Cienco8 bị thu giấy phép xuất khẩu lao động vì thu phí cao
Thông tin này vừa được Cục Lao động ngoài nước đưa ra vào 17h chiều nay (2.3). Theo đó, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) đã bị phạt tiền và tịch thu giấy phép xuất khẩu lao động do thu phí cao, không đảm bảo các điều kiện đưa lao động đi làm việc ở Đài Loan.
Trước đó, ngày 16.12.2016, Thanh tra Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định số 287/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Cienco8. Tổng công ty này bị xử phạt số tiền 120 triệu đồng và tạm đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 tháng.
Ảnh minh họa: Internet
Ông Phạm Viết Hương – Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước – cho biết, lý do bị xử phạt là do tổng công ty này đã vi phạm các quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Những vi phạm cụ thể gồm: Không trực tiếp tuyển chọn lao động; thu tiền của người lao động không đúng quy định (thu tiền dịch vụ nhưng không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; không cấp phiếu thu cho người lao động; mức tiền dịch vụ không được ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài). Thị trường mà tổng công ty này đưa đi xuất khẩu lao động chính là thị trường Đài Loan.
Đồng thời với quyết định xử phạt trên, ngày 27.12.2016, Thanh tra Bộ đã ban hành Kết luận Thanh tra số 370/KL-TTr, trong đó yêu cầu Cienco8 thực hiện các kiến nghị về việc hoàn thiện tổ chức bộ máy đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động. Yêu cầu Cienco8 thực hiện đúng quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về việc trực tiếp tuyển chọn lao động và quy định về hợp đồng, tiền môi giới và tiền dịch vụ thu từ người lao động.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tới ngày 14.2.2017, Thanh tra Bộ kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị tại Kết luận thanh tra nêu trên tại Cienco8 thì thấy đơn vị này chưa chấp hành. Cụ thể, tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại tổng công ty này chưa đảm bảo quy định (không có bộ phận theo dõi, quản lý lao động ngoài nước, không có trung tâm hoặc phòng nghiệp vụ xuất khẩu lao động). Tiếp đó, bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài không đảm bảo quy định (chưa có bộ phận đào tạo, quản lý học viên).
Thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước thực hiện các thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động của Cienco8.
Theo Danviet
Vụ cô gái mất liên lạc ở Hà Nội: Công ty xuất khẩu lao động nói gì?
Liên quan tới thông tin lao động Phan Thị Huyền (21 tuổi, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) mất tích khi ra Hà Nội làm visa đi xuất khẩu lao động. Sáng 23/2, PV Dân trí đã làm việc với Công ty CP Nhân lực Thuận Thảo, đơn vị được nhắc tới như là nơi Phan Thị Huyền tới đăng ký.
Lao động Phan Thị Huyền.
Tại buổi làm việc, ông Hồ Tùng Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nhân lực Thuận Thảo (Nam Từ Liêm, Hà Nội) - xác nhận việc lao động Phan Thị Huyền quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã tới công ty đăng ký làm thủ tục đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan.
"Tuy nhiên, sự việc đăng ký trên đã diễn ra trong ngày 10/11/2016. Theo hệ thống dữ liệu của công ty, từ đó tới nay, lao động Phan Thị Huyền không quay lại công ty Thuận Thảo để làm các thủ tục khác nhằm tiếp tục nguyện vọng đi xuất khẩu lao động" - ông Hồ Tùng Lâm nói.
Đồng thời, ông Hồ Tùng Lâm cũng khẳng định, lao động Phan Thị Huyền chưa từng nộp phí, tham gia khoá học đào tạo kỹ năng hay ngoại ngữ trước khi xuất cảnh do công ty Thuận Thảo tổ chức.
Cũng theo đại diện Công ty CP Nhân lực Thuận Thảo, việc tên công ty được nhắc tới khi sự việc lao động Phan Thị Huyền mất tích, có thể do trước đó chị này đã trao đổi với người nhà hoặc bạn bè về nguyện vọng đi lao động xuất khẩu qua công ty.
Giải thích theo quy trình, ông Hồ Tùng Lâm cho biết, người lao động tới đăng ký đi xuất khẩu lao động tại công ty rất nhiều. "Khi có đơn hàng cụ thể, công ty sẽ thông báo tới người lao động các thủ tục tiếp theo. Do đó, người lao động có thể tiếp tục tham gia hoặc dừng việc đăng ký là điều dễ hiểu. Lao động Phan Thị Huyền có thể là một trường hợp như trên" - ông Hồ Tùng Lâm nói.
Bản trích lục thông tin lao động Phan Thi Huyền đăng ký tại Công ty Thuận Thảo
Cũng theo một lãnh đạo Công ty Thuận Thảo, qua tìm hiểu ban đầu, công ty cũng phát hiện lao động Phan Thị Huyền còn đăng ký đi xuất khẩu lao động qua một công ty XKLĐ khác. "Và ở công ty này, chị Phan Thị Huyền cũng chỉ làm tờ khai rồi không tới đăng ký tiếp" - vị lãnh đạo công ty cho biết.
Trước đó, chị Phan Thị Yến (chị gái lao động Phan Thị Huyền) trao đổi với báo giới về việc em gái mình vào 21h ngày 19/2 đi xe khách Châu Tịnh (ở Nghi Xuân) ra Hà Nội làm visa sang Đài Loan xuất khẩu lao động.
Khoảng 5h sáng hôm sau (20/2), xe ra đến bến Nước Ngầm - Hà Nội. Một tiếng sau, Huyền gọi điện về cho gia đình thông báo đã ra đến nơi và đã gọi xe ôm Grap đến đón sang Công ty Xuất khẩu lao động Thuận Thảo ở Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tuy nhiên, 30 phút sau, chị Yến nhận được tin nhắn từ Zalo của Huyền với nội dung rất lạ: "Cj ơi em hứng đi đài loan mô. E k muốn đi mô ...cj điện cho môi giới ns e bị cj đó rồi k ra đóng vì dk cj vs mẹ đừng lo cho e nk. e xl... đừng tìm e nk cj".
Lo lắng, chị Yến gọi lại nhiều lần nhưng máy Huyền mất liên lạc. Gia đình đang nghi ngờ có thể Huyền đã bị bắt cóc hoặc lý do cá nhân nào đó? Trong một nghi vấn khác, người nhà của cô gái này cho biết thêm, trước đây Huyền có yêu một thanh niên tại huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) nhưng gia đình ngăn cấm.
Được biết, UBND xã Cổ Đạm đã nhận được đơn trình báo của gia đình, hiện xã này đã báo cáo sự việc lên Công an huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh để làm rõ sự việc.
Chị Phan Thị Yến cho biết với PV Dân trí: "Gọi mãi cho Huyền không được, tôi đọc lại tin nhắn và nghi không phải do chính em nhắn mà một người khác soạn tin. Vì ký tự tin nhắn hơi lạ, khác với Huyền nhắn hàng ngày. Thường ngày khi nhắn tin, em gái tôi viết đúng chính tả, không bao giờ thấy em tôi dùng chữ "Cj" thay cho chữ "Chị". Tôi thấy lạ, bất an nhưng gọi điện cho em gái thì không được".
Theo Hoàng Mạnh (Dân trí)
Chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng, trùm lừa đảo XKLĐ bỏ trốn Dù không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đưa người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng Hoàng Thị Đào vẫn tuyển lao động sang nước ngoài làm việc. Sau khi chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng của người lao động, Đào bỏ trốn khỏi địa phương và bị bắt giữ. Hoàng Thị Đào thời điểm bị bắt giữ sau...