Chuyện về thủ lĩnh đội Du kích Ba Tơ được Bác Hồ tặng 3 “báu vật”
Có lẽ, trong lực lượng vũ trang, ít có vị tướng nào đặc biệt như Trung tướng Phạm Kiệt. Đặc biệt bởi ông đã cống hiến cả đời cho cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và cho lực lượng vũ trang.
Tên tuổi của tướng Phạm Kiệt gắn liền với cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và chiến thắng Điện Biên Phủ lừng danh khắp năm châu.
“Chỉ có Kiệt mới dám nói như thế!”
Khu lưu niệm Trung tướng Phạm Kiệt được xây dựng ngay trên mảnh đất mà ông chôn nhau cắt rốn tại xóm 2, thôn Minh Thành (xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Đưa chúng tôi đi thăm khu nhà lưu niệm Trung tướng Phạm Kiệt, ông Phạm Ngọc Quý (63 tuổi), cháu đích tôn dòng họ Phạm, đưa tay chỉ về góc cuối vườn, kể: “Nơi đây xưa kia là nơi Trung tướng Phạm Kiệt tập võ. Đây chính là mảnh đất mà cha mẹ Trung tướng sinh sống. Bà Phạm Thị Vàng, mẹ của tướng Phạm Kiệt hạ sinh 11 người con. Ông là con thứ 10″.
Theo tư liệu lịch sử lưu lại, Tướng Phạm Kiệt tên khai sinh là Phạm Quang Khanh. Ông sinh ngày 10/01/1910 tại làng An Phú (nay là thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh), trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Ngay từ khi 15 tuổi, ông đã tham gia phong trào văn thân chống Pháp và các hoạt động yêu nước.
Năm 1929, ông đã cùng các đồng chí thành lập tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại huyện nhà, trở thành đảng viên cộng sản Đông Dương năm 1931. Đầu tháng 6/1931, ông bị mật thám Pháp bắt và đưa về nhà tù Buôn Ma Thuột, nơi giam giữ những nhà cách mạng mà chúng cho là cứng đầu như: Nguyễn Chí Thanh, Trương Quang Giao, Hoàng Anh,…
Chân dung tướng Phạm Kiệt.
Đai ta Pham Hương, hiên ơ Quang Ngai, môt trong hai thanh viên cua đôi Du kich Ba Tơ con sông kể lại với PV báo ĐS&PL, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Lúc này chỉ thị từ trung ương “Nhật đảo chính Pháp-hành động của chúng ta” mặc dù tuy chưa vào đến nơi, nhưng tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi nhạy bén quyết định cướp đồn Ba Tơ, giành chính quyền về tay nhân dân ở Ba Tơ.
Được tỉnh Ủy giao làm chỉ huy trưởng đội Du kích Ba Tơ, ông Phạm Kiệt cùng với đồng chí Nguyễn Đôn và Nguyễn Khoách củng cố tổ chức, tăng cường lực lượng, dần đưa đội du kích Ba Tơ vào nề nếp. Chiều tối ngày 14/3, toàn đội Du kích Ba Tơ đã làm lễ tuyên thệ tại hang Én – suối Loa với lời thề “Quyết tử vì Tổ quốc”.
Cũng theo Đại tá Hương, sau này, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi trọn vẹn là cuộc khởi nghĩa đầu tiên sau ngày có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cùng một lúc đã đạt được những mục tiêu cơ bản mà Đảng ta đề ra: Cướp đồn – phá tan chính quyền phản động, lập nên chính quyền cách mạng của nhân dân, thành lập lực lượng vũ trang và có sức cổ vũ, động viên to lớn đối với cách mạng khu vực miền Trung cũng như trong cả nước.
