Cleopatra VII – vị nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập cổ đại
Trước khi kết thúc thời kỳ vàng son và bước vào giai đoạn Hy Lạp hóa, Ai Cập được trị vì bởi một phụ nữ. Đó là nữ hoàng Cleopatra VII.
Cuộc đời Cleopatra VII được biết đến bởi mối quan hệ của bà với vị Hoàng đế La Mã và sau đó là mối tình với một tướng lĩnh đại tài của đất nước này. Tuy nhiên, người ta quên mất một điều rằng dưới sự trị vì của Cleopatra VII, đất nước Ai Cập đã trở nên giàu có và trở thành miền đất hứa cho nhiều nhà khoa học.
Mỗi lần nhắc đến các nữ hoàng Ai Cập cổ đại, ta không thể bỏ qua nữ hoàng Cleopatra. Dù có rất nhiều nữ hoàng đã sử dụng cái tên này song nổi tiếng nhất là Cleopatra VII (69 – 30 TCN) – vị nữ Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại.
Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại
Cleopatra VII là con gái thứ ba của vua Ptolemy XII Auletes. Khi vua cha qua đời vào mùa xuân năm 51 TCN, Cleopatra VII mới chỉ 18 tuổi. Vì hai chị gái đã mất nên Cleopatra trở thành người cai trị đất nước kim tự tháp cùng với em trai Ptolemy XIII. Bà đã lấy em trai và lợi dụng việc này để củng cố ngôi vị của mình.
Tác phẩm điêu khắc chân dung nữ hoàng trên đá.
Năm 51 TCN, Cleopatra đã loại bỏ Ptolemy XIII ra khỏi giấy tờ, bỏ qua truyền thống của dòng họ Ptolemy rằng phụ nữ cai trị phải phụ thuộc vào người nam giới cùng cai trị.
Bức ảnh miêu tả lại hình ảnh của Julius Caesar và Cleopatra.
Tuy vậy, một người phụ nữ như bà khó lòng bảo vệ đất nước toàn vẹn trước sự nhòm ngó của đế chế La Mã hiếu chiến. Để tránh đi đến một cuộc chiến tranh, nữ hoàng Cleopatra đã dùng sắc đẹp, sự thông minh và sức hấp dẫn của mình để quyến rũ Gaius Julius Caesar – nhà cầm quân, chính trị gia nổi tiếng của kẻ thù.
Nữ thiên tài gợi cảm tuyệt mỹ cùng giọng nói mê hoặc
Cleopatra là một người phụ nữ cực kỳ thông minh và có thể nói đến 9 thứ tiếng. Bà được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm.
Lịch sử ghi lại rằng: “Lời nói của Cleopatra chứa đựng một sức mê hoặc khó diễn tả. Tài ăn nói, tính cách của bà thể hiện qua từng hành động. Giọng nói của bà vô cùng ngọt ngào…”.
Cleopatra được mệnh danh là nữ thiên tài gợi cảm tuyệt mỹ và có giọng nói mê hoặc.
Cũng có tài liệu ghi lại rằng, “Cleopatra là nhà hiền triết, triết gia. Bà còn viết sách về y học, bùa chú và mỹ phẩm, bên cạnh nhiều quyển sách khác là tài liệu phổ biến trong giới thực hành y khoa”.
Có lẽ chính điều đó đã giúp bà chinh phục được trái tim của người đàn ông vĩ đại Julius Caesar. Bà được Caesar tái lập lên ngôi báu, cùng với một em trai khác Ptolemy XIV là người đồng cai trị.
Dưới sự cai trị của nữ hoàng Cleopatra, Alexandria – thủ phủ của Ai Cập trở thành thành phố hiện đại bậc nhất trên thế giới cổ đại. Alexandria có dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám nghiệm tử thi, một thư viện và ngọn hải đăng khổng lồ. Có thể nói đây là trung tâm thu hút các nghệ sĩ, nhà khoa học, kỹ sư và nhà văn tài năng trên khắp thế giới.
Hình ảnh miêu tả của Marcus Antonius và Cleopatra.
Sau khi tướng Caesar bị ám sát, bà tiếp tục quan hệ tình cảm với tướng Marcus Antonius. Khi bị thất thủ, để thử lòng chung thủy của Marcus Antonius, Cleopatra sai người báo với ông rằng bà đã chết. Marcus Antonius quá đau khổ nên đã tự sát.
Nữ hoàng quyết định giữ gìn phẩm giá bằng cách tự sát. Theo nhiều tài liệu ghi lại, bà đã để cho một con rắn mào gà cắn vào cổ. Hầu hết mọi người cho rằng, bà đã có chủ tâm để rắn cắn vì người Ai Cập tin rằng nhờ thế, họ mới có thể đạt tới sự bất tử.
Bức tranh “Cái chết của Cleopatra” của Reginald Arthur.
Song bên cạnh đó cũng có nhiều học giả bộc lộ nghi ngờ về giả thuyết này. Họ cho rằng, loài rắn này không sống ở Ai Cập. Chính vì vậy có thể đó là một con rắn hổ mang, loài rắn phổ biến tại đất nước của các vị Pharaoh.
