Chuyện vị “kiến trúc sư” thiết kế làng hầm địa đạo Vịnh Mốc

Theo dõi VGT trên

Để làm nên làng hầm Vịnh Mốc, che chở an toàn cho hàng vạn người dân trong những năm chiến tranh ác liệt là công sức của cả tập thể. Nhưng, người đã nảy ra sáng kiến đào địa đạo hết sức hiệu quả như thế lại là một người chưa học hết tiểu học…

Kiến tạo làng hầm xuyên lòng đất chỉ với chiếc la bàn

Những năm 1964 trở đi, Mỹ cùng chính quyền tay sai đã gia tăng các hoạt động đánh phá ra miền Bắc. Với vị trí tuyến đầu nên khu vực Vĩnh Linh phải hứng chịu một lượng lớn bom đạn do không quân Mỹ rải xuống, rất nhiều làng mạc, công trình đã bị tàn phá hết sức nặng nề. Theo chỉ thị của Khu ủy Vĩnh Linh thời kỳ đó, bằng mọi giá phải bám đất, bám làng, tiếp tục chiến đấu bảo vệ quê hương.

Chuyện vị kiến trúc sư thiết kế làng hầm địa đạo Vịnh Mốc - Hình 1

Công tác cứu thương cũng diễn ra trong lòng địa đạo

Và, để tiếp tục bám trụ trên vùng đất này, tạo được tâm thế chủ động theo tinh thần “mỗi làng, xã là một pháo đài chiến đấu” thì việc đầu tiên là phải tìm được phương án phòng tránh hợp lý, hạn chế các thương vong không cần thiết. Tiếp nhận chủ trương đó, người dân Vĩnh Linh đã nhiều lần đào hầm để trú ẩn và tránh bom đạn. Tuy nhiên, sau nhiều lần bỏ công sức để đào hầm chữ A, chữ U đều bất thành do sức công phá của bom đạn quá lớn. Đã không ít lần hầm vừa đào xong liền bị đánh sập, khiến hàng chục, hàng trăm người gồm bộ đội lẫn người dân phải nằm lại trong lòng đất.

Là Đồn trưởng Đồn Công an vũ trang 140, đóng tại Cửa Tùng, quản lý một vùng đất đai rộng lớn và cùng sát cánh với người dân trong nhiều cuộc chiến chống lại kẻ thù xâm lược, ông Lê Xuân Vy (hiện đã 85 tuổi, trú tại phường 5, TP Đông Hà) hiểu rõ sự mất mát quá lớn đó. Ông Vy cảm thấy bị dằn vặt bởi không tìm ra cách nào để có thể bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân.

Bản thân ông hiểu rất rõ, nếu thiết kế những căn hầm đơn thuần như vậy thì không đủ sức chống chọi được với mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Khi hầm bị bom đánh sập, cửa bít lại thì những người trú ẩn trong đó cũng sẽ chết vì ngạt. Sau nhiều lần suy nghĩ, cuối cùng ý tưởng thiết kế làng hầm địa đạo xuyên vào lòng đất, dựa trên nguyên lý của hầm chữ A, chữ U…cũng đã hình thành trong suy nghĩ của ông.

Nghĩ là làm, tháng 2/1966, ông lệnh cho lực lượng trong đồn phối hợp với người dân bắt tay ngay vào việc đào hầm trú ẩn. Cùng với Vĩnh Giang, Vịnh Mốc, Sơn Hạ, rất nhiều địa phương khác của “vùng đất lửa” Vĩnh Linh cũng tích cực đào hầm địa đạo để tránh bom đạn. Trong quá trình đó, đích thân ông Vy là người hướng dẫn cho bộ đội và người dân đào hầm. Công trình này được hoàn thành vào năm 1967. Theo đó, hàng trăm hộ gia đình đã chuyển cuộc sống trên mặt đất vào địa đạo mới có thể bảo toàn được mạng sống giữa những “làn tên, mũi đạn” của kẻ thù xâm lược.