Cuối tháng 9/1945, ông Phạm Kiệt được giao là chỉ huy trưởng Ủy ban quân chính Nam phần Trung Bộ. Đầu năm 1946, tướng Võ Nguyên Giáp cùng một số vị đứng đầu cơ quan Chính phủ như Bộ trưởng kinh tế Phan Anh được Bác Hồ phái vào miền Nam công tác. Tại đình Xuân Hòa (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) lần đầu tiên ông Phạm Kiệt được gặp mặt nhà quân sự tài ba Võ Nguyên Giáp mà ông đã nghe danh từ lâu.
Cuối năm 1953, đầu năm 1954, Bộ Chính trị, Bác Hồ chỉ thị mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch lịch sử ấy, ông Phạm Kiệt được Đại tướng Võ Nguyên Giáp cử đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến trường ở phía Đông Bắc.
Trong Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết: “Anh là người duy nhất lúc đó đã đề nghị tôi xem lại kế hoạch đánh nhanh. Lúc bấy giờ là lúc toàn quân đang nô nức thực hiện quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong 2 ngày 3 đêm; sau này mới biết có cán bộ lo ngại, nhưng lúc đó không ai dám nói lên ý nghĩ thật của mình vì lo ngại cho là dao động. Chỉ có Kiệt mới dám nói như thế. Tôi đánh giá rất cao ý kiến của anh Phạm Kiệt”.
Tháng 4/1961, Phạm Kiệt được thăng quân hàm Thiếu tướng và được giao làm Tư lệnh kiêm Chính ủy lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Với tài thao lược của mình, tháng 8/1961, ông được Bác Hồ và Trung ương cử giữ chức Thứ trưởng bộ Công an. Tháng 4/1974, ông được thăng quân hàm Trung tướng.
Được Bác Hồ tặng 3 “báu vật”
Một trong những niềm vinh dự, tự hào lớn nhất trong đời của Trung tướng Phạm Kiệt là luôn được Bác Hồ dành cho một cảm tình và niềm tin đặc biệt. Theo tài liệu lịch sử ghi lại, lần đầu tiên Phạm Kiệt được gặp Bác Hồ, đó là vào năm 1950, khi ông được điều ra Việt Bắc để chuẩn bị đi Trung Quốc bồi dưỡng thêm kiến thức về quân sự. Khi vừa bước vào lán nơi Bác làm việc, Bác đứng dậy và vỗ tay: “Chú Đê-Tơ (bí danh của Phạm Kiệt tại Quân khu V) vào đây!”. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, gia đình, Bác nói: “Nghe các đồng chí nói chú xin ở lại chiến đấu rồi đi học sau. Bác cũng nghĩ nên như thế”. Sau đó Bác nhìn tướng Phạm Kiệt và nói: “Chú mà đi học về thì còn giặc đâu mà đánh!”.
Một vinh dự khác đến với Phạm Kiệt là sau chiến dịch Biên giới, một đồng chí chỉ huy tặng Bác Hồ khẩu súng cạc-bin. Bác đã gọi ông Phạm Kiệt lên và trao lại khẩu cạc-bin 585440 này rồi nói: “Chú là người xông pha trận mạc, cần thứ này hơn Bác, Bác tặng chú đấy…”. Đầu năm 1954, vợ và 3 con của ông Phạm Kiệt ra Việt Bắc, Bác Hồ lại tặng phu nhân Phạm Kiệt là bà Trần Thị Ngộ một khẩu súng lục hiệu mô-de (mauser) 6,35mm số 707271 và dặn: “Cô dùng nó để tự vệ và bảo vệ các cháu cho chú yên tâm nơi chiến trường nhé! …”.
Trung tướng Phạm Kiệt (giữa) nghe Ban chỉ huy Đồn Biên phòng 34 (Hải Phòng) báo cáo phương án tác chiến. (Ảnh tư liệu)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trung tuần tháng 5/1954, Bác Hồ gọi Phạm Kiệt lên và tặng ông một chiếc radio. Bác vui vẻ nói: “Đây là chiếc đài mà Đờ Cát dùng suốt Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chú Vương Thừa Vũ tặng Bác, nay Bác tặng lại chú vì đã có công đặc biệt xuất sắc góp phần thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ!”.
