Chuyến xe buýt san sẻ tình thương với bệnh nhi ung thư
‘ Xe buýt yêu thương’ là câu lạc bộ của những người trẻ tuổi, góp sức mình giúp đỡ bệnh nhi tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM với nhiều phần ăn.
Nhóm bạn trẻ chuẩn bị những phần ăn tặng bệnh nhi – TÚ QUYÊN
Chúng tôi có mặt tại 245G Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh (nơi câu lạc bộ hoạt động) để theo chuyến xe buýt đi trao tặng những phần ăn cho các em nhỏ không may mắc bệnh ung thư.
Anh Bùi Ngọc Huy Tùng, quản lý câu lạc bộ, cho biết: “Cứ vào 12 giờ 30 thứ 7 hằng tuần, bên mình tổ chức nấu gần 200 phần ăn và trao tặng các em ở Khoa Nhi, Bệnh viện Ung bướu. Câu lạc bộ có nhiều bạn trẻ giúp đỡ nên công tác chuẩn bị rất nhanh. Bên mình, kinh phí hoạt động cũng nhờ các bạn bán hàng gây quỹ, tổ chức các chuyến du lịch thiện nguyện hoặc được các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm”.
Video đang HOT
Anh Tùng cũng cho biết: “Vẫn còn rất nhiều trẻ em thiếu thốn, cần lắm những tình yêu thương, sẻ chia và cảm thông của cộng đồng. Cứ mỗi chuyến đi trao quà lại có những câu chuyện buồn khác nhau. Nhìn các bé phải mang căn bệnh ung thư, cảm thấy rất đau xót.
Có những lần đến trao phần ăn, bé rất vui và mong mình lại đến, mình cũng hứa sẽ quay lại và mua đồ chơi mà bé yêu thích, chỉ đơn giản là búp bê màu hồng hay siêu nhân người nhện. Mình đã tìm mua đúng ý bé, nhưng khi quay lại thì không thấy em đâu, hỏi các cô y tá thì hay tin bé đã qua đời, lúc đó chỉ biết khóc”…
Nhờ vào sự năng động, hỗ trợ hết mình của các thành viên câu lạc bộ mà các bệnh nhi cảm thấy vui và hạnh phúc hơn. Chút vật chất tuy còn ít ỏi, nhưng phần nào cũng làm giảm đi gánh nặng kinh tế và động viên tinh thần những gia đình có con em mắc bệnh đang điều trị. “Xe buýt yêu thương” tính đến nay đã hoạt động được 10 năm, mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, thu hút được sự quan tâm và tham gia của mọi người.
Vừa chia từng phần ăn, Vũ Ngọc Anh ( sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết: “Phụ giúp ở đây vui lắm, không cực chút nào hết. Mỗi tuần nấu các món khác nhau, mình vừa học hỏi được kinh nghiệm nấu nướng, lại còn quen thêm nhiều bạn mới, giúp mình kết nối, mở rộng thêm mối quan hệ. Tuy không giúp đỡ được nhiều, nhưng góp một chút công sức mà nhìn thấy các bé ăn ngon miệng, mình cảm thấy rất ấm lòng và có thêm nguồn năng lực tích cực, học được cách cho đi để thấy có trách nhiệm hơn với gia đình và cuộc sống”.
Ngọc Anh cho biết thêm tham gia hoạt động hướng về cộng đồng không chỉ cho mà còn là nhận. Bạn trẻ có cơ hội lăn lộn với cuộc sống, có được những trải nghiệm quý giá, kinh nghiệm và kỹ năng sống tiết kiệm, hữu ích.
Còn Đỗ Thị Bình Minh, sinh viên Trường ĐH Văn Lang, cho biết: “Chứng kiến các bé ốm yếu, tóc phải cạo hết đi, đau đớn nhưng vẫn nở nụ cười trên môi… mới có dịp nhìn lại mình đôi khi hay sống bi quan. Các em đã giúp mình thay đổi được suy nghĩ và sống tích cực, có ích hơn. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, kiến thức học được từ những vấp ngã trong cuộc sống và từ những người có hoàn cảnh khó khăn luôn cần thiết, nên mình bắt đầu học hỏi từ hoạt động thiện nguyện đơn giản và thiết thực này”.
