Chuyện về tổ ‘cứu chữa’ Trung Quốc chăm sóc sức khỏe cho Bác
Các lãnh đạo Trung Quốc đã cử 4 tổ “cứu chữa” trực tiếp sang Việt Nam để chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày tháng cuối đời.
VietNamNet giới thiệu một số trích đoạn trong bài viết: “Chuyện về các bác sĩ tổ ‘cứu chữa’ Trung Quốc chăm sóc sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Đặng Quang Huy, cán bộ phòng Sưu tầm – Kiểm kê – Tư liệu, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Từ năm 1960 – 1969, năm nào Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sang Trung Quốc nghỉ ngơi, kiểm tra sức khỏe và chữa bệnh.
Đặc biệt, những ngày tháng cuối đời, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã cử nhiều đoàn chuyên gia y tế trực tiếp sang Việt Nam để chữa bệnh cho Người.
Bộ đồ dùng y tế để chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện đang trưng bày trong Khu di tích Phủ Chủ tịch
4 tổ “cứu chữa” từ Trung Quốc bay qua Việt Nam
Tháng 2/1969, bệnh tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn biến xấu, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc cử chuyên gia Trương Hiếu, chuyên gia Đông y Tôn Chấn Hoàn, chuyên gia tim mạch Hoàng Vẫn và 1 phiên dịch lập thành tổ “cứu chữa” cho Bác.
Cùng với các chuyên gia y tế Việt Nam, các chuyên gia y tế của Trung Quốc đã tập trung chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đến tháng 6/1969, sức khỏe của Bác có chuyển biến rõ rệt. Tổ bác sĩ “cứu chữa” cho Người trở về Trung Quốc.
Chiều tối ngày 30/6/1969, đoàn thầy thuốc Trung Quốc trở lại Việt Nam để tiếp tục chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và chuyển đến Người lời thăm hỏi của Thủ tướng Chu Ân Lai.
Video đang HOT
Thủ tướng Chu Ân Lai dặn dò, giao nhiệm vụ cho đoàn phải tập trung chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chuyển lời hỏi thăm và cảm ơn các thầy thuốc Trung Quốc.
Ngày 15/8/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh bị cảm nặng, tổ “cứu chữa” trở lại Việt Nam, theo dõi sức khỏe của Người.
Ngày 23/8/1969, sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn biến xấu. Bệnh tim và bệnh viêm khí quản tăng nặng. Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Vương Ấu Bình cùng các cán bộ sứ quán Trung Quốc rất lo lắng, sắp xếp điện thoại ngoại tuyến, điện thoại trực 24/24, điện thoại trực tiếp cho Bắc Kinh để thông báo và xin chỉ thị chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
8h ngày 25/8/1969, Trung Quốc đưa máy bay chuyên cơ chở tổ “cứu chữa” thứ 2 tới Hà Nội với nhiều bác sĩ giỏi như Lý Bang Kỳ, Vương Phúc Thành, Nhạc Mỹ Trung.
Ngày 26/8/1969, Trung Quốc cử tổ “cứu chữa” thứ 3 tới Hà Nội để tăng cường bác sĩ giỏi, tập trung chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 31/8/1969, TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc cử chuyên gia nổi tiếng của nước này là bác sĩ Ngô Gia Bình đi cùng ông Lương Phong (Phó Vụ trưởng Vụ châu Á – Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sau này có một nhiệm kỳ làm Đại sứ ở Việt Nam) đáp chuyên cơ đưa thuốc cấp cứu tới Hà Nội.
Trước khi đoàn xuất phát, Thủ tướng Chu Ân Lai trực tiếp gặp và giao nhiệm vụ, chỉ thị phải tập trung chữa bệnh và thông báo tình hình sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho ông biết.
Ngày 1/9/1969, sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất xấu. Các bác sĩ Trung Quốc cùng các bác sĩ Việt Nam tập trung chữa bệnh cho Người. Đại sứ Vương Ấu Bình nhận lệnh từ Bắc Kinh là phải tập trung chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, không được rời, dù chỉ một khắc.
6h sáng ngày 2/9/1969, Đại sứ Trung Quốc thông báo là Đảng và Nhà nước Trung Quốc quyết định cử thêm một tổ “cứu chữa” thứ 4 sang cấp cứu và chữa bệnh cho Bác.
Tổ “cứu chữa” thứ 4 đang trên chuyên cơ, chưa đến được Hà Nội thì vào lúc 9h47 ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời.
Sau thời gian lâm bệnh nặng, tuy được các giáo sư, bác sĩ Việt Nam và Trung Quốc cũng như toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tận tình chăm sóc ngày đêm, nhưng vì tuổi cao, bệnh nặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ trần.
Trái tim của Bác Hồ kính yêu đã ngừng đập, để lại nỗi đau thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, cho bạn bè ta trên toàn thế giới.
Trao 15 huân chương Lao động
Từ năm 1960 – 1967, có 9 bác sĩ và y tá thường xuyên theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đó là bác sỹ Trương Hiếu, Hoàng Uyển (Phó Chủ nhiệm khoa Nội), Vu Sĩ Lâm, Quan Dục Cự (chuyên viên mát xa và bấm huyệt), Ôn Vương Thái (y tá); Hứa Tú Anh (y tá); Lưu Chiếm Khoa (kỹ thuật viên về xét nghiệm), Lý Chiêu, Hàn Sĩ Toàn.
