CIA muốn gì từ chiến dịch mang tên “Bàn chân lạnh”?
Một trong những chiến dịch khét tiếng của CIA chống phá Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh có tên “ Bàn chân lạnh”, nhằm tìm kiếm những bí mật quân sự tại các trạm nghiên cứu của Liên Xô ở Bắc Cực.
Trạm nghiên cứu Bắc Cực 9 (NP-9) của Liên Xô (Ảnh: Sputnik).
Khởi nguồn của chiến dịch “Bàn chân lạnh”
Báo Nga RBTH số cuối tháng 6/2021 cho biết, trong thời Chiến tranh Lạnh, Cục Tình báo liên bang Mỹ (CIA) đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ cho các chiến dịch cực lớn để nhằm chống phá Liên Xô, thành trì xã hội chủ nghĩa một thời, để khai thác các bí mật quân sự vào bất cứ lúc nào, trong đó có các trạm nghiên cứu khoa học của Liên Xô ở Bắc Cực.
Ngày 8/5/1962, đặc vụ Mỹ đã nhảy dù từ pháo đài bay ném bom B-17, đáp xuống Severny Polyus-8 (North Pole-8, hay NP-8), một trạm nghiên cứu của Liên Xô trên một tảng băng trôi ở Bắc Băng Dương trong khuôn khổ chiến dịch lạ mang tên Operation Coldfeet (Chiến dịch Bàn chân lạnh – OC).
Theo Bách khoa thư mở, các trạm nghiên cứu nổi của Liên Xô tại Bắc Cực thường được gọi là Trạm băng trôi. Các trạm được đặt tên là Cực Bắc 1, 2… (viết tắt là NP 1,2…)
Các trạm NP thực hiện chương trình nghiên cứu phức tạp quanh năm trên các lĩnh vực đại dương, như nghiên cứu băng, khí tượng, địa vật lý, thủy văn, sinh vật biển… Trung bình, mỗi trạm NP tiến hành 600-650 phép đo độ sâu đại dương, 3.500-3.900 phép đo khí tượng phức tạp, 1.200-1.300 phép đo nhiệt độ và thăm dò nước biển để phân tích hóa học, và 600-650 lần phóng khinh khí cầu nghiên cứu. Từ trường, tầng điện ly, băng và các quan sát khác cũng được thực hiện tại đây.
Video đang HOT
Các phương tiện của Liên Xô tại một căn cứ ở Bắc Cực (Ảnh: Getty).
Trạm NP hiện đại giống như một khu định cư mini với nhà ở, phòng dành cho các thiết bị khoa học. Thông thường, một trạm NP bắt đầu hoạt động vào tháng 4, duy trì trong 2 hoặc 3 năm cho đến khi băng trôi đến Biển Greenland. Các nhà thám hiểm địa cực được thay thế hàng năm và kể từ năm 1937, có khoảng 800 người đã làm việc tại các trạm NP.
Các trạm đầu tiên sử dụng năng lượng băng trôi làm phương tiện khám phá khoa học về Bắc Cực có nguồn gốc từ năm 1937, khi trạm đầu tiên North Pole-1 bắt đầu đi vào hoạt động. North Pole-1 ra đời ngày 21/5/1937, cách Bắc Cực khoảng 20 km, do Otto Schmidt chỉ huy. NP-1 hoạt động trong 9 tháng, trong thời gian này băng trôi được 2.850 km. Vào tháng 2/1938, tàu phá băng của Liên Xô Taimyr và Murman đã đưa 4 nhà thám hiểm ra khỏi trạm và những người này ngay lập tức trở nên nổi tiếng, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Họ gồm nhà sinh vật học thủy văn Pyotr Shirshov, nhà địa vật lý Yevgeny Fyodorov, nhà phóng xạ Ernst Krenkel và thủ lĩnh của họ là Ivan Papanin.
Kể từ năm 2000, việc tìm một tảng băng phù hợp để đóng trại trở nên khó khăn do hiện tượng ấm lên toàn cầu, và một số trạm đã phải sơ tán sớm vì băng tan nhanh bất ngờ. Năm 2008, người ta thay các trại băng bằng một tàu nghiên cứu để làm trụ cột. Sau gần một thập niên cân nhắc, năm 2017 hợp đồng đóng tàu trạm đã được trao cho nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg. Tàu dạng một sà lan tự hành chống băng lớn, trọng lượng rẽ nước gần 10.000 tấn, đã ra đời. Tàu có tuổi thọ hoạt động tự động trong 2-3 năm, được trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại và được đưa vào hoạt động năm 2020.
