CIA dùng Pokemon Go để theo dõi cả thế giới như thế nào?
Pokemon Go là trò chơi nhập vai đã gây nên cơn sốt trên toàn cầu kể từ khi được trình làng tại Mỹ, Australia, New Zealand vào đầu tháng 7/2016. Ngày 6/8/2016, trò chơi điện tử “POKEMON GO” đã lan truyền đến Việt Nam.
Pokemon Go – Đề án gián điệp của CIA?
Nhưng ít ai biết được rằng đây là một trong những đề án của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) sử dụng công nghệ trò chơi điện tử để do thám từng người, từng ngôi nhà, góc phố, và đặc biệt là các căn cứ quân sự và an ninh.
Chính phủ Nga đã cấm tất cả các nhân làm việc trong các cơ sở quốc phòng – an ninh tiếp cận trò chơi này bởi trong đó gắn phần mềm gián điệp đặc biệt của CIA để thu thập thông tin về những khu vực mà người chơi đi qua.
Với “POKEMON GO”, toàn bộ thế giới này tự nhiên nắm dưới quyền kiểm soát của CIA, tương tự như hệ thống giám sát toàn cầu mà điệp viên Edward Snowden từng tiết lộ.
Iran là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh cấm trò chơi đang rất phổ biến hiện nay là Pokemon Go do những quan ngại về vấn đề an ninh.
Video đang HOT
Ngày 20/7 vừa qua, một cơ quan quyền lực hàng đầu của Saudi Arabia đã quyết định khôi phục lại một sắc lệnh cách đây 15 năm, trong đó cho rằng các trò chơi liên quan đến Pokemon là “phi đạo Hồi”.
Tại Israel, các quân nhân cũng bị nghiêm cấm chơi Pokemon Go trong các doanh trại quân đội do lo ngại về khả năng tiết lộ các thông tin quân sự cũng như vị trí của căn cứ.
Tờ Jakarta Globe hôm 19/7 đưa tin, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ một công dân người Pháp tên là Romain Pierre vì anh này đã xâm nhập bất hợp pháp vào một căn cứ quân sự ở thành phố Cirebon, Indonesia trong khi đang chơi trò Pokemon Go.
Người đàn ông trẻ tuổi này làm việc tại Jakarta. Trong lúc chạy bộ vào buổi tối, ứng dụng Game thông báo phát hiện Pokemon trong khu vực anh ta đang chạy. Và người đàn ông này đã nhảy qua hàng rào xâm nhập vào lãnh thổ một căn cứ quân sự của Indonesia để bắt Pokemon.
Công dân Pháp này được thả ra sau vài giờ bị bắt giam. Cơ quan thực thi pháp luật thông báo, hành vi của người đàn ông này không mang tính chủ định.
Pokemon Go là một trò chơi tương tác thực tế được cài đặt trên smartphone Android và iOS, ra mắt vào ngày 6/7/2016. Theo đó người chơi sẽ di chuyển quanh thành phố nơi mình sinh sống cùng với smartphone và tìm kiếm các nhân vật Pokemon ảo, sau đó bắt chúng bằng cách ném các quả bóng Pokéball. Người chơi có thể huấn luyện các nhân vật bị bắt và đem chúng đi chiến đấu với các nhân vật của người chơi khác.
Nhà phát triển của Pokemon Go là Công ty Niantic Labs, có nguồn gốc từ Google. Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành hiện tại của Niantic Labs là John Hanke. Ông cũng là người thành lập Keyhole, Inc – một công ty chuyên về các ứng dụng trực quan dữ liệu không gian đia lý, được Google mua lại vào năm 2004 và dựa vào phần mềm của công ty này để tạo ra Google-maps, Google Earth, Google-Streets. Tuy nhiên, trước đó năm 2003, quỹ đầu tư mạo hiểm của CIA In-Q-Tel đã đầu tư vào Keyhole.
Thông qua các ứng dụng trên rất nhiều vấn đề quan trọng đã được giải quyết: Bản đồ bề mặt Trái đất đã được cập nhật bao gồm đường xá, các cơ sở…. Google maps còn đo được chính xác khoảng cách giữa các địa điểm. Các loại xe chạy tự động (không người lái) có thể quan sát mọi làn đường thông qua phần mềm Google-Streets. Và một vấn đề nữa là làm thế nào để có thể quan sát được tận trong các tòa nhà, tầng hầm, các tuyến đường trồng cây xanh, doanh trại hay các văn phòng chính phủ…?
Pokemon Go – trò chơi đang sốt trên mạng xã hội.
