CIA “tìm thấy” Hitler sống ở Colombia như thế nào?
Cuộc điều tra của điệp viên CIA xác định có người giống Hitler sống ở Colombia, 10 năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc.
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler.
Theo Daily Mail, câu chuyện bắt đầu vào năm 1954 khi điệp viên CIA gặp gỡ một người tên là Citroen. Người này tự nhận mình là cựu sỹ quan Đức Quốc xã, từng gặp trùm phát xít Adolf Hitler ở thị trấn Tunja, phía bắc Bogota, Colombia.
Citroen nói với điệp viên CIA rằng ông ta đến thị trấn trong khi làm việc cho một công ty đường sắt. Tại Tunja, ông ta gặp gỡ một người “có vẻ bề ngoài trông rất giống Hitler”.
Tài liệu điệp viên CIA gửi về cấp trên có đoạn viết: “Citroen nói đã gặp người giống Hitler tại một tòa nhà thường tập trung nhiều cựu sỹ quan Đức Quốc xã”.
“Citroen nói những người Đức sống ở Tunja rất kính trọng người giống Hitler, gọi ông ta là Elder Fuhrer và thường chào người này theo phong cách từ thời Đức Quốc xã”, tài liệu viết.
Video đang HOT
Bức ảnh Citroen (trái) tự nhận ngồi bên cạnh trùm phát xít Hitler ở Colombia.
Citroen còn gửi cho điệp viên CIA bức ảnh mình ngồi bên cạnh người đàn ông rất giống Hitler.
Một năm sau đó, điệp viên CIA gặp người đàn ông khác có biệt danh là Cimelody-3. Cimelody nói từng liên lạc với Hitler mỗi tháng một lần khi đến Colombia để tháo dỡ hàng hóa cho công ty đóng tàu KNSM.
Cimelody cũng gửi cho điệp viên CIA bức ảnh chứng minh, với dòng chữ đằng sau viết Adolf Schuttlemayer.
Cimelody cho biết, Hitler rời Colombia vào tháng 1.1955 để tới Argentina, nhưng không nói rõ địa điểm chính xác là ở đâu.
Sau khi tổng hợp các thông tin, điệp viên CIA quyết định báo cáo lên cấp trên để xin chỉ thị. Nhưng cuối cùng, cuộc điều tra chỉ dừng lại ở đó và CIA không có động thái nào làm rõ danh tính của người đàn ông giống Hitler.
Thị trấn Tunja, Colombia được cho là nơi trùm phát xít từng sinh sống.
Hàng ngàn thành viên, sỹ quan Đức Quốc xã được cho là đã bỏ trốn tới Nam Mỹ sau Thế chiến 2. Danh sách những người bị phát hiện có “bác sĩ tử thần” Josef Mengele và “kiến trúc sư” tạo ra nạn diệt chủng người Do Thái, Adolf Eichmann.
Hai người này được cho là đã rời Đức sang Tây Ban Nha hoặc Italia. Từ đây, họ trốn sang Nam Mỹ sinh sống.
Trong số các quốc gia Nam Mỹ, Argentina là nơi tập trung nhiều thành viên Đức Quốc xã nhất.
Eichmann và Mengele đều sống công khai ở Bariloche. Năm 1960, cơ quan mật vụ Israel phát hiện ra nơi ẩn náu của hai người này, bí mật bắt cóc và đem ra xét xử, với bản án cao nhất là tử hình.
Nhưng Mengele bằng cách nào đó đã trốn thoát và sống ở Brazil đến khi chết vì lên cơn đau tim ở tuổi 67.
Theo Danviet
Hitler không trở thành trùm phát xít nếu lá đơn này được duyệt
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler lẽ ra không có cơ hội đưa nước Đức đến con đường cực đoan nếu như đơn xin gia nhập một đảng cực hữu được chấp nhận.
Trùm phát xít Đức từng nộp đơn xin gia nhập Đảng Xã hội mà không được chấp nhận.
Theo Daily Mail, trong cuốn sách sắp được xuất bản, giáo sư Thomas Weber đến từ Đại học Aberdeen, Scotland đã khai thác các tài liệu ghi chép về việc Hitler xin gia nhập Đảng Xã hội Đức vào năm 1919.
Đơn xin gia nhập của Hitler và lời đề nghị viết bài cho báo Đảng Xã hội đều bị từ chối. Vì vậy, Hitler quay sang gia nhập Đảng Quốc xã. Giáo sư Weber cho rằng, lịch sử có thể đã rẽ sang hướng khác nếu như trùm phát xít góp mặt trong Đảng Xã hội.
Đảng Xã hội Đức khi đó có quy mô lớn hơn và thành công hơn Đảng Quốc xã. Theo giáo sư Weber, Hitler có thể tạm bằng lòng với một vai trò thứ yếu trong đảng này.
Ở thời điểm đó, Hitler chưa thể hiện tư chất lãnh đạo và cảm thấy vui vẻ về việc tuân lệnh hơn là ra lệnh, giáo sư Weber nhận định. Ông cho biết, "Đảng Quốc xã đáng lẽ sẽ bị Đảng Xã hội Đức 'nuốt chửng' và biến mất" trong lịch sử.
Trên thực tế, Hitler đã gia nhập Đảng Quốc xã và nhanh chóng trở thành nhà lãnh đạo trong đảng này vào năm 1921. Ngược lại, Đảng Xã hội Đức bị giải thể cùng năm.
Trong cuốn sách mới xuất bản, Giáo sư Weber sử dụng các bằng chứng dựa trên ghi chép của Hans Georg Grassinger, người sáng lập Đảng Xã hội Đức. Những tài liệu này được ông Weber tìm thấy tại Viện Lịch sử Đương đại ở Munich.
Theo Danviet
'Vũ khí hủy diệt hàng loạt' của Hitler được mua với giá gần 250.000 USD Một chiếc điện thoại được Adolf Hitler sử dụng trong Thế chiến II vừa được bán với giá 243.000 USD tại một buổi đấu giá ở Mỹ. Chiếc điện thoại đỏ của Hitler được xem là "một vũ khí hủy diệt hàng loạt". Ảnh: AP Cuộc đấu giá do Alexander Historical Auctions tổ chức tại thành phố Chesapeake, bang Maryland, với mức giá...