CIA và chiến dịch “Bàn chân lạnh”
Máy bay do thám B-17 của Mỹ tham gia chiến dịch Bàn chân lạnh (Ảnh: RBTH).
Theo RBTH , đầu những năm 1960, CIA và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR) đã tiến hành cuộc săn lùng các trạm nghiên cứu trên băng của Liên Xô mà Mỹ cho răng trên đó lắp đặt các thiết bị phát hiện tàu ngầm của Mỹ qua âm thanh vọng.
Ban đầu, mục tiêu nhắm tới của Hải quân Mỹ (USN) là trạm NP-9, được một máy bay trinh sát phát hiện vào tháng 5/1961. Tuy nhiên, do ở quá xa nên dự án đã bị dừng lại. Đến đầu năm 1962, trạm NP-8 đã tình cờ được phát hiện gần căn cứ Không quân Canada ở Resolute Bay nên đây là cơ hội để USN tiếp tục dự án.
Khi chiến dịch Bàn chân lạnh được bắt đầu, CIA gặp không ít khó khăn do tàu phá băng không thể di chuyển được, còn máy bay trực thăng lại ở quá xa trạm NP-8, việc hạ cánh trên băng trôi nổi cũng rất nguy hiểm. Cuối cùng, USN quyết định dùng dù để thả các đặc vụ từ trên xuống, mặc dù chưa tìm được cách quay trở lại máy bay thế nào. Để giải quyết tình thế, CIA quyết định sử dụng hệ thống thường được áp dụng tại vùng đất của đối phương. Ban đầu, kế hoạch này có tên Skyhook, ra đời cuối thập niên 50. Skyhook thực chất là dùng một khinh khí cầu nhỏ chứa heli, một dây nâng 150 mét và một chiếc máy bay có khả năng bay tầm thấp. Khi khinh khí cầu bay lên độ cao cần thiết, các đặc vụ được “móc treo” vào khí cầu bằng dây nâng và đợi trên mặt đất. Khi máy bay tiếp cận sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để gom các đặc vụ, còn khinh khí cầu được thả ra, người được tời tự động cuốn lên máy bay.
Đặc nhiệm Mỹ trước khi được thả xuống Bắc Cực (Ảnh: RBTH).
Chiến dịch Bàn chân lạnh được bắt đầu từ tháng 5/1961, khi viễn cảnh một trạm băng của Liên Xô thu hút sự quan tâm của Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR). Năm 1961, ONR đã thiết lập một mạng lưới giám sát âm thanh trên một trạm trôi của Mỹ để theo dõi các tàu ngầm của Liên Xô. Nên ONR cho rằng Liên Xô cũng sẽ dùng hệ thống tương tự để theo dõi các tàu ngầm Mỹ khi chúng đi qua vùng băng ở vùng cực. Ngoài ra, ONR còn muốn so sánh các nỗ lực của Liên Xô trên các trạm trôi dạt với các hoạt động của Mỹ.
Theo đại úy John Cadwalader, người chỉ huy chiến dịch Bàn chân lạnh, kế hoạch được hoàn tất vào tháng 9/1961, mục tiêu nhắm tới là trạm NP- 9 nằm trong bán kính 970 km của căn cứ không quân Mỹ tại Thule, Greenland.
ONR đã chọn hai người để thực hiện nhiệm vụ là thiếu tá James Smith, thuộc Không quân Mỹ (USAF). Smith là một lính dù giàu kinh nghiệm và là nhà ngôn ngữ học người Nga, từng phục vụ trên các Trạm trôi Alpha và Charlie của Mỹ. Người thứ hai là trung úy Leonard A. LeSchack, cựu chuyên gia địa vật lý ở Nam Cực, từng tham gia thiết lập hệ thống giám sát trên T-3 vào năm 1960. Hai người được đào tạo cùng phi hành đoàn P2V Neptune giàu kinh nghiệm tại Trung tâm thử nghiệm hàng không Hải quân Mỹ ở Patuxent River, bang Maryland.
Vào ngày 28/5/1962, hai người trên được pháo đài bay B-17 do phi công Connie Seigrist và Douglas Price lái được thả xuống trạm NP -8. Ngay lập tức họ khám phá, thu thập thông tin. Đúng như dự đoán của USN, các nhà khoa học Liên Xô đã rời khỏi NP-8 mà không kịp mang theo tất cả các thiết bị. Kết quả, sau 3 ngày tìm kiếm, hai đặc vụ Mỹ đã phát hiện hơn 80 tài liệu, thu thập các mảnh vụn vặt từ các thiết bị mà Liên Xô bỏ lại, chụp được trên 100 bức ảnh. Do không có người nên “chiến lợi phẩm” được đưa lên máy bay một cách dễ dàng mà không gặp bất cứ trở ngại nào, duy chỉ gặp khó khăn là gió lớn nên vất vả.