Khi bạn tải ứng dụng Game về máy và cung cấp những quyền tương ứng cho nó (như quyền truy nhập vào camera, microphone, GPS hay các thiết bị có đầu cắm như USB…), điện thoại của bạn sẽ ngay lập tức rung lên, thông báo phát hiện 3 Pokemon cơ bản của Game (3 loại Pokemon này xuất hiện ngay đầu Game và ở các vị trí rất gần nhau). Trò chơi sẽ yêu cầu người chơi kích hoạt camera để bắt chúng. Và khi đó hình ảnh về nơi bạn đang đứng bao gồm tọa độ và góc nghiêng từ điện thoại sẽ được chụp lại.
Bằng cách cài đặt Game bạn đã chấp nhận các điều khoản cung cấp thông tin của mình. Một ai đó sau khi chơi trò chơi điện tử “POKEMON GO” một thời gian, thì tất cả thông tin cá nhân của người đó như địa chỉ nhà ở, tình tình các thành viên trong gia đình, quang cảnh khu dân cư nơi sinh sống, cơ quan, đơn vị, số điện thoại di động và cố định, tài khoản ngân hàng v.v. đã được gửi về máy chủ do CIA kiểm soát!
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ tờ Belvpo
Theo Infonet
Người chơi Pokemon Go có thể bị tấn công bởi tên lửa Tomahawk
Không chỉ bị tố cáo là phần mềm do thám của CIA, Pokemon Go còn có thể cung cấp tọa độ mục tiêu để quân đội Mỹ thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình.
Tọa độ của người chơi Pokemon Go có thể được Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) dùng để xây dựng bản đồ vị trí và hành trình, những dữ liệu quan trọng cho tên lửa hành trình Tomahawk. Công việc xác định mục tiêu sẽ được thực hiện bởi nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc dựa vào thông tin được người chơi đăng ký. Mỗi khi cài đặt ứng dụng, game thủ có thể thấy thông báo cho phép truy cập dữ liệu như tên tuổi, nơi ở... Đây chính là các thông tin giúp nhà sản xuất xác định đối tượng khách hàng của mình, nhưng nó cũng có thể bị các cơ quan tình báo khai thác.
Tọa độ của người chơi có thể trở thành mục tiêu của tên lửa Tomahawk
Sau khi xác định được đúng đối tượng, dữ liệu GPS từ người chơi sẽ được ghi lại liên tục. Nhờ đó, cơ quan tình báo có thể xây dựng bản đồ di chuyển hàng ngày của người dùng, cũng như tọa độ trong thời gian thực của họ. CIA có thể dễ dàng theo dõi vị trí của người chơi, dù họ có liên tục cải trang hay trốn ở trong các tòa nhà. Dữ liệu này sau đó sẽ được chuyển sang cho quân đội, lực lượng sở hữu các tên lửa hành trình Tomahawk. Tọa độ mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa để bắn tới mục tiêu. Trong quá trình bay, Tomahawk cũng có khả năng cập nhật liên tục vị trí mục tiêu qua kết nối vệ tinh. Khi đó, chính chiếc smartphone và Pokemon Go sẽ trở thành điểm mốc cho tên lửa bám theo và tiêu diệt đối tượng cầm điện thoại.
Pokemon Go từng bị cáo buộc là phần mềm do thám được CIA tài trợ. Game sử dụng camera và con quay hồi chuyển trong điện thoại để tạo hình ảnh của Pokemon như ở ngoài đời thực, dù người chơi đứng tại vị trí nào đi nữa. Nhờ đó, Pokemon Go có khả năng biến hàng triệu chiếc điện thoại thành những camera do thám siêu nhỏ, có khả năng ghi lại hình ảnh cận cảnh trong thời gian thực, ở những địa điểm bị che khuất mà vệ tinh do thám không thể nhắm tới.
John Hanke, người sáng lập Niantic Labs và cha đẻ của Pokemon Go, từng nhận được nhiều khoản đầu tư từ In-Q-Tel, một quỹ đầu tư do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) thành lập. Phần lớn số tiền đầu tư này được cung cấp từ Cục Tình báo Địa không gian Quốc gia Mỹ (NGA), cơ quan có nhiệm vụ thu thập, phân tích và phân phối dữ liệu tình báo từ vệ tinh. Sản phẩm của John Hanke khi đó là phần mềm Keyhole. Nó có khả năng tạo những hình ảnh 3D về các công trình và địa hình, dựa vào dữ liệu địa không gian được thu thập từ các vệ tinh. Tới nay năm 2004, Google mua lại Keyhole và ứng dụng các công nghệ của phần mềm này vào Google Earth. Sau này, chính Niantic Labs đã sử dụng các tính năng của Google Earth để tạo thành gameplay cho Pokemon Go.
Theo Game Thủ
Hacker 9X cài phần mềm gián điệp vào máy tính để trộm tiền Phát tán phần mềm chứa mã độc, Tứ đã đánh cắp thông tin tài khoản đăng ký chức năng kiếm tiền từ dịch vụ quảng cáo trên mạng của một người ở Hà Nội. Theo tin tưc trên bao Tri thưc trưc tuyên, ngày 24/5, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Nội đã bàn...