CII huỷ nới room và dự kiến lợi nhuận năm 2021 tăng 14,3%
CII bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh môi giới bất động sản để trình Đại hội đồng cổ đông năm 2021 và hủy bỏ việc điều chỉnh giảm sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 70% xuống 49%…
Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CII-HOSE) công bố thông qua kế hoạch năm 2021 và một số nội dung quan trọng khác.
Theo đó, trong năm 2021, CII đặt kế hoạch tổng doanh thu 6.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 615 tỷ đồng, tăng 14,3% so với thực hiện trong năm 2020.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp thông qua kế hoạch trả cổ tức 14%. Trong đó, cổ tức 2% cho năm 2019 và 12% cho năm 2020, tương ứng 1.400 đồng/cổ phiếu và ủy quyền Chủ tịch HĐQT quyết định cụ thể thời điểm chốt và thời điểm thanh toán.
HĐQT CII thống nhất triệu tập ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, chốt danh sách thực hiện tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 và uỷ quyền Chủ tịch HĐQT quyết định các công tác liên quan (thời gian, địa điểm…).
Ngoài ra, CII bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh môi giới bất động sản để trình Đại hội đồng cổ đông năm 2021 và hủy bỏ việc điều chỉnh giảm sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 70% xuống 49%.
Video đang HOT
Mới đây, CII cho biết, tính đến ngày 23/2/2021, các thủ tục để triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ Dự án Xa lộ Hà Nội đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Ban lãnh đạo công ty hy vọng việc triển khai thực hiện thu giá dịch vụ đường bộ tại trạm thu phí Xa lộ Hà Nội sẽ được thực hiện sớm trong thời gian tới.
Kết thúc năm 2020, CII ghi nhận doanh thu đạt 5.379,3 tỷ đồng, tăng gần 197% so với cùng kỳ (1.813 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế đạt 538 tỷ đồng, tăng 6,9% so với thực hiện trong năm 2019 (503 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt hơn 293 tỷ đồng.
Được biết, năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 808 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch doanh thu đạt 5.800 tỷ đồng và lợi nhuận cổ đông công ty mẹ đạt 808 tỷ đồng thì CII thực hiện được 93% mục tiêu doanh thu và khoảng 36% mục tiêu lợi nhuận.
Trong năm 2020, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm từ 5.057 tỷ xuống còn 3.234 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính dài hạn lại tăng từ 8.794 tỷ lên 13.352 tỷ đồng; hàng tồn kho giảm từ 5.941 tỷ đồng, xống gần 4.779 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/3, cổ phiếu CII tăng 70 đồng lên 22.220 đồng/cổ phiếu.
Đổi mới sản xuất giúp VICEM tăng lợi nhuận gần 700 tỷ đồng mỗi năm
Năm 2021, VICEM đặt mục tiêu sản xuất khoảng 22 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước; sản xuất xi măng trên 26 triệu tấn, tăng 8%.
Chiều 28/1, tại Hà Nội, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đã tổ chức buổi gặp mặt các phóng viên, nhà báo nhân dịp đầu xuân Tân Sửu 2021.
Thay mặt Ban lãnh đạo Công ty, đại diện VICEM đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các phóng viên, nhà báo đại diện cho các cơ quan thông tấn báo chí đã đồng hành cùng đơn vị trong suốt một năm 2020.
Lãnh đạo VICEM cho biết, trong 5 năm qua, nhờ các chương trình đổi mới sản xuất, xử lý nút thắt công nghệ đã giúp cho VICEM tăng quy mô thêm 3 triệu tấn clinker, mà cơ bản không phải bỏ thêm chi phí, tiết kiệm gần 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư; góp phần làm lợi nhuận tăng gần 700 tỷ đồng hàng năm.
Với mục tiêu phát triển xanh và bền vững, VICEM đẩy mạnh tái cấu trúc toàn diện Tổng công ty, tập trung khởi tạo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Trong năm 2020, Tổng công ty đã ứng dụng thay thế một phần nguyên liệu là đá vôi, đất sét trong sản xuất nhằm giảm tối đa sử dụng tài nguyên thiên nhiên bằng các nguyên liệu lấy từ chất thải của các ngành kinh tế khác, cùng các chất thải trong hoạt động hằng ngày của con người.
