Chuyện xây dựng nông thôn mới ở Thạch Kênh
Từ việc nhìn thẳng vào hạn chế, chỉ rõ khuyết điểm của tập thể và từng cá nhân để tìm hướng khắc phục, sửa chữa, Đảng bộ xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã củng cố lại đội ngũ, từ yếu kém vươn lên vững mạnh. Đây cũng là “cú huých” quan trọng giúp xã nghèo Thạch Kênh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trước thời hạn ba năm.
Người dân xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tổ chức giải phóng mặt bằng, hiến đất mở đường giao thông, làm mương thoát nước.
Từ nhận diện yếu kém
Một thời chưa xa, Thạch Kênh còn là một xã nghèo, kém phát triển của huyện Thạch Hà. Bên cạnh sự khắc nghiệt của thời tiết, thổ nhưỡng thì sự thiếu đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên được coi là nguyên nhân chính, dẫn đến yếu kém, trì trệ của địa phương. Theo phản ánh của các đảng viên lão thành, trong khoảng những năm 2005 đến 2007, rồi từ năm 2011 đến 2012, nội bộ lãnh đạo xã thiếu thống nhất, tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp liên quan đất đai, quản lý ngân sách, công tác cán bộ xuất hiện khá phổ biến. Tại Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005-2010, Thạch Kênh bầu thiếu số lượng Ban Chấp hành Đảng bộ. Tiếp đó, bầu cử đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2011-2016, cử tri lại bầu thiếu số lượng đại biểu. Chỉ trong nhiệm kỳ 2010-2015, địa phương này phải thay đến bốn chủ tịch UBND xã.
Đồng chí Lê Quang Cầu – hội viên cựu chiến binh thôn Chi Lưu, xã Thạch Kênh chia sẻ, đó là thời điểm Thạch Kênh phải đối mặt với những khó khăn khác nhau, đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương vừa yếu về chuyên môn vừa bè phái, không đoàn kết, thống nhất khiến nhân dân mất niềm tin vào cấp ủy, chính quyền. Do vậy, hầu hết các phong trào, nhiệm vụ của địa phương phát động không thu hút được sự tham gia của người dân.
Nhận diện căn nguyên của yếu kém thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, với tinh thần nhìn thẳng sự thật, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã triển khai kiểm điểm khá bài bản. Đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã Thạch Kênh Từ Dương Quyền cho biết, mỗi tập thể, cá nhân đã tự soi lại chính mình, nhìn thẳng vào sự thật, thấy trách nhiệm của mỗi đảng viên trong việc để Thạch Kênh yếu kém kéo dài. Đặc biệt, Thạch Kênh nhận được sự gợi ý, định hướng của cấp trên về những hạn chế, yếu kém của từng tập thể, cá nhân trong Ban Thường vụ. Việc lấy phiếu thăm dò ở các chi bộ, các đảng viên lão thành cũng đã giúp thấy những khuyết điểm, hạn chế của từng đồng chí, để nhìn thẳng vào sự thật.
Đến phát huy nội lực
Video đang HOT
Đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Văn Thắng cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhiệm kỳ này là khắc phục những điểm yếu, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ phù hợp năng lực, sở trường và tín nhiệm, sớm đưa Thạch Kênh thoát khỏi xã nghèo, kém phát triển.
Là người gắn bó với địa phương, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thạch Kênh Từ Dương Quyền hiểu rõ khó khăn khi bản thân không thể trở thành hạt nhân đoàn kết để tập hợp, lãnh đạo anh em. Đồng chí Quyền cho rằng, quá trình thực hiện Nghị quyết T.Ư4, khóa XI không chỉ là việc đồng chí, đồng nghiệp thẳng thắn chỉ rõ yếu kém cho mình và tìm cách để khắc phục, sửa chữa mà còn là việc tạo điều kiện cho mình được “lập công”, và tin tưởng trao nhiệm vụ Phó Bí thư Đảng ủy xã. Theo chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh Nguyễn Thiện Chung, khi được bố trí, sắp xếp nhiệm vụ đúng năng lực và nhận được sự đồng thuận cao của người dân, bản thân đồng chí như được tiếp thêm năng lượng, buộc mình luôn trăn trở, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ…
Song song với sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ, xã Thạch Kênh đã triển khai chủ trương sáp nhập thôn, xóm. Việc giảm từ 13 thôn xuống năm thôn không chỉ giúp địa phương giảm được áp lực đầu tư một số hạng mục không cần thiết, xóa được tình trạng xóm không có chi bộ, thiếu các tổ chức đoàn thể, mà quan trọng là sức mạnh tập thể trong xây dựng NTM được phát huy. Đầu tư tuyến đường trục chính của xã dài 2,9 km ước tính số tiền xây dựng hơn chục tỷ đồng, cấp ủy và nhân dân đã cùng bàn bạc phương án. Với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước cung cấp xi-măng, công việc còn lại, từ giải phóng mặt bằng, chuẩn bị vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi) đến ngày công đều do nhân dân góp sức. Sau một thời gian ngắn thi công, tuyến đường dài 2,9 km, rộng 3,5 m, đã được hoàn thiện.
