CLB rủ nhau xin hủy V-League 2020, VFF họp gấp bàn cách ứng phó
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại, một số CLB đề xuất dừng mùa giải chuyên nghiệp, VFF và VPF phải tìm ra phương án ứng phó.
Chiều nay (28/7), VFF có thể sẽ đưa ra những thông báo quan trọng liên quan đến các kế hoạch trong thời gian tới của bóng đá Việt Nam. Đại dịch COVID-19 một lần nữa khiến VFF, VPF phải hoãn và điều chỉnh lịch trình V-League, giải Hạng Nhất, Cúp Quốc gia. Kế hoạch của đội tuyển quốc gia nhiều khả năng cũng chịu ảnh hưởng.
Các đội bóng cũng bày tỏ nguyện vọng về phương án ứng phó trong tình hình hiện tại. Một số CLB V-League đề xuất kết thúc sớm mùa giải bóng đá chuyên nghiệp.
V-League 2020 đang tạm hoãn chưa rõ ngày trở lại.
Sông Lam Nghệ An đưa ra ý tưởng trao chức vô địch cho Sài Gòn FC, không tính xuống hạng, đưa hai đội Hạng Nhất lên và mở rộng quy mô V-League lên 16 đội ở mùa giải 2021. Quảng Nam, Nam Định cũng có quan điểm tương tự. VPF, VFF chắc chắn phải có những cuộc thảo luận với các CLB để tìm ra phương án hợp lý nhất.
Hiện tại, trong lúc V-League và giải Hạng Nhất đang tạm hoãn, VPF đẩy Cúp Quốc gia lên thi đấu ngay cuối tuần này. Không khí bóng đá tạm thời chưa bị gián đoạn đối với người hâm mộ khi 8 đội bóng sẽ ra sân vào ngày 1/8 và 2/8 ở vòng Tứ kết Cúp Quốc gia, gồm Hà Nội FC, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, Than Quảng Ninh, Viettel và Becamex Bình Dương.
Việc V-League tạm dừng vào lúc này và chưa rõ ngày trở lại có thể khiến mùa giải kéo dài hơn dự kiến, ảnh hưởng đến kế hoạch của đội tuyển quốc gia. Dù AFF Cup 2020 có nguy cơ bị đẩy sang năm 2021 nhưng đội tuyển Việt Nam vẫn còn một mặt trận quan trọng là vòng loại World Cup 2022.
Bóng đá Việt Nam: Từ 'tháp ngược' chuyển sang 'nhà ống'
Kể từ năm sau, 3 giải đấu cao nhất của bóng đá nước nhà bao gồm V-League, hạng Nhất, hạng Nhì sẽ đều có 14 CLB tham dự.
Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải vừa ký quyết định về việc quy hoạch số lượng đội tham dự giải bóng đá quốc gia giai đoạn 2021-2023 với nội dung cơ bản như thế.
Nhìn từ thay đổi của VFF có thể thấy rằng chúng ta đang từng bước xóa bỏ quy trình "tháp ngược" đã tồn tại nhiều năm. Thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra tính ổn định, sự phát triển tốt cũng như có hệ thống lớp lang để kế thừa.
Như thế, ở mùa bóng 2020 này, đội đứng cuối cùng của giải hạng Nhất sẽ phải xuống chơi ở hạng Nhì 2021. 3 đội có thành tích tốt nhất ở giải hạng Nhì 2020 sẽ lên chơi ở giải hạng Nhất vào năm sau.
Việc nâng số lượng các đội ở hạng Nhất lên 14 đã xóa bỏ điểm nghịch lý vốn đã tồn tại nhiều năm qua. Nếu như V-League đã "quy hoạch" đủ 14 CLB từ mùa giải 2015 thì con số các đội tham dự giải hạng Nhất cứ trồi sụt xuống lên một cách thất thường.
10 đội bóng ở năm 2016 đã giảm xuống 7 ở năm tiếp theo, đến mùa gần nhất 2019 vọt lên 12 đội, trong khi hạng Nhì là 14 CLB. Việc số lượng CLB không cân bằng giữa những hạng đấu đã làm mất đi tính cân xứng.
Lý do là bởi mô hình "tháp ngược" không vững chân đế sẽ chẳng có được nền tảng vững chắc cho sự phát triển của bóng đá nước nhà, mà một trong những yếu tố cơ bản nhất để định danh sự phát triển của nền bóng đá quốc gia hay ĐTQG có được bền vững hay không nằm vào quy mô, chất lượng của các giải đấu trong nước.