Đặc biệt, đặc vụ Mỹ còn phát hiện Liên Xô đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu khí tượng và hải dương vùng cực. Ngoài ra, Mỹ còn thu được bằng chứng cho thấy Liên Xô đã sử dụng thiết bị phát hiện âm thanh của tàu ngầm Mỹ.
“Những gì thu thập được cho thấy Liên Xô có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chống ngầm. Đây là những tài liệu giá trị không chỉ với Mỹ mà còn rất quan trọng đối với chính phủ Liên Xô”, tổng chỉ huy chiến dịch, đại tá John Cadwalader, cho hay.
Tiêm kích F/A-18E Mỹ cất cánh bằng cầu nhảy
Hải quân Mỹ lần đầu công bố ảnh thử nghiệm khả năng cất cánh bằng cầu nhảy của tiêm kích F/A-18E/F nhằm thu hút đơn hàng của Ấn Độ.
Tạp chí Naval Aviation News của không quân hải quân Mỹ hồi đầu tháng đăng bài viết và hình ảnh về đợt thử nghiệm vận hành tiêm kích F/A-18E Super Hornet từ cầu nhảy ở căn cứ Patuxent River, bang Maryland. Thử nghiệm diễn ra từ giữa tháng 8, nhưng đây là lần đầu hình ảnh tiêm kích Super Hornet cất cánh từ cầu nhảy được công bố.
Chiếc F/A-18E cất cánh từ cầu nhảy ở căn cứ Patuxent River hồi tháng 8. Ảnh: US Navy .
Trong ảnh, chiếc F/A-18E của Phi đoàn Thử nghiệm và Đánh giá số 23 đang bật chế độ tăng lực động cơ rời khỏi cầu nhảy khi cất cánh. Máy bay dường như thử nghiệm với cấu hình cơ bản, không mang vũ khí hay thùng dầu phụ, chỉ có cụm thiết bị định vị và ghi nhận tham số bay ở hai đầu cánh.
Căn cứ không quân hải quân Patuxent River có hệ thống cầu nhảy từng được dùng để thử nghiệm mẫu F-35B, phiên bản có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL).
Tập đoàn McDonnell Douglas từng tiến hành thử nghiệm tương tự với những phiên bản F/A-18 Hornet đời đầu hồi cuối thập niên 1980, cho thấy cầu nhảy dốc 9 độ có thể rút ngắn một nửa quãng đường chạy cất cánh của mẫu tiêm kích này. Tuy nhiên, phiên bản F/A-18 Super Hornet có kích thước và khối lượng lớn hơn nhiều, đòi hỏi Boeing tiến hành các đợt mô phỏng và thử nghiệm hoàn toàn mới.
Đây dường như là nỗ lực nhằm thuyết phục hải quân Ấn Độ đặt hàng tiêm kích F-18 Mỹ. Hải quân Ấn Độ đã triển khai dự án Tiêm kích hạm Đa năng (MRCBF) nhằm biên chế thêm 57 chiến đấu cơ cho tàu sân bay INS Vikramaditya và INS Vikrant, bổ sung sức mạnh cho phi đội 45 máy bay chiến đấu MiG-29K do Nga phát triển.
Cả hai tàu sân bay của Ấn Độ đều dùng thiết kế cầu nhảy và cáp hãm đà, có ưu điểm là thiết kế và vận hành đơn giản, nhưng giới hạn đáng kể tải trọng vũ khí và nhiên liệu của phi cơ, cũng như chủng loại máy bay có thể vận hành.
Các tiêm kích F/A-18 Super Hornet trên tàu sân bay Mỹ hiện đều cất cánh bằng máy phóng bằng hơi nước hoặc điện từ, giúp chúng đạt vận tốc cất cánh cao hơn, quãng đường di chuyển trên tàu sân bay ngắn hơn và mang theo được nhiều vũ khí, khí tài hơn.
Nhiều công ty dầu khí dự báo giá dầu có thể sớm cán mốc 100 USD/thùng Tại Diễn đàn Kinh tế Qatar (21-23/6), giám đốc điều hành một số công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới nhận định giá dầu thô nhiều khả năng tiếp tục duy trì đà tăng. Nguyên nhân là đầu tư vào lĩnh vực này sụt giảm, khiến nguồn cung trong thời gian tới bị ảnh hưởng. Các bể chứa nhiên liệu tại một...