Chuyện vị kiến trúc sư thiết kế làng hầm địa đạo Vịnh Mốc - Hình 2

Sơ đồ cấu trúc của làng địa đạo Vịnh Mốc

Thời điểm này, Vịnh Mốc là một địa đạo lớn nhất trong số 114 địa đạo trên mảnh đất Vĩnh Linh. Hệ thống đường hầm có tổng chiều dài 1.701m, với 13 cửa (gồm 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi). Đây là công trình huy động toàn bộ trí tuệ, sức lực của quân và dân Vịnh Mốc và lực lượng vũ trang Đồn 140. Thực tế cho thấy, trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại dưới lòng đất đã nói lên kỳ tích của người dân nơi đây. Hơn nữa, ngoài việc tránh được bom đạn, người dân còn có thể chiến đấu với địch ngay trên chính quê hương mình.

Quá trình đào địa đạo thiếu thốn rất nhiều thứ bởi công cụ lao động chỉ là những đồ vật thô sơ như cuốc xẻng, quang gánh, xe cút kít. Phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất để ông Vy lấy căn cứ đào địa đạo chính là một chiếc la bàn cũ kỹ. Hơn nữa, ở dưới lòng đất, anh em vẫn đang đào địa đạo nhưng phía trên đầu vẫn hứng chịu bom đạn của kẻ thù. Trong lúc đào bới, hầu hết các đơn vị thắp đèn dầu, đuốc tre… Khi ấy, oxy trong lòng địa đạo thiếu trầm trọng, khói của chiếc đèn dầu khiến không ít người ngạt thở. Khó khăn gian khổ là vậy, nhưng với quyết tâm “một tấc không đi, một ly không rời”, quyết bám đất, giữ làng sản xuất và chiến đấu làm tròn nhiệm vụ tiếp tế bảo vệ đảo Cồn Cỏ và chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam ruột thịt, nhân dân xã Vĩnh Thạch đã làm nên kỳ tích dưới lòng đất.

Gần 300 ngày “xẻ lòng đất mẹ” để tìm sự sống

Đã gần 50 năm trôi qua nhưng ông Vy vẫn nhớ như in từng chi tiết về những ngày tháng gian khó. Kể lại việc đào địa đạo, ông Vy cho biết: “Lúc đưa ra sáng kiến đào địa đạo, nhiều người lo ngại, làm sao có thể đào địa đạo khi địa hình ở dưới lòng đất tối om và không lấy gì làm căn cứ định hình được. Tuy nhiên, những lo ngại trên đã có cách giải quyết, tối ta có thể dùng đèn, nến, còn việc định hình thì đã có la bàn làm căn cứ. Vấn đề là phải tính toán đào địa đạo như thế nào cho phù hợp. Muốn vậy phải tính toán đến độ dốc”.

Chuyện vị kiến trúc sư thiết kế làng hầm địa đạo Vịnh Mốc - Hình 3

Ông Vy vẫn còn nhớ khá chi tiết về quá trình đào địa đạo cũng như các ngõ ngách ở làng hầm Vịnh Mốc

Video đang HOT

Ông Vy nảy ra sáng kiến đo thành từng đoạn từ trên đỉnh đồi xuống. Mỗi đoạn khoảng 1m. Một sợi dây được căng ra theo phương ngang từ điểm cao nhất, rồi một sợi dây khác được kẹp chì gióng xuống để tính độ dốc của đoạn đó. Hết đoạn này lại đo tiếp đoạn khác. Sau đó ông cộng các thông số độ dốc của từng đoạn lại với nhau để thành kết quả cuối cùng. “Sau này khi hoàn thành, người của Cục Công binh mang máy móc vào đo lại thì kết quả y như tôi đo thủ công” – ông Vy kể.