Năm 1968, khi Bác nghỉ và chữa bệnh ở Ôn Tuyền (Tùng Hóa, Trung Quốc) có 12 bác sĩ trong nhiều lĩnh vực đã tham gia chữa bệnh cho Bác.
Đó là các bác sỹ: Tôn Chấn Hoàn – bác sĩ đông y, Hoàng Khắc Duy – Chủ nhiệm khoa Nội, Vương Tân Đức – Phó Chủ nhiệm khoa Thần kinh, Đàm Minh Huân – bác sĩ đa khoa, Từ Âm Tường – Phó Giám đốc bệnh viện Bắc Kinh, Quách Trung Hòa – Chủ nhiệm khoa Vật lý trị liệu, Hứa Điện Ất – Chủ nhiệm khoa Ngoại, Bác Phụ Châu – Phó Giám đốc bệnh viện Bắc Kinh chuyên đông y, Trương Thục Phương – Phó Chủ nhiệm khoa Mắt, Hồng Dân – Chủ nhiệm Nha khoa, Dương Khắc Cần – Chủ nhiệm khoa Xương.
Đoàn bác sĩ này do ông Hàn Tôn Chính, Phó Cục trưởng Cục 1 ủy ban Kinh tế Đối ngoại Trung Quốc phụ trách Chính trị dẫn đầu.
Ngoài ra, có một y tá là bà Vương Trinh Minh là y tá trưởng bệnh viện Bắc Kinh cũng sang Việt Nam để phục vụ cho đoàn bác sĩ chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 9/9/1969, 15 bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác đã được Quyền Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký khen thưởng 9 huân chương Lao động hạng Nhất và 6 Huân chương Lao động hạng Nhì.
Huân chương Lao động hạng nhất được trao cho các bác sỹ: Trương Hiếu, Đào Thọ Kỳ, Lý Ban Kỳ, Hoàng Uyển, Vương Thúc Hàm, Tốn Chấn Hoàn, Nhạc Mỹ Trung, Hồ Húc Đông, Trương Đức Duy (không phải bác sỹ nhưng là trưởng đoàn).
Trao huân chương Lao động hạng Nhì cho các bác sỹ: Cao Nhật Tân, Lưu Chiếm Khoa, Khổng Phàm Anh, Lương Hoán Trân, Vương Tây Minh, Viên Khang Anh.
Theo Vietnamnet
Lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu họp kín tại Bắc Đới Hà
Cuộc họp kín của lãnh đạo Trung Quốc dường như khai mạc hôm 3/8, khi nhiều quan chức cấp cao nước này tới khu nghỉ mát Bắc Đới Hà.
Cảnh quan khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà. Ảnh: Kyodo.
"Thay mặt Tổng Bí thư Tập Cận Bình, ông Trần Hi, ủy viên Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản và Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã gửi lời chào, chúc sức khỏe tới các chuyên gia tại Bắc Đới Hà. Đi cùng với ông có Phó thủ tướng Quốc vụ viện Tôn Xuân Lan", hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua hôm qua ra thông cáo cho biết.
Giới chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu cuộc họp kín của giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu tại khu nghỉ mát Bắc Đới Hà. Chính quyền Trung Quốc không thông báo chính thức về sự kiện này, nhưng nó thường diễn ra vào đầu tháng 8.
Cuộc họp năm nay được theo dõi rất chặt chẽ vì Bắc Kinh đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, trong đó trọng tâm là quan hệ Mỹ - Trung sau hơn một năm xảy ra chiến tranh thương mại. Các cuộc biểu tình ở Hong Kong và vấn đề Đài Loan cũng được nhận định là nội dung hàng đầu trong chương trình nghị sự của lãnh đạo Trung Quốc.
Các nhà phân tích tin rằng ông Tập sẽ sử dụng cuộc họp ở Bắc Đới Hà để đạt sự đồng thuận giữa các lãnh đạo Trung Quốc đương chức và về hưu về cách xử lý tác động chính trị từ cuộc chiến thương mại, biểu tình ở Hong Kong và các vấn đề cấp bách khác.
Tất cả những vấn đề này đều có ý nghĩa chiến lược với lợi ích và sự phát triển cốt lõi của Trung Quốc, liên quan đến việc liệu họ có đạt được hai mục tiêu lớn mà Chủ tịch Tập vạch ra, gồm trở thành "xã hội khá giả" vào năm 2021 và biến Trung Quốc thành "quốc gia giàu có, mạnh mẽ, dân chủ, văn minh và hài hòa" vào năm 2049.
"Bắc Đới Hà là nơi các lãnh đạo cấp cao có thể gặp nhau trong các cuộc họp không chính thức để trao đổi quan điểm của họ về các chính sách lớn. Sự kiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách của Trung Quốc", Alfred Wu, phó giáo sư tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore, nhận xét.
Theo Vũ Anh (VNE)
Căng thẳng Nga - Hàn Quốc - Nhật Bản Theo Yonhap, máy bay chiến đấu của Hàn Quốc bắn hàng trăm phát súng cảnh cáo vào máy bay quân sự A-50 của Nga được cho là xâm nhập Khu vực nhận dạng phòng không Hàn Quốc (KADIZ) gần đảo Dokdo/Takeshima, vi phạm các điều ước quốc tế. Máy bay quân sự A-50 của Nga Vụ việc xảy ra ngay sau khi 2...