Rộn ràng sinh viên đón tết Tây
Tết dương lịch là dịp để nhiều sinh viên tổ chức các buổi vui chơi với bạn bè, gia đình và đặt nhiều mong ước cho một năm mới an lành, thành công.
Những chàng sinh viên chuẩn bị đón tết Tây - NGUYỄN ĐIỀN
Tết Tây cũng là dịp đặc biệt đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tuy không phải là cái tết cổ truyền của dân tộc nhưng đây cũng là dịp người trẻ có thể vui chơi bên cạnh những người thân yêu, cầu mong điều tốt đẹp và may mắn cho năm mới.
Nguyễn Duy Tân, SV ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết sẽ cùng nhóm bạn tham quan Suối Tiên trong ngày đầu của năm mới: "Thời SV là vui nhất, được cùng nhóm bạn khám phá nhiều địa điểm tại Sài Gòn, chụp lại vài kiểu ảnh để làm kỷ niệm sau này".
Ở các ký túc xá, nhiều SV không có điều kiện về nhà vào dịp tết Tây đã có những hoạt động thú vị như trang trí phòng ở, mua sắm quần áo giá rẻ, họp mặt đàn hát... tạo ra không khí vui tươi, để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Tại ký túc xá Trường ĐH Sư phạm (Q.11, TP.HCM), không khí nơi đây vô cùng nhộn nhịp, để chuẩn bị cho đêm hội xuân, từng nhóm SV tổ chức trang trí phòng ở, cùng nhau tập hát, nhảy múa... Những hình ảnh quen thuộc với ngày tết như hoa đào, hoa mai... được đính kết khéo léo khiến cho không gian nhiều phòng ở trở nên tươi mới, đầy sức sống. Từng nhóm SV mỗi người một việc như làm đồ hóa trang, làm cổng trại để có một đêm hội xuân đáng nhớ, để lại nhiều dấu ấn đẹp cho thời SV.
Tỉ mỉ gắn từng chi tiết hoa lên tấm áo tái chế từ ni lông để chuẩn bị cho phần thi thời trang của đêm hội xuân, Võ Thị Chính, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: "Qua năm mới em mong muốn tình hình dịch Covid-19 sẽ dứt điểm để không phải nghỉ tết dài như năm 2020, hoàn thành tốt việc học, ra trường đúng hẹn và có được công việc tốt trong tương lai".
Lê Thành Đạt (quê Bến Tre, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: "Đây là cái Tết dương lịch đầu tiên phải xa nhà, không được họp mặt với gia đình nhưng đổi lại có những người bạn cùng em đàn hát, lắng nghe những câu chuyện của nhau khiến em xua tan đi phần nào nỗi nhớ nhà". Đạt mong muốn năm mới sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới và vững vàng với những thử thách của cuộc sống.
Nguyễn Minh Bảo, SV Trường ĐH Văn Lang, tranh thủ đi làm để kiếm thêm thu nhập mua sắm tết: "Thù lao của những ngày tết Tây sẽ tăng gấp 2 - 3 lần so với ngày thường nên mình sẽ tranh thủ gác lại hoạt động vui chơi để kiếm thêm tiền mua sắm cho tết ta. Năm 2020 là năm vô cùng khó khăn nên phải tranh thủ làm việc bù lại và hy vọng năm mới mọi thứ sẽ may mắn, cuộc sống bình yên hơn năm cũ".
Quỹ Hy vọng san sẻ gánh nặng chữa bệnh với trẻ ung thư Trẻ ung thư có hoàn cảnh khó khăn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, được hỗ trợ 30-150 triệu đồng từ dự án Mặt trời Hy vọng thuộc Quỹ Hy vọng. Kỳ nghỉ hè năm ngoái, từ những cơn sưng lợi rồi rụng và đau răng âm ỉ, Nguyễn Tống Phi Long, 9 tuổi, quê Tiền Giang, được chẩn đoán mắc...