Vì thế, khi giải hạng Nhất, hạng Nhì được nâng lên con số 14 sẽ tạo ra sự cân bằng trong quá trình tổ chức thi đấu. Tính cạnh tranh, cống hiến và chất lượng nâng dần lên cũng từ các làm mới này mà ra.
Lâu nay, giải hạng Nhất vốn được coi là cảnh "chợ chiều" huống hồ gì các hạng đấu thấp hơn không tránh khỏi hắt hiu, đá theo kiểu phong trào cho vui. Kinh phí hoạt động, mô hình quản lý, sự đầu tư cho các giải đấu thấp hơn V-League không thể kéo lên được nếu chẳng có sự chuyển biến, cạnh tranh hay đột phá.
Từ mùa giải 2021, số lượng đội bóng ở 3 giải đấu của bóng đá Việt Nam sẽ đều có 14 CLB tham dự. Ảnh: VPF
Khi không thể kéo được các ông bầu đầu tư vào các giải đấu thì gần như đội bóng chỉ trông chờ vào ngân sách nhiều ít từ mỗi địa phương mà thôi.
Một khi số lượng các đội tham dự những hạng đấu có tính cân bằng sẽ tạo thêm điều kiện để cầu thủ trẻ được ra sân nhiều hơn, bởi lâu nay, nhìn vào sân chơi hạng Nhất hay thấp hơn, nhiều người nói vui nơi những "ông già" chơi bóng.
Ra sân nhiều, chơi bóng nhiều, hẳn nhiên là cơ hội cho lớp cầu thủ trẻ hay những cầu thủ đang trên quá trình phát triển để bật vọt lên giải chuyên nghiệp. Như thế, tính cạnh tranh cao, khoảng cách dần rút lại. Dĩ nhiên, nếu mọi thứ tốt hơn như thế, sức hút sẽ được tạo ra và tạo tiền đề cho các nhà đầu tư vào bóng đá ngày càng nhiều hơn.
VFF cho rằng đây là thời điểm phù hợp để đưa ra quyết định về mô hình, số lượng cũng như phương thức tổ chức các các giải đấu trong nước. Phù hợp, bởi ngoài V-League, các hạng đấu còn lại đều không dùng ngoại binh.
Thêm vào đó, khi công tác đào tạo trẻ ngày càng có nhiều lứa cầu thủ kế cận sẽ là nguồn nhân lực dồi dào ở mỗi địa phương. Bây giờ, các lò đào tạo cũng muốn trực tiếp tham gia vào cuộc chơi chứ không chỉ là đào tạo rồi chỉ bán cầu thủ ra lò như lâu nay. Rõ ràng, số lượng đội bóng tăng lên thì cơ hội để các lứa cầu thủ được tham gia và thi đấu sẽ rộng mở hơn.
Hơn 20 năm đi theo con đường bóng đá chuyên nghiệp, chúng ta mới chỉ "vừa chạy xếp hàng". Lâu nay, tính ổn định, cái gốc của nền bóng đá chưa được coi trọng. Hay nói cách khác, sự cân đối, hài hòa, bài bản chỉ ở mức tương đối.
Cho nên, từ quyết định nâng cấp số lượng các đội bóng, hy vọng sẽ nâng tầm được chất lượng. Từ mô hình "tháp ngược" chông chênh sang mẫu "nhà ống" vừa vặn cũng đã được nhìn nhận như bước chuyển mình đáng kể.
Còn câu chuyện phát triển mang tính bền vững theo đúng hình tháp như các quốc gia khác sẽ cần có thêm nhiều giai đoạn cùng chất liệu nữa. Thôi thì, chờ thêm thời gian.
Trần Tuấn
Trọng tài V-League sai nối sai, vì đâu nên nỗi Các Vua áo đen mắc sai sót, lỗi yếu kém về chuyên môn tại V-League, và cách Trưởng ban trọng tài lên tiếng thấy buồn cho bóng đá Việt. Trọng tài sai và tuyên bố của ông Trưởng ban Trong phát biểu mới nhất, Trưởng ban trọng tài Dương Văn Hiền quả quyết: "Một số trọng tài đã mắc sai sót về chuyên...