Khi mọi tính toán đã thực hiện xong, ông Vy cho anh em đào thăm dò trước một đường nhỏ, ông cho đặt 3 cây đèn hay ba ngọn đuốc theo một đường thẳng. Anh em cứ căn vào đó để đào địa đạo là thẳng và có thể cho các đường móc nối với nhau đúng hướng. Hầm địa đạo được thiết kế từ Đông sang Tây để tránh bom đạn. Ông Vy lý giải: “Việc tôi chọn đào địa đạo theo hướng Đông – Tây vì nếu Mỹ ném bom từ biển vào có thể chỉ phá được một đoạn ngắn hầm phía Đông, còn phía Tây nằm sâu trong đất liền sẽ an toàn”.

Chuyện vị kiến trúc sư thiết kế làng hầm địa đạo Vịnh Mốc - Hình 4

Với công cụ thô sơ nhưng quân và dân ta đã làm nên một kỳ tích xuyên lòng đất (Ảnh Tư liệu)

Để tạo động lực cho các đội đào địa đạo, ông Vy tổ chức các đợt thi đua giữa các tổ, nhóm. “Tổ nào đào nhanh sẽ được phong là kiện tướng đào đất. Tổ nhanh hơn được phong là đại kiện tướng. Nhờ thế mà dù chỉ ăn khoai sắn, tốc độ đào địa đạo của quân dân Vĩnh Linh tăng đáng kể” – ông Vy kể.

Ngoài trục chính của địa đạo còn có hệ thống hầm gồm: nhiều căn hộ gia đình, hội trường, hầm vũ khí, nhà hộ sinh, khu vực cứu thương, giếng nước… Cùng với đó là các đường rẽ vào trục chính để cơ động di chuyển khi có sự cố.

Chuyện vị kiến trúc sư thiết kế làng hầm địa đạo Vịnh Mốc - Hình 5

Hơn 2.000 ngày đêm tồn tại, mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra trong địa đạo (Ảnh Tư liệu)

Để không khí có thể lọt vào trong, ông Vy cho làm hệ thống lỗ thông hơi lên mặt đất. Lỗ thông hơi cách trục chính đúng 5m, cách hầm chữ A khoảng 10m và được đào sâu hơn so với đáy địa đạo 0,5m, phòng khi Mỹ ném bom bi cũng không vào được địa đạo mà chỉ lọt xuống đáy lỗ thông hơi. Đây là một sáng kiến hết sức độc đáo của ông Vy.

Sau gần 300 ngày, lực lượng vũ trang và người dân đã hoàn thành xong việc đào địa đạo, nhưng ông Vy lại tính toán cẩn thận hơn. Nếu khi địch nắm bắt được và ném bom thì những người sống và chiến đấu trong lòng địa đạo sẽ rút đi đâu? Nghĩ vậy ông cho đào tiếp một đường rút lui theo hướng ngược lên mặt đất với chiều dài gần 60m. Có 2 tổ xung kích gồm sáu người đứng từ độ sâu 25m (đáy tầng ba) đào ngược lên mặt đất. Suốt một tháng ròng, đường thoát hiểm lên mặt đất được hoàn chỉnh. Đây là lối đi bí mật mang tính sống còn, chỉ có lực lượng vũ trang mới biết được để tránh bị bại lộ.

Dù là người có công rất lớn trong việc thiết kế và trực tiếp hướng dẫn việc đào địa đạo, công trình huyền thoại xuyên lòng đất nhưng ông Vy luôn xem đó là việc làm bình thường. Nói về ý nghĩa của việc đào địa đạo, ông Vy chia sẻ: “Với tình thế lúc đó, việc thiết kế và đào được hầm địa đạo an toàn, hiệu quả, có thể tránh được thương vong cho hàng ngàn người dân trước bom đạn xối xả là hạnh phúc lắm rồi. Với một lượng bom đạn lớn như thế dội xuống Vĩnh Linh, chúng ta có bảo toàn được tính mạng mới nói đến chuyện chiến đấu chống lại kẻ thù. Hơn nữa, đây cũng là nơi trung chuyển hàng hóa, vũ khí chi viện cho đảo Cồn Cỏ để chuyển vào chiến trường miềnNam”.