Được biết, cả 3 hiện vật quý này đều được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian Phạm Kiệt phục vụ ở quân đội hay khi đã chuyển sang công an, đi công tác ở đâu Bác cũng gọi Phạm Kiệt theo cùng.
Video đang HOT
Đầu năm 1973, sau chuyến công tác xa dài ngày này, sức khỏe tướng Phạm Kiệt ngày càng giảm sút. Đảng và Nhà nước đã đưa ông sang CHDC Đức điều trị. Về nước, ông được Giáo sư Tôn Thất Tùng và nhiều giáo sư, bác sỹ nổi tiếng khác trực tiếp điều trị. Nhưng do tuổi cao, sức khỏe có hạn bởi ông đã cống hiến đến tận cùng khả năng cho sự nghiệp cách mạng, cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam nên lúc 13h ngày 23/1/1975, Tướng Phạm Kiệt ra đi trong nỗi tiếc thương vô hạn của gia đình, bạn bè và đồng bào, của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang cách mạng.
Để ghi nhớ công ơn của một vị tướng huyền thoại, tại Quảng Ngãi, đến nay đã có 3 ngôi trường mang tên Phạm Kiệt: Trường THCS Phạm Kiệt ở xã Tịnh Minh (huyện Sơn Tịnh), trường PTTH Phạm Kiệt ở huyện Ba Tơ và trường PTTH Phạm Kiệt ở huyện Sơn Hà.
Một con người hơn cả vạn bài ca Thầy Lê Tấn Thông, Hiệu trưởng trường THCS Phạm Kiệt xúc động nói: “Đã hơn 50 năm trôi qua, nhưng ký ức về tướng Phạm Kiệt vẫn còn nguyên vẹn trong tôi. Cứ chiều 27 Tết, ông lại cử lái xe xuống đón con em Quảng Ngãi ở trường Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) lên Hà Nội ăn Tết. Trung tướng Phạm Kiệt là một con người hơn cả vạn bài ca. Được lịch sử ghi danh là vị tướng tài giỏi lừng danh, để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc trong lòng nhân dân quê nhà.”
DƯƠNG KHA – NGUYỄN HƯNG
Theo_Người Đưa Tin
7 biệt điện khủng của Bảo Đại có gì đặc biệt?
Dinh 1 Đà Lạt, biệt điện Cầu Đá Nha Trang, biệt điện hồ Lắk là loạt biện điện khủng của Bảo Đại ẩn giấu nhiều bí mật lịch sử.
Bảo Đại - vị hoàng đế phong kiến cuối cùng của người Việt nổi danh với khối tài sản khổng lồ ông sở hữu lúc còn ở đỉnh cao quyền lực. Loạt 7 biệt điện khủng của Bảo Đại ở Việt Nam là minh chứng cho điều này.
1. Lầu Tịnh Minh ở Huế. Trong khuôn viên Cung Diên Thọ ở Hoàng thành Huế ngày nay còn lưu giữ một công trình kiến trúc có lịch sử khá đặc biệt, đó là lầu Tịnh Minh. Tòa nhà này nằm ở phía bên phải Cung Diên Thọ, được xây dựng năm 1927, trên nền của Thông Minh đường - nhà hát cũ trong cung.
Đây là một tòa lầu theo lối kiến trúc hiện đại pha lẫn với những yếu tố truyền thống - thể hiện rõ nét qua các họa tiết trang trí theo lối cung đình. Ban đầu lầu Tịnh Minh được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh cho bà Thánh Cung - vợ thứ nhất của vua Khải Định.
Năm 1950, công trình được cải tạo làm tư thất của cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đã được tấn phong làm Quốc trưởng. Kể từ đó đến khi bị phế truất năm 1955, mỗi khi trở về Huế, Bảo Đại đều sống tại lầu Tịnh Minh.
Ngày nay, tòa dinh thự này là một trong số những công trình được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Hoàng thành Huế.
