CIA chuẩn bị phương án tấn công mạng của Nga
Chính quyền Mỹ được cho là đang chuẩn bị một cuộc tấn công mạng chưa từng có vào Nga nhằm trả đũa cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Cục Tình báo trung ương Mỹ được cho là đã tiến hành chuẩn bị cho chiến dịch tấn công mạng của NgaReuters
Một số quan chức tình báo Mỹ cho biết Cục Tình báo trung ương Mỹ ( CIA) đã được yêu cầu chuẩn bị các phương án cho Nhà Trắng về một chiến dịch tấn công mạng bí mật quy mô lớn. Mục đích của chiến dịch nhằm gây rối cho giới lãnh đạo Nga, theo NBC News ngày 14.10.
Hiện không rõ cách thức chính xác mà CIA sẽ sử dụng, nhưng cơ quan này được cho đã tiến hành những bước chuẩn bị và chọn mục tiêu. Các cựu nhân viên tình báo Mỹ còn tiết lộ rằng CIA đã thu thập hàng loạt tài liệu có thể phơi bày những hành động tiêu cực của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Giới lãnh đạo Mỹ vẫn chưa có động thái nào về kế hoạch này. Phó Tổng thống Joe Biden ngày 14.10 chỉ nói rằng đang “gửi một thông điệp” cho ông Putin. Ông Biden nói sẽ đến lúc người Mỹ được lựa chọn và tuỳ bối cảnh mà lựa chọn đó sẽ có tác động cực lớn.
Đô đốc về hưu James Stavridis thì nói thẳng Mỹ nên tấn công vào năng lực kiểm duyệt mạng nội bộ ở Nga và phanh phui những thoả thuận tài chính của ông Putin và những người liên quan.
Video đang HOT
Ông Stavridis tuyên bố đó sẽ là đòn đáp trả cân xứng với việc Nga tấn công mạng và rò rỉ những thông tin làm ảnh hưởng đến ý kiến của người dân Mỹ trong thời gian bầu cử.
Tuy nhiên Tổng thống Obama là người có quyền quyết định cho phép chiến dịch được tiến hành hay không. Trong khi đó, các quan chức nói rằng đang có sự chia rẽ và phân vân ở giới lãnh đạo Mỹ liệu có nên thực hiện hay không.
Hơn nữa, các quan chức tình báo nhận xét dù CIA có đầy đủ công cụ để thực hiện những chiến dịch như vậy nhằm cảnh báo đối thủ, nhưng mọi chuyện có thể tồi tệ nếu 2 bên cứ tấn công và trả đũa nhau.
Cựu phó giám đốc CIA Michael Morell thì tỏ ra hoài nghi về chuyện Mỹ sẽ tấn công mạng của Nga vì đó sẽ là tiền lệ xấu cho các nước khác làm điều tương tự, khi đó chính Mỹ cũng có thể trở thành nạn nhân.
Ông Morell khuyên rằng Mỹ cần có hành động công khai thay vì thực hiện chiến dịch ngầm. Trong khi đó, chính quyền Obama đang lưỡng lự giữa 2 phương án là có nên tấn công mạng để trả đũa Nga hay dùng các biện pháp trừng phạt thông thường.
Hôm 11.10, Nhà Trắng ra thông báo sẽ cân nhắc tấn công trả đũa việc Nga tấn công mạng các tổ chức chính trị Mỹ, theo CNN. Người phát ngôn Josh Earnest nói những hành động này có thể sẽ không được báo trước và không công khai. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga ngày 13.10 trả lời rằng đó là lời đe doạ gây hoang mang.
Theo Thanh Niên
Cựu điệp viên CIA từng mật báo bắt giữ 'huyền thoại' Nelson Mandela
Một cựu điệp viên của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã đứng ra xác nhận: Cơ quan tình báo Mỹ đứng sau việc bắt và giam giữ ông Nelson Mandel suốt 27 năm
Hai tuần trước khi qua đời, ông Donald Rickard - một cựu điệp viên CIA - đã thừa nhận rằng chính mình đã báo tin và khiến ông Mandela bị bắt giam. Theo tờSunday Times, buổi phỏng vấn ông Rickard đã được thực hiện cùng nhà làm phim John Irvin.