Từ sáng kiến của ông Vy, nhiều địa phương khác của huyện Vinh Linh đã triển khai đào địa đạo, tạo thành một hệ thống phòng tránh bom đạn vững chắc, an toàn.

Chuyện vị kiến trúc sư thiết kế làng hầm địa đạo Vịnh Mốc - Hình 6

Ông Lê Xuân Vy (đeo kính, bên phải hàng thứ nhất) trong lần gặp mặt các đồng đội

Khi đến tuổi nghỉ hưu, ông trở về sinh sống bên gia đình ở TP Đông Hà. Sau đó, ông tham gia công tác nhiều năm ở Hội người mù tỉnh Quảng Trị. Hiện đôi mắt của ông Vy đã mù hẳn, việc đi lại cũng trở nên khó khăn hơn do sức khỏe yếu dần. Dù chưa được vinh danh nhưng khi nhắc đến làng hầm địa đạo Vịnh Mốc – công trình thế kỷ thể hiện sự sáng tạo độc đáo của quân và dân ta trong những năm tháng ác liệt, mọi người trong xã hội vẫn nhớ đến ông Vy với tư cách là “kiến trúc sư” của công trình huyền thoại.

Đăng Đức

Theo Dantri

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước

Có những ngày địch bắn phá hơn 30 lần hòng cướp đảo, biến nơi đây thành căn cứ quân sự làm bàn đạp mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Giữa bom đạn, thiếu thốn đủ bề, những người lính vẫn kiên trì giữ đảo - giữ một Tổ quốc thu nhỏ giữa trùng khơi.

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước - Hình 1

Đại tá Nguyễn Văn Tuân, nguyên đảo phó đảo Cồn Cỏ.

82 tuổi đời, căn bệnh tim mạch khiến đại tá Nguyễn Văn Tuân (phường Hà Huy Tập, Tp Vinh, Nghệ An) không còn giữ được dáng vẻ tinh anh nhanh nhẹn như trước. Cuộc nói chuyện thỉnh thoảng phải nghỉ giữa chừng để ông ổn định sức khỏe bởi ông vừa trải qua một đợt điều trị dài ngày, mới trở về nhà được 2 hôm.

Nhắc tới đảo Cồn Cỏ, đôi mắt người cựu binh sáng lên. Một thời gian khó, hiểm nguy nhưng cũng là một chương đời rất đỗi hào hùng hiện về trong ký ức.

Cuộc chiến giữ đảo

Năm 1964, anh lính Nguyễn Văn Tuân được điều tới trung đoàn 270, thuộc Sư đoàn 341 - sư đoàn bảo vệ giới tuyến Vĩnh Linh. Thời điểm này, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang ở thời kỳ ác liệt. Bằng việc dựng lên "sự kiện Vinh Bắc bộ", Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Vĩnh Linh (Quảng Trị) trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền đất nước. Giữa năm 1965, Nguyễn Văn Tuân được điều ra đảo Cồn Cỏ và là Đảng ủy viên, đảo phó đảo Cồn Cỏ.

"Nếu như nói Vĩnh Linh là tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì đảo Cồn Cỏ là vị trí tiền tiêu. Đây là điểm đối đầu giữa lực lượng 2 miền Nam - Bắc. Đảo Cồn Cỏ có vị trí hết sức quan trọng về chính trị lẫn quân sự. Nếu để Cồn Cỏ rơi vào tay địch, chúng sẽ xây dựng căn cứ quân sự, cản trở giao thông tiếp tế từ Bắc vào Nam và là căn cứ quân sự, làm bàn đạp đánh phá ra miền Bắc. Bảo vệ đảo Cồn Cỏ, không để đảo rơi vào tay địch là nhiệm vụ hết sức cấp thiết và vô cùng quan trọng", đảo phó Nguyễn Văn Tuân phân tích về tầm quan trọng của mảnh đất rộng chưa đầy 4km2, cách bờ biển Vĩnh Linh gần 30km theo đường chim bay này.