Nữ hoàng Cleopatra không đẹp như người ta tưởng tượng
Hầu hết mọi người đều cho rằng, nữ hoàng Cleopatra đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một sự thật đúng: Cleopatra là một phụ nữ. Sự thật là Cleopatra không hề xinh đẹp. Dù thời cổ đại người ta có cái nhìn về sắc đẹp khác bây giờ.
Hình ảnh Cleopatra trong phim và trên đồng tiền xu La Mã.
Plutarch – một nhà văn Hy Lạp đã từng viết về Cleopatra trong cuốn sách nói về cuộc đời một vị tướng La Mã và cũng là một trong số những người tình Cleopatra. Cuốn sách được viết vào thời điểm khoảng 1 thế kỷ sau khi nữ hoàng Cleopatra mất, vào năm 30 TCN.
Ông miêu tả Cleopatra “không hề hoàn mỹ”, “vẻ đẹp khó có thể nói nghiêng nước nghiêng thành”. Tuy Cleopatra không xinh đẹp nhưng bằng trí thông minh, giọng nói ngọt ngào của bà đã chinh phục trái tim hai người đàn ông quyền lực nhất thời bấy giờ.
Hình Cleopatra trên đồng tiền đúc tại Syria.
Cho đến nay, người ta mới chỉ tìm thấy bằng chứng duy nhất về nhan sắc của bà đó là đồng tiền xu La Mã có khắc hình Cleopatra. Theo như bức chân dung trên mặt đồng xu, Cleopatra có dung nhan khá thô: cái cổ to, mũi khoằm, tai dài còn cằm thì nhô ra. Cũng giống như đa số phụ nữ thời đó, Cleopatra chỉ cao khoảng 1,5m.
Vẻ đẹp thực sự của nữ hoàng Cleopatra có lẽ mãi mãi sẽ là một điều bí ẩn song sự thông minh, quyến rũ của bà là điều mà lịch sử phải công nhận.
Theo người nổi tiếng, tri thức trẻ
Bí mật bên trong một quan tài Ai Cập 2.500 tuổi
150 năm qua một chiếc quan tài Ai Cập cổ xưa "trống rỗng hoàn toàn" vẫn được trưng bày tại một viện bảo tàng Nicholson ở Úc .Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học hết sức bất ngờ khi phát hiện bộ xác ướp bí ẩn nằm bên trong.
Chiếc quan tài 2.500 tuổi này do nhà nghiên cứu Charles Nicholson mua lại vào năm 1860 cùng với ba quan tài gỗ có chứa xác ướp khác.
Tuy nhiên nó trông khá đơn giản nên có lẽ ban đầu không nhận được sự chú ý lúc.
Nhà nghiên cứu Jamie Fraser, quản lý bảo tàng cho biết tài liệu cổ ghi rằng quan tài trống rỗng, còn những tài liệu của viện bảo tàng thì lại ghi rằng: những gì nằm trong quan tài là "các mảnh đá vụn".
Jamie Fraser nói: "Chúng tôi không thể tin vào mắt mình được nữa, và thậm chí đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được cảm giác của mình khi đó. Tôi chưa từng khai quật một lăng mộ Ai Cập cổ nào, nhưng tôi nghĩ cảm giác khi ấy cũng hồi hộp chẳng kém".
Nhóm nghiên cứu của Fraser đã hoàn thành đánh giá tổng quan về những gì nằm bên trong chiếc quan tài bằng việc sử dụng máy quét CT và máy scan laser. Theo đó, xác ướp bên trong quan tài đã bị tàn phá nặng nề đến mức bị nhầm là những mảnh đất đã vụn.
Nhiều khả năng xác ướp này đã từng bị tấn công bởi những tay trộm mộ nhằm tìm kiếm các loại vòng cổ, đá quý cũng như những báu vật nằm bên trong quan tài.
Những dòng chữ trên quan tài cho biết xác ướp nằm bên trong thuộc về nữ tu tên là Mer Neithites, từ những năm 600 trước Công nguyên.
Ông Fraser chia sẻ: "Theo như những dòng chữ tượng hình thì Mer Neithites là một nữ tu trong ngôi đền của Sekhmet, nữ thần đầu sư tử của Ai Cập cổ đại, qua đời khoảng năm 30 tuổi".
Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang hy vọng có thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của xác ướp này, cũng như những manh mối liên quan đến cuộc sống của người này trước khi qua đời. Họ cũng hi vọng có manh mối về quá trình ướp xác để hiểu thêm về kỹ thuật cổ xưa này.
Theo Hoàng Dung/Infonet
Giải mã biểu tượng cuộc sống vĩnh cửu của pharaoh Ai Cập Là người đứng đầu vương quốc, pharaoh Ai Cập là người quyền lực nhất, nắm trong tay quyền sinh sát cũng như vận mệnh của mọi người dân. Đặc biệt, nhà vua gắn liền với biểu tượng cuộc sống vĩnh cửu Ankh. Pharaoh Ai Cập thường được mô tả cầm biểu tượng cuộc sống vĩnh cửu Ankh trong tay. Điều này cho thấy...