Theo Bí thư Chi bộ thôn Chi Lưu Nguyễn Sỹ Yến, thành công có được là nhờ cán bộ, đảng viên gương mẫu, và sự đồng thuận trong dân. Nhiều gia đình ở thôn Chi Lưu tự nguyện đóng 10-12 triệu đồng/hộ để xây dựng NTM. Không chỉ tự nguyện hiến đất, đóng góp công sức, mỗi người dân ở Thạch Kênh còn trở thành một “kênh” để kết nối con em xa quê đóng góp xây dựng NTM. Con số 28 tỷ đồng được huy động từ nguồn xã hội hóa để xây dựng các công trình NTM trên địa bàn là minh chứng khi niềm tin được lan tỏa…
Cùng với đó, Thạch Kênh đã biết phát huy lợi thế vùng ngoại ô, với 150 ha mặt nước được tổ chức đấu thầu nuôi cá, 40 ha đất cao cưỡng chuyển qua trồng rau màu các loại cung cấp cho thành phố Hà Tĩnh cho thu nhập cao. Trong năm 2016, xã còn tạo điều kiện cho người dân phát triển mạnh một số dịch vụ cùng 17 mô hình sản xuất cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm…
Với cách làm nêu trên, chỉ trong một năm, xã Thạch Kênh đã hoàn thành thêm 15 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn NTM vào cuối tháng 12-2016 (trước ba năm so với kế hoạch).
Theo Thành Châu – Ngô Tuấn (Báo ND)
Hà Tĩnh: Lộc Hà "thay da đổi thịt" với tiêu chí 20
Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu được xem là một trong những sáng tạo mang tính đột phá của tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình triển khai xây dựng NTM. Những năm gần đây, tiêu chí thứ 20 này đã được huyện Lộc Hà triển khai quyết liệt, có chiều sâu, mang lại nhiều thay đổi tích cực cho bộ mặt nông thôn.
Theo ông Phan Văn Nhàn - Phó Chủ tịch UBND huyện, trong những năm qua Lộc Hà luôn xác định phát triển kinh tế với trọng tâm là phát triển sản xuất, tập trung cao các sản phẩm hàng hóa chủ lực theo hướng liên kết hoá sản xuất, doanh nghiệp hoá sản phẩm, xã hội hoá đầu tư, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng nhanh qua các năm.
Toàn huyện tích cực bắt tay thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đã xây dựng mới được 454 mô hình sản xuất kinh doanh các loại, trong đó có 99 mô hình lớn, 104 mô hình vừa và 251 mô hình nhỏ. Các hình thức tổ chức sản xuất cũng phát triển nhanh, toàn huyện thành lập mới được 211 doanh nghiệp, HTX, THT, bao gồm 60 HTX, 79 THT và 72 doanh nghiệp, lũy kế toàn huyện hiện có 74 HTX, 79 tổ hợp tác và 112 doanh nghiệp đang hoạt động.
Khu dân cư kiểu mẫu thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu về đích từ năm 2016.
Đặc biệt là sau 2 năm thực hiện tiêu chí số 20, đến nay toàn huyện Lộc Hà đã có 45 thôn triển khai xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, trong đó có 4 khu dân cư NTM kiểu mẫu cơ bản đạt chuẩn theo 10 tiêu chí của tỉnh đề ra. Có thể kể đến một số mô hình điển hình về khu dân cư NTM kiểu mẫu như: Thôn Trung Châu (xã Hộ Độ); thôn Bắc Kinh, thôn Phù Ích (xã Ích Hậu)...
Nhiều tuyến đường giao thông nội đồng ở Lộc Hà đã được kiên cố.
Việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu tại Lộc Hà đã được sự đồng thuận cao trong cộng đồng và người dân, trở thành phong trào thi đua mạnh mẽ, gop phân đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí xây dưng NTM và tao diên mao mơi cho khu vực nông thôn. Những thay đổi tích cực đó đã tạo động lực cũng như niềm phấn khởi để bà con tích cực tham gia đóng góp mạnh mẽ hơn cho phong trào xây dựng NTM.
Khu vườn kiểu mẫu chăn nuôi Hồng Châu lớn nhất huyện Lộc Hà, nằm trên địa phận 2 xã Hồng Lộc và Tân Lộc.
Nhờ đem lại hiệu quả rõ rệt nên phong trào phát triển kinh tế vườn, xây dựng vườn mẫu đã lan tỏa mạnh mẽ. Toàn huyện đã có trên 65 vườn mẫu được xây dựng, trong đó 55 vườn cơ bản đạt chuẩn theo 5 tiêu chí: vừa giúp bà con có thêm thu nhập, phát triển kinh tế bền vững, ổn định, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Ngọc Anh - cán bộ phụ trách địa chính kiêm NTM xã Hồng Lộc cho biết: "Xã đang trong tiến trình thực hiện tiêu chí thứ 20 của huyện và theo kế hoạch, đến năm 2018 xã sẽ về đích. Mặc dù công tác thực hiện đang gặp nhiều khó khăn, song chúng tôi tin tưởng rằng với sự vao cuôc quyêt liêt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, Chương trình muc tiêu Quôc gia xây dưng NTM của huyện sẽ đạt được cac chi tiêu kê hoach đê ra".
Theo Danviet
NTM Thanh Hóa: Đìu hiu... làng nghề Thanh Hóa là 1 trong 5 tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước, toàn tỉnh có 155 làng nghề, đến nay đã công nhận 20 làng nghề và 47 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một số làng nghề đang dần bị mai một, thậm chí bị rơi vào lãng quên. Những người còn làm...