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước - Hình 2

Đại tá Tuân bên những trang nhật ký những ngày chiến đấu, giữ đảo Cồn Cỏ.

Bởi tầm quan trọng đó, Cồn Cỏ trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Cồn Cỏ nằm riêng biệt giữa biển, mọi thứ từ lương thực, vũ khí, khí tài và cả lực lượng đều phải chi viện từ đất liền ra. Trong khi đó, muốn "làm cỏ" cộng sản trên hòn đảo này, đế quốc Mỹ dùng nhiều tàu chiến, máy bay và cả biệt kích người nhái liên tục tấn công đảo. Có những ngày, địch tổ chức hơn 30 lượt bắn phá từ máy bay, tàu chiến vào hòn đảo này.

"Địch đánh suốt ngày bằng bom, bằng pháo. Đảo Cồn Cỏ có khi không còn một bóng cây, mặt đất như bị cày xới lên từng mét. Lính đảo phải đào công sự dày đặc khắp nơi để chiến đấu với quân thù. Mỗi trận địa đều được anh em đặt một cái tên như Hà Nội, Sông Hồng, Hà Nam, Hải Phòng... Với anh em chúng tôi, đảo như một Tổ quốc thu nhỏ mà nhiệm vụ giữ đảo - bảo vệ Tổ quốc là trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó, dù bất kỳ khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nào chúng tôi cũng phải hoàn thành", đại tá Tuân nhớ lại.

Lật giở bản sao của cuốn nhật ký (bản chính đang được trưng bày ở Bảo tàng Quân khu 4 - PV), ông chỉ cho tôi xem những dòng chữ dày đặc viết vội vàng. Ở đó, từng ngày, từng phút của cuộc chiến đấu giữ đảo được người đảo phó ghi lại. Có những ngày, những cái gạch đầu dòng - là một đợt Mỹ đánh đảo cứ dài mãi ra, kín hết cả trang giấy. Nhưng những đợt tấn công của địch đều bị lính đảo đẩy lùi.

Lần chỉ huy 1 trận địa pháo hiệp đồng đánh tàu thủy địch được ông ghi vào nhật ký: "4h20 phút 5 tàu địch tập kích vào đảo. Bọn xảo quyệt. Mình đợi chúng nó suốt đêm. Nó cứ gầm gừ ngoài xa. Bây giờ chúng lại đang ở phía Đông Bắc đấm lưng mình. Chúng nhát như thỏ.... Đạn chiu chíu, vượt qua hỏa lực để thực hiện hiệp đồng. Đó kìa, chúng nó đang chạy tháo mạng.

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước - Hình 3

Cuộc chiến giữ đảo được vị đảo phó ghi lại từng giờ, từng phút trong cuốn nhật ký của mình.

Bắn! Bắn. Sao, sao thế? 1 tiếng nổ choáng tai, tối sầm rát mặt mũi. 1 chiến sỹ bị thương nằm xuống bên mình... 13h. Lại đi tổ chức trận địa mới. 21h, 3 tàu địch bắn vào đảo nhưng lần này không lâu đâu, 5 phút thôi. Trận địa của ta đã mở, hướng vào tàu địch nã. Hay lắm. 1 phát, 2 phát... Cừ lắm. 8 phát. Và kìa, vệt sáng lóe lên ở cái hỏa tiễn thứ 4 khổng lồ ấy. A, chúng nó chuồn, chúng nó chạy. Bắn, bắn!