2. Biệt điện Bảo Đại ở Đồ Sơn. Biệt điện Bảo Đại nằm trên đồi Vung, quận Đồ Sơn của TP Hải Phòng vừa là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa là một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời vị vua cuối cùng của Việt Nam.
Biệt thự được Toàn quyền Đông Dương Pafquiere cho xây dựng từ năm 1928, với hình bát giác theo kiến trúc Pháp. Sau đó ít lâu, ông Toàn quyền Đông Dương nhượng lại biệt thự cho vua Bảo Đại. Kể từ đó, mỗi lần ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này cùng Nam Phương Hoàng hậu.
Biệt thự có diện tích nền rộng gần 1.000m2, nằm trong khuôn viên rộng 3.700m2 ở độ cao 36m so với mặt nước biển. Là dinh thự có vị trí đắc địa nhất khu nghỉ mát Đồ Sơn, từ nơi đây có thể bao quát toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn.
Sau năm 1945, biệt thự bị lãng quên và dần dần xuống cấp theo năm tháng. Đến năm 1984, công trình bắt đầu được phục chế để phục vụ ngành du lịch ở Đồ Sơn.
3. Biện điện Bảo Đại bên hồ Lắk. Ở thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) có một quả đồi đặc biệt nằm soi bóng xuống mặt hồ Lắk huyền thoại. Ngọn đồi này được người dân trong vùng gọi là đồi Bảo Đại.
Men theo con đường xoắn ốc dẫn lên đỉnh đồi, một tòa dinh thự bề thế hiện ra giữa màu xanh của bạt ngàn cây cối. Đó chính là biệt điện hồ Lắk của Bảo Đại. Biệt điện này là một tòa nhà ba tầng tương đối đồ sộ, được xây theo lối kiến trúc hiện đại vào năm 1951 để làm nơi dừng chân khi Quốc trưởng Bảo Đại và gia đình lên Buôn Ma Thuột nghỉ mát và săn bắn.
Đích thân Hoàng Hậu Nam Phương chịu trách nhiệm đứng ra cho thi công và trả tiền cho công trình kiến trúc xa hoa nằm giữa vùng hẻo lánh, địa hình hiểm trở này.
Biệt điện hồ Lắk từng rơi vào tình trạng hoang phế trong suốt nhiều thập niên. Phải đến đầu những năm 2000 công trình này mới được trùng tu và đưa vào phục vụ du lịch. Ngày nay, biệt điện là một tổ hợp nhà hàng - khách sạn sang trọng, nơi mà âm hưởng của một cuộc sống đế vương vẫn còn hiện hữu sau hơn nửa thế kỷ.
4. Biệt điện Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột. Biệt điện Bảo Đại là một công trình kiến trúc cổ nổi tiếng mà bất cứ ai đến thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng nên ghé qua. Là một tòa nhà bề thế được xây dựng theo kỹ thuật hiện đại nhưng biệt điện vẫn mang những nét rất gần gũi với kiến trúc của đồng bào Tây Nguyên, như nhà sàn của người Êđê hay nhà trệt của người M"Nông.
Lịch sử biệt điện bắt đầu từ năm 1926, khi Paul Giran - công sứ pháp tại Đắk Lắk đã cho xây dựng Tòa công sứ bằng gạch và vôi kiên cố. Tòa nhà hoàn thành vào năm 1927. Tháng 11/1947, cựu hoàng Bảo Đại về nước với danh nghĩa là Quốc trưởng. Bảo Đại đã ngụ ở tòa nhà từ tháng 11/1947 đến tháng 5/1948.
Từ 1949-1954, Bảo Đại thường xuyên tới đây vào đầu mùa mưa để nghỉ ngơi và săn bắn. Do đó, tòa nhà được người dân gọi là Biệt điện Bảo Đại. Kể từ đó, Biệt điện trở thành cái tên gắn liền với tòa nhà, như Tòa tỉnh trưởng Biệt điện sau 1954, nhà khách Biệt điện sau 1975.
