Cienco 4 thu hồi văn bản đề nghị dân cam kết “không đi đường BOT”
Cienco 4 thu hồi văn bản gửi các địa phương ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, vì trong văn bản này có đề nghị người dân cam kết “không tham gia giao thông trên các tuyến của dự án BOT”.
Ngày 17.3, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) đã thu hồi văn bản gửi các địa phương ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, đề nghị thống kê số liệu ôtô của người dân sống gần trạm thu phí Bến Thủy và Bến Thủy 2
“Chúng tôi thu hồi văn bản cũ do có sơ suất trong khâu soạn thảo và ban hành văn bản mới thay thế”, đại diện Cienco 4 cho biết.
Trong văn bản mới, Cienco4 giải thích đề nghị nêu trên nhằm xây dựng phương án miễn hoặc giảm mức tối đa cho ôtô của tổ chức, cá nhân thường trú gần trạm thu phí Bến Thủy và Bến Thủy II. Văn bản này không yêu cầu người dân ký cam kết “không đi trên đường BOT”.
Người dân địa phương đã nhiều lần tập trung phản đối thu phí tại trạm thu phí cầu Bến Thủy. Ảnh: Xuân Hoa
Trước đó, ngày 10.3, ông Ngô Trọng Nghĩa, Phó tổng giám đốc Cienco 4 đã ký văn bản gửi TP.Vinh, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) và huyện Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), đề nghị các địa phương thống kê xe ôtô không tham gia giao thông trên các tuyến của dự án BOT do Cienco 4 đầu tư.
Ngoài ra, Cienco 4 yêu cầu người dân thực hiện cam kết “không tham gia giao thông trên các tuyến của dự án BOT”, nếu phát hiện ra thì Cienco 4 sẽ từ chối mức hỗ trợ hiện đang được hưởng do nhà đầu tư BOT chi trả.
Video đang HOT
Nội dung này đã gây phản ứng trái chiều của người dân địa phương gần khu vực dự án BOT và chủ ôtô ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Nhiều người cho rằng, nhà đầu tư không được yêu cầu người dân cam kết không đi trên đường BOT.
2 trạm thu phí cầu Bến Thủy được xây dựng để hoàn vốn cho dự án tuyến đường tránh TP.Vinh (dài 25km) và dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Nam Bến Thủy – tránh TP.Hà Tĩnh (dài 35km).
Người dân huyện Nghi Xuân, TP.Vinh đã nhiều lần đưa ôtô chặn trạm thu phí, đề nghị cơ quan chức năng xem xét lại vì họ không sử dụng dự án BOT nhưng vẫn phải trả phí khi qua cầu.
Cuối năm 2016, Cienco 4 đã quyết định giảm phí vé tháng cho người dân địa phương với mức 900.000 đồng/tháng cho xe dưới 12 chỗ, xe trọng tải dưới 2 tấn; 1,235 triệu đồng/tháng với xe từ 12 đến 30 chỗ, xe tải từ 2 đến 4 tấn.
Việc giảm phí cầu đường chỉ áp dụng với người có hộ khẩu thường trú và tổ chức có trụ sở chính tại các huyện, thành phố và thị xã nêu trên.
Theo Đoàn Loan (VNE)
"Đụng đến bán đảo Sơn Trà là đụng đến khu vực phòng thủ quan trọng"
"Cá nhân, tổ chức, đơn vị nào kể cả đơn vị quốc phòng khi đụng đến khu vực bán đảo Sơn Trà cũng phải tính đến yếu tố đảm bảo quốc phòng an ninh đầu tiên. Nơi đây là khu phòng thủ quân sự quan trọng không chỉ riêng Đà Nẵng mà của cả miền Trung", Thiếu tướng Trần Minh Hùng - nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5 - nói.
Thời gian qua, dư luận TP.Đà Nẵng đang rất quan tâm và lo lắng về việc Công ty Biển Tiên Sa (07-09 đường Yết Kiêu, Thọ Quang, Sơn Trà) tiến hành xây dựng khu nghỉ dưỡng với diện tích được quy hoạch 1.472m2thuộc Bán đảo Sơn Trà.
