Chuyện về Stargate – Siêu phẩm bị lãng quên
Nhắc đến thể loại phim du hành vũ trụ, người ta thường liên tưởng tới Star Wars ( Chiến tranh các vì sao) (từ 1977 đến nay) hay Star Trek (Du hành giữa các vì sao) (từ 1979 đến nay) nhưng sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến Stargate (Cánh cổng vũ trụ) (1994-2011), một serie không hề kém cạnh về chiều sâu của cốt truyện phim cũng như sức ảnh hưởng đến những người yêu thích thể loại phim viễn tưởng.
Điều đáng nói, serie Stargate đã bị dừng vô thời hạn sau khi hãng sản xuất của phim là Metro-Goldwyn-Mayer (MGM) đệ đơn phá sản vào năm 2010 khiến các fan hâm mộ vô cùng thất vọng đối với hành trình còn dang dở của một siêu phẩm chưa đến hồi kết.
Sự thành công đầy “tai tiếng”
Stargate lần đầu xuất hiện vào năm 1994 và thu về hơn 16.650.000USD doanh thu tại Mỹ chỉ trong tuần đầu tiên công chiếu. Chuyện phim kể về cuộc phiêu lưu bí mật của đoàn thám hiểm do quân đội Mỹ hậu thuẫn đi qua một cổng sao (Stargate) do nền văn minh cổ đại để lại được khai quật tại Ai Cập và di chuyển đến một hành tinh khác cách Trái Đất hàng trăm triệu năm ánh sáng. Tại đây, đoàn thám hiểm đã gặp được loài người bản địa có lịch sử di cư từ Trái Đất và chạm trán với những kẻ phản diện là một giống loài người ngoài hành tinh có tham vọng sống ký sinh trong thân xác của con người để đạt được sự bất tử và nô lệ hóa loài người nhằm phục vụ chúng vĩnh viễn.
Cũng như những “đàn anh” đi trước như Star Wars hay Star Trek, khán giả vô cùng yêu thích bộ phim, mặc cho các nhà phê bình không hứng thú mấy. Gần 200 triệu USD doanh thu trên thị trường thế giới đã minh chứng cho sức hút của phim. Và không lâu sau đó, nguyện vọng làm phần tiếp theo được nhiều người