Theo ông Rickard, việc bắt giữ ông Mandela - nhân vật mà phía Mỹ cho là "người cộng sản nguy hiểm nhất của thế giới bên ngoài khối Xô Viết" - được CIA xem là vô cùng cần thiết.
Ông Nelson Mandela từng bị cựu điệp viên CIA xem là "người cộng sản nguy hiểm nhất ngoài khối Xô Viết".
Vào năm 1962, khi đang công tác tại Durban với cương vị phó lãnh sự Mỹ, ông đã phát hiện tin ông Mandela đang trên đường đến Natal. Tuy không giải thích về nguồn tin, người cựu điệp viên vẫn khẳng định rằng ông Mandela "nằm dưới sự chi phối của Liên Xô" và đang chuẩn bị "kích động" một cuộc nổi dậy tại Natal chống lại chế độ phân biệt chủng tộc, mở ra cánh cửa cho sự can thiệp của Liên Xô.
"Vùng Natal khi đó rất rối ren" - ông Rickard kể lại. "Nếu ông Mandela phát động một cuộc chiến, Liên Xô sẽ vào cuộc và Mỹ cũng sẽ phải can dự. Mọi thứ sẽ trở thành địa ngục. Chúng tôi bị đặt vào thế "ngàn cân treo sợi tóc" và buộc phải ngăn chặn ông Mandela".
Sau gần 28 năm tù giam, ông Mandela đã được trả tự do và trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi vào năm 1994. Chính những nỗ lực của ông đã làm nên một nhà hoạt động nhân quyền vĩ đại nhất trong lịch sử.
Ông Nelson Mandela - cố Chủ tịch Đại hội Dân tộc Phi (ANC) từng bị giam giữ tại đảo Robben suốt gần 28 năm. Ảnh: Reuters
Phát ngôn viên quốc gia của đảng Đại hội Dân tộc châu Phi (ANC) - ông Zizi Kodwa nhận định thông tin này là một "lời cáo buộc nghiêm trọng". Ông Kodwa nói: "Chúng tôi luôn biết rằng có sự hợp tác giữa các nước phương Tây và chế độ a-pác-thai". Ông cho rằng CIA vẫn đang cố can thiệp vào chính trị Nam Phi.
ANC là đảng được sáng lập bởi ông Mandela để chống lại chế độ a-pác-thai tại Nam Phi, đòi quyền bình đẳng cho người da đen. Ông Kodwa khẳng định: "Chúng tôi đã phát hiện nhiều hoạt động nhằm làm suy yếu chính quyền hợp pháp của ANC. Họ không bao giờ dừng hoạt động trên đất nước này. CIA vẫn đang hợp tác với các lực lượng muốn thay đổi thể chế".
Theo South China Morning Post, Rickard có thể đã được CIA tuyển mộ vào năm 1978. Ông mất hồi tháng 3 vừa qua, hai tuần sau khi trò chuyện với đạo diễn Irvin tại Mỹ. CIA hiện vẫn từ chối bình luận về thông tin này.
Nhà làm phim John Irvin đang thực hiện một bộ phim tái dựng lại những tháng ngày cuối cùng của ông Mandela, trước khi ông bị chính quyền phân biệt chủng tộc Nam Phi bắt giữ. Bộ phim mang tên Mandela's Gun (Khẩu súng của ông Mandela) dự kiến sẽ được công chiếu lần đầu trong Liên hoan phim Cannes (Pháp) tuần này.
THÙY DƯƠNG - KIỆT ANH
Theo PLO
Pakistan đầu độc trưởng CIA Mỹ sau cái chết của bin Laden? Hai tháng sau cái chêt của trùm khủng bô Osama bin Laden, chỉ huy Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) tại Pakistan được cho là bị đâu đôc và phải châm dứt công viêc tại đây. Trum khung bô Osama bin LadenAFP Ông Mark Kelton (59 tuổi), cựu chỉ huy CIA tại Pakistan đã chịu nhiều cơn đau và phải trải qua...