lợi dụng người lao động không có giấy tờ để xây tòa nhà Trump Tower, thậm chí đe dọa trục xuất những người này.
Nhà tài phiệt New York, người hiếm khi chịu im lặng trước những lời chỉ trích, bỏ qua cơ hội đáp trả.
Ngạc nhiên hơn cả, ông còn để bà Clinton thoải mái né tránh một câu hỏi từ phía người điều phối chương trình Chris Wallace về những cáo buộc tấn công tình dục mà cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton vướng phải, cũng như vai trò của Clinton trong việc ngăn cản những người này tố cáo chồng bà.
Khi bà Clinton gọi ông là con rối của Tổng thống Nga Putin, Trump chỉ ngắt lời một cách hời hợt. "Không phải con rối. Không phải con rối. Bà mới là con rối", ông đáp, không giải thích gì thêm.
Theo hai bình luận viên từ New York Times, sau hai lần tranh luận, cựu ngoại trưởng Mỹ hôm 19/10 cuối cùng cũng có cơ hội để thảo luận về các vấn đề chính sách như bà từng khao khát. Song bên cạnh việc trình bày chi tiết các đề xuất, bà còn dồn dập tung đòn công kích nhắm vào sự nghiệp, rắc rối tài chính cùng những vấn đề nhạy cảm khác của ông Trump, vẽ chân dung đối thủ không khác gì một đứa trẻ hư hỏng, tính khí bất ổn.
"Ngày mà tôi ngồi trong Phòng Tình huống giám sát cuộc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden thì ông ấy đang dẫn chương trình 'Nhân viên Tập sự' (The Celebrity Apprentice)", bà Clinton nói, ám chỉ kinh nghiệm chính trị ít ỏi của ông Trump.
Chưa dừng lại ở đó, bà tiếp tục đả kích đối thủ về hoạt động từ thiện. "Tôi rất vui khi so sánh những gì chúng tôi (Quỹ Clinton) làm được với Quỹ Trump. Họ lấy tiền quyên góp từ mọi người để mua một bức chân dung Trump", bà nhấn mạnh. "Ý tôi là, ai lại làm như thế?".
Kỹ năng đàm phán của tỷ phú Trump cũng không nằm ngoài vòng công kích. "Ông ấy tới Mexico. Ông ấy có cuộc gặp mặt với Tổng thống Mexico", bà Clinton nói. "Ông ấy nín thinh, sau đấy lại lún sâu vao một cuộc chiến trên mạng xã hội Twitter bởi Tổng thống Mexico tuyên bố 'Chúng tôi sẽ không trả tiền cho bức tường ấy".
Ông Trump từng đề xuất xây tường giữa biên giới Mỹ - Mexico để ngăn dòng người nhập cư.
Phát huy tác dụng
Giới quan sát đánh giá, tại cuộc tranh luận cuối, ông Trump đã gặp không ít khó khăn để bắt kịp đối thủ. Nhà tài phiệt New York có lúc còn thừa nhận thứ duy nhất bà Clinton hơn ông là kinh nghiệm.
Khi nhận câu hỏi về quyết định năm 2008 của Tòa án Tối cao Mỹ về kiểm soát súng đạn, thay vì tập trung vào trọng tâm vấn đề ông Trump lại nhấn mạnh tới cảm xúc của bà Clinton vào thời điểm phán quyết được đưa ra. "Hillary rất đau khổ, rất giận dữ", ông miêu tả.
Cuộc tranh luận bước vào cao trào khi bà Clinton ám chỉ rằng ông Trump cuối cùng sẽ tìm ra cách để né tránh việc nộp thuế cho Cơ quan An ninh Xã hội.
"Tiền đóng cho Cơ quan An ninh Xã hội của tôi sẽ tăng, cũng giống như Donald, với điều kiện ông ấy không thể tìm ra cách nào để trốn", bà Clinton nói, dường như nhằm kích động ông Trump.
Và nhà tài phiệt New York thực sự đã bị kích động. "Thật là một mụ đàn bà xấu xa", ông đáp.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Lá thư Tổng thống Bush cha viết sau khi bại trận trước Bill Clinton Dù thất bại trước ông Clinton, ông Bush vẫn gửi lời chúc đối thủ thành công và cho lời khuyên về cách đối phó với những người chỉ trích. Cựu tổng thống Mỹ George H.W. Bush (phải) và cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ảnh: Blaze Trong cuộc tranh luận tổng thống Mỹ cuối cùng, Donald Trump tỏ ý ông sẽ không chấp...