Lâu nay, việc xây dựng bất cứ công trình nào ở bán đảo Sơn Trà đều nhận được sự quan tâm của dư luận. Bởi đây là Khu bảo tồn thiên nhiên, là "lá phổi xanh" của Đà Nẵng. Hơn nữa, dự án này lại nằm trong khu vực có nhiều đơn vị quân sự đóng quân...
Trao đổi với Dân Việt, Thiếu tướng Trần Minh Hùng - nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5 - cho rằng: "Cá nhân, tổ chức hay đơn vị nào, kể cả đơn vị quốc phòng, khi đụng đến khu vực bán đảo Sơn Trà cũng phải tính đến yếu tố đảm bảo quốc phòng an ninh đầu tiên. Nơi đây là khu vực phòng thủ quân sự quan trọng, không chỉ riêng Đà Nẵng mà của cả miền Trung".
Thiếu tướng Trần Minh Hùng cho rằng, nên quan tâm đến vấn đề quốc phòng đầu tiên khi đụng đến Bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Đình Thiên
Thiếu tướng Trần Minh Hùng cũng cho biết, nếu cần thiết phải xây dựng dự án, chỉ nên cho phép xây dựng tối đa cao 30m tính từ mặt nước biển trở lên. Còn trên giới hạn này, thì dự án lớn, đem lại nguồn lợi lớn như thế nào cũng không được cấp phép.
"Ở khu vực này, nếu các đơn vị quốc phòng đầu tư thì yên tâm hơn. Còn giao cho tư nhân thì buộc phải giám sát chặt chẽ, không để chút lơi lỏng nào hết. Nhất là không cho phép nước ngoài đi vào. Chắc chắc, chủ đầu tư làm dự án ở đây phải có ý kiến của Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và cao hơn là Quân khu 5", nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5 nói.
Khu vực xây dựng khu nghỉ dưỡng nằm gần các khu quân sự. Ảnh: Đình Thiên
Thiếu tướng Hùng nhận định thêm, hiện Đà Nẵng thường xuyên đón các tàu hải quân của các nước như Nga, Mỹ, Nhật Bản... nên có thể ở đây đang xây dựng khu nghỉ để tiếp đón sĩ quan và thủy thủ các nước.
"Đà Nẵng bây giờ không chỉ phát triển về kinh tế mà cả vấn đề ngoại giao. Các đoàn hải quân các nước đến thăm đều phải di chuyển vào trong thành phố nghỉ ngơi. Nếu ở khu vực này xây dựng một khu nghỉ dưỡng để cho những đoàn khách này dừng chân cũng hợp lý. Vừa làm kinh tế, vừa thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh thì quá tốt", Thiếu tướng Trần Minh Hùng chia sẻ.
Thiếu tướng Trần Minh Hùng gọi điện thoại cho Tư lệnh Vùng 3, Chỉ huy trưởng Quân sự TP kiểm tra dự án Công ty Biển Tiên Sa. Ảnh: Đình Thiên
Như Dân Việt đã thông tin, hiện phía tây bán đảo Sơn Trà, Công ty Biển Tiên Sa đang cho máy móc đào đất, ủi cây khiến một khu đất rừng cây xanh trở nên trơ trọi, tan hoang.
Sau khi dư luận phản ánh, một số cơ quan của Đà Nẵng đã vào cuộc tiếp cận hiện trường để kiểm tra nhưng bất thành vì chủ đầu tư ngăn cản.
Hiện Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã yêu cầu Sở Xây dựng, UBND quận Sơn Trà nhanh chóng vào cuộc để kiểm tra và báo cáo cụ thể sự việc.
Theo Danviet
Mèo rừng quý hiếm lạc vào nhà dân ở Đà Nẵng Phát hiện mèo con có bộ lông đặc biệt như báo gấm trong vườn nhà, anh Lâm Văn Thiên bắt giữ rồi giao nộp công an để thả về rừng. Ngày 10/4, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an Đà Nẵng) cho biết đã thả một con mèo rừng, giống cái,...