Đại diện VICEM đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các phóng viên, nhà báo đại diện cho các cơ quan thông tấn báo chí đã đồng hành cùng đơn vị trong suốt một năm 2020
Song song đó, năm qua, VICEM cũng cấu trúc lại tổ chức, bộ máy, nhân sự, đồng thời ứng dụng các mô hình quản trị tối ưu, nâng cao giá trị thương hiệu, năng lực cạnh tranh gắn với việc cổ phần hóa Công ty mẹ VICEM để xây dựng và phát triển VICEM thành một doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt, định hướng ngành Xi măng phát triển xanh và bền vững.
Đồng thời, triển khai thí điểm các chương trình kinh tế tuần hoàn, xử lý chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng và bảo vệ môi trường nhằm giảm bớt sử dụng tài nguyên không tái tạo, góp phần giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn VICEM.
"Thực hiện đề án tái cơ cấu toàn diện Tổng công ty giai đoạn 2019-2025 đã được Bộ Xây dựng phê duyệt, VICEM đang tập trung đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo mang lại không gian và động lực phát triển mới cho đơn vị nói riêng và ngành xi măng nói chung", đại diện VICEM thông tin.
Cũng theo lãnh đạo VICEM, năm 2021, VICEM đặt mục tiêu sản xuất khoảng 22 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước; sản xuất xi măng trên 26 triệu tấn, tăng 8%.
Tổng sản phẩm tiêu thụ dự kiến 30 triệu tấn, tăng 5%. Cùng đó, đặt mục tiêu doanh thu trên 35.000 tỷ đồng, tăng khoảng 7% và lợi nhuận trước thuế ước khoảng 2.300 tỷ đồng, tăng khoảng 13%; đồng thời tiếp tục đảm bảo ổn định mức thu nhập bình quân cho người lao động.
Để đạt các mục tiêu đề ra, VICEM sẽ tập trung vào 6 giải pháp. Trước tiên là tiếp tục tối ưu hóa, nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tập trung đầu tư theo chiều sâu, giảm định mức tiêu hao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và tác động đến môi trường.
Cùng đó, VICEM hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng việc từng bước sắp xếp lại thị trường tiêu thụ giúp phát huy hết năng lực sản xuất của các nhà máy, tối ưu hóa hoạt động logistics, lợi thế về thương hiệu và định giá cao nhất, từ đó tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và tăng thị phần...; hoàn thiện chiến lược kinh doanh xi măng rời để phù hợp với xu hướng dịch chuyển xi măng bao sang xi măng rời, áp dụng số hóa trong tiêu thụ sản phẩm trên diện rộng.
Các kịch bản trong điều hành sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được xây dựng nhằm hạn chế và tiến tới không đổ clinker ra bãi; có giải pháp trong trường hợp phải đổ bãi clinker để chống giảm phẩm cấp và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiện VICEM đang tập trung tái cơ cấu, cổ phần hoá theo kế hoạch; cập nhật, đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Năm 2021, VICEM tiếp tục triển khai các chương trình đổi mới sáng tạo về công nghệ, thiết bị, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất xi măng.
Đáng chú ý, chương trình kinh tế tuần hoàn tập trung nghiên cứu, đánh giá kết quả xử lý đốt rác thải, sử dụng bùn thải thay thế nguyên nhiên liệu trong sản xuất xi măng và đưa vào áp dụng tại các công ty thành viên có đủ điều kiện nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh; đồng thời góp phần giải quyết vấn đề môi trường...
Cũng trong buổi gặp mặt, lãnh đạo VICEM cam kết, sẽ tiếp tục chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, nâng cao hiệu quả phối hợp, hợp tác với các cơ quan báo chí để đẩy mạnh thông tin truyền thông ngày càng hiệu quả hơn về định hướng, chiến lược phát triển của công ty. Lãnh đạo VICEM cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành, chia sẻ, sự hợp tác từ các cơ quan thông tấn báo chí, để VICEM thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Nhân dịp năm mới 2021 và chuẩn bị đón Xuân Tân Sửu, thay mặt Ban lãnh đạo Tổng công ty, đại diện VICEM gửi lời chúc mừng tới tất cả các phóng viên, nhà báo sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
FLC ước tính lãi hợp nhất quý IV tăng gấp 5 lần Tập đoàn FLC ước tính lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý IV/2020 khoảng 2.500 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm trước và trên 4 lần so với quý trước đó. Khoản lợi nhuận hợp nhất ước tính tăng mạnh trong hai quý cuối năm dự kiến giúp FLC đạt lợi nhuận dương khoảng hơn 200 tỷ...