Từ năm 1977, Biệt điện được sử dụng làm nhà khách và hiện tại là một phần của bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.
5. Dinh 1 Đà Lạt. Nằm trên một đồi thông cách trung tâm TP Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông Nam có một dinh thự cổ tuyệt đẹp, được coi là chứng nhân lịch sử của miền Nam Việt Nam trước 1975. Đó chính là Dinh 1.
Công trình kiến trúc tráng lệ này do một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây dựng vào năm 1940 trên khu đất rộng khoảng 60 ha có địa thế đẹp của Đà Lạt. Sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948), cựu hoàng Bảo Đại về nước vào năm 1949, ông đã bỏ ra 500.000 đồng tiền Đông Dương để mua lại ngôi biệt thự của Paul Dary và cho sửa sang lại toàn bộ nhằm có nơi làm việc tại Đà Lạt.
Năm 1950, Hoàng triều Cương thổ - vùng đất Tây Nguyên hưởng quy chế hành chính đặc biệt với Bảo Đại là hoàng đế được thành lập. Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ và Dinh 1 trở thành "ngự điện" của Bảo Đại, nơi ông đặt bộ máy quản lý "vương quốc" của mình.
Từ năm 1956, sau khi lên nắm quyền, Ngô Đình Diệm đã tịch thu tài sản của Bảo Đại và các hoàng thân quốc thích. Cuối năm 1958, Dinh I được biến thành tư dinh của Tổng thống. Sau khi Diệm bị đảo chính, nơi đây được dùng làm nơi nghỉ mát của các nguyên thủ quốc gia. Sau năm 1975, Dinh I được giao cho quân đội quản lý. Gần đây, Dinh đã được phục chế để phục vụ du lịch.
6. Dinh 3 Đà Lạt. Nằm giữa rừng Ái Ân trên đỉnh ngọn đồi cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây Nam có một dinh thự trang nhã, được coi là một công trình kiến trúc châu Âu đặc sắc bậc nhất thành phố. Đó là Dinh 3, còn được gọi là Biệt điện Bảo Đại.
Tòa dinh thự này gồm 25 phòng, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938. Từ năm 1938 - 1945, đây là nơi vua Bảo Đại cùng gia đình đến nghỉ mát, săn bắn vào mỗi mùa hè.
Từ năm 1949 - 1954, Bảo Đại cũng sinh sống ở Dinh khi làm Quốc trưởng.
Ngày nay, Biệt điện Bảo Đại ở Đà Lạt được bảo tồn gần như nguyên trạng, với rất nhiều vật quý của vị vua này được giữ nguyên như khi ông sống ở đây.
7. Lầu Bảo Đại ở Nha Trang. Lầu Bảo Đại, còn gọi là biệt điện Cầu Đá là một cụm năm toà biệt thự cổ mang dấu ấn của cựu hoàng Bảo Đại, toạ lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), thành phố Nha Trang.
Được xây dựng năm 1923 để làm nơi ăn ở cho các nhà Hải dương học, các tòa biệt thự ở nơi đây có tên lần lượt là: Les Agaves (Xương Rồng), Les Frangipaniers (Bông Sứ), Les Bouguinvilles (Hoa Giấy), Les Flamboyants (Phượng Vĩ), Les Badamniers (Cây Bàng).
Năm ngôi biệt thự có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh, được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật hoa viên. Sau khi khánh thành 5 biệt thự này, người Pháp tiến hành xây Viện Hải dương học Nha Trang năm 1925.
Từ năm 1940 đến năm 1945, Hoàng đế Bảo ại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ, lấy việc câu cá, ngắm biển làm thú tiêu khiển nên cái tên lầu Bảo Đại có từ đó.
Theo_Kiến Thức
Trồng cây, trồng rừng mang ý nghĩa chiến lược Sáng 15-2 tại Tuyên Quang, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn một xã trong vùng "Thủ đô kháng chiến" trước đây và có phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng tốt trong những năm qua. Chủ tịch nước Trương...