Nhưng lúc đó, 1 quả đạn 40 ly đánh trượt ống nhóm tới tay. Mảnh đạn sượt qua da cổ, mũ sắt rơi xuống. Không hề gì các đồng chí ạ. A lô, a lô K2, tàu địch bỏ chạy, anh em an toàn, kết quả xác minh sau".

Cũng bởi cuộc chiến đấu ở đảo Cồn Cỏ hết sức ác liệt nên đảo nhận được nhiều sự quan tâm, động viên của lãnh đạo Đảng và Quân ủy Trung ương. Bác Hồ còn dặn dò lính đảo trồng cây dong riềng lên nóc hầm và các trận địa, vừa có thể ngụy trang lại vừa có thể tăng gia, tự túc một phần lương thực tại chỗ.

"Thỉnh thoảng, Bác Hồ, Bác Duẩn lại gửi quà ra cho anh em. Những lúc yên bình hiếm hoi, anh em lên mũi đồi cao nhất ngóng về đất liền. Ở đó là quê hương, là cha mẹ, là vợ con yêu dấu. Nhưng ở đó cũng có niềm tin của Đảng, của Bác Hồ, của nhân dân đặt lên vai chúng tôi. Và lính đảo chúng tôi quyết giữ đảo tới cùng", đại tá Nguyễn Văn Tuân nắm chặt bàn tay của mình tự lúc nào.

Tiếp tế cho đảo tiền tiêu

Tháng 1/1966, Nguyễn Văn Tuân được điều về đất liền nhưng không phải để nghỉ ngơi là nhận nhiệm vụ hết sức quan trọng: chỉ huy tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Địch đánh phá đảo, bao vây suốt ngày đêm. Lương thực, vũ khí, thuốc men tiếp tế cho đảo không đáp ứng được nhu cầu ngày càng ác liệt của chiến tranh. Để ngăn chặn nguồn tiếp tế từ trong đất liền ra, địch cho tàu lượn lờ trên biển, truy đuổi, bắn phá hoặc bắt tàu tiếp tế cùng các thành viên trên tàu.

Đã từng phải chịu những trận đói quay quắt trên đảo, tình trạng thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh khiến người phù thủng, nổi mụn nhọt nên Nguyễn Văn Tuân hiểu hơn ai hết những gian khổ, khó khăn của người lính nơi vị trí tiền tiêu này. Địch tăng cường đánh phá trên biển lẫn trên đất liền. Kho hàng phải để cách xa bến 2-3km, phương tiện vận chuyển chỉ là những thuyền 2 buồm, 6 mái chèo, 1 người lái, tải trọng từ 6-10 tấn bởi vậy việc tiếp tế cho đảo gặp rất nhiều khó khăn.

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước - Hình 4

Đại tá Tuân kể về những khó khăn, hiểm nguy khi tiếp tế vũ khí, lương thực cho đảo Cồn Cỏ.

Trước đó, nhiệm vụ này được giao cho lực lượng Hải quân nhưng căn cứ vào tình hình thực tế, Quân ủy Trung ương quyết định Đại đội 22 vận tải thuyền và quân dân Vĩnh Linh sẽ dảm trách nhiệm vụ nặng nề này. Là chỉ huy đại đội vận tải 22, Nguyễn Văn Tuân bắt tay vào một cuộc chiến mới. Với sự chi viện về cán bộ kỹ thuật, động cơ máy, lực lượng vận tải biển nghiên cứu cải tiến, đóng mới tàu thuyền tải trọng lớn phục vụ vận chuyển. Lần đầu tiên, ngư dân Vĩnh Linh đã đóng được tàu máy. Với sự "trợ sức" của động cơ đẩy, tàu chở được nhiều hơn, đi nhanh hơn.

Trong thời kỳ kháng chiến, bộ đội đảo Cồn Cỏ đã bắn rơi 48 máy bay, bắn chìm 17 tàu chiến và tàu biệt kích của Mỹ - ngụy. Với những chiến công vang dội đó, đảo Cồn Cỏ đã vinh dự được Đảng và Nhà nước 2 lần tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; được Bác Hồ 3 lần gửi thư khen ngợi và tặng ảnh chân dung của Người.

"Mỗi năm, việc vận chuyển hàng tiếp tế cho đảo chỉ thực hiện được từ tháng 2 âm lịch đến tháng 4-5. Chỉ trong vòng 3 tháng, phải tiếp tế đủ lương thực, vũ khí và cả con người cho đảo trong vòng 1 năm. Từ bến ra đảo chỉ có 30km theo đường chim bay nhưng để tránh địch, mỗi chuyến tàu phải đi suốt cả đêm. Mỗi chuyến đi là cả một cuộc chiến thực sự nhưng đảo gọi, đất liền phải khắc phục tất cả những khó khăn, hiểm nguy để tiếp tế", đại tá Nguyễn Văn Tuân nói.

Mỗi chuyến đi là một cuộc chiến thực sự khi trước mặt là kẻ thù với tàu lớn, vũ khí hiện đại còn phía ta chỉ là những con thuyền thô sơ, ì ạch đè sóng. Đã có những chuyến thuyền 12 chiếc nhưng chỉ có 4 chiếc thoát khỏi vòng vây dày đặc của địch. Mất thuyền, mất hàng, mất người nhưng đau đớn hơn là hàng không kịp tiếp tế ra Cồn Cỏ phục vụ anh em chiến đấu. Bảo vệ hàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, bởi vậy, ngoài việc chất hàng lên tàu, việc bố trí những vũ khí gì để vừa có thể chiến đấu với địch lại không làm ảnh hưởng tới tải trọng cũng như sự an toàn của hàng khiến Nguyễn Văn Tuân cùng đồng đội trăn trở suốt mấy tháng trời.

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước - Hình 5

Và phút giây nhớ về những đồng đội, đồng chí ngã xuống khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cồn Cỏ.

Sau khi nghiên cứu kỹ cách xây dựng "công sự" trên thuyền, những chiếc thuyền tiếp tế được trang bị khẩu BKZ, cối 82 ly. Có thuyền lớn, có vũ khí, có kinh nghiệm đi biển của ngư dân và có lòng dũng cảm, kiên cường của những người lính vận tải biển, những chuyến hàng tiếp tế đã ra với đảo nhanh hơn, nhiều hơn để phục vụ duy nhất: giữ đảo - giữ vị trí tiền tiêu của cuộc chiến đấu chống Mỹ giữa giới tuyến phân chi 2 miền Nam - Bắc.

Năm 1967, mặt trận đường 9 được mở ra. Địch phải phân tán lực lượng ra nhiều mặt trận khác nhau, tình hình ở Cồn Cỏ "giãn" ra, bớt khốc liệt. Do yêu cầu của tình hình mới, Nguyễn Văn Tuân được phân công trực tiếp vào các chiến trường.

"Là người lính, tôi tự hào đã góp mặt trong tất cả các chiến dịch lớn, từ Điện Biên, đến Mậu Thân, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sắp tới, kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống anh hùng LLVT đảo Cồn Cỏ (8/8/1959), cũng muốn vào thăm trận địa xưa, thăm anh em, đồng đội đã ngã xuống ở đây nhưng chỉ sợ sức khỏe không cho phép", giọng người lính già chùng xuống. Người lính đã kinh qua những khốc liệt của chiến tranh vẫn mềm yếu khi nghĩ về những đồng đội, đồng chí của mình đã ngã xuống trên chặng đường vạn lý trường chinh của dân tộc.

Hoàng Lam

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?
05:11:20 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024

Tin mới nhất

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"

12:34:57 15/11/2024
Ngày 15/11, Công an xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thông tin có người chết trong bể nước của công ty K. đóng tại Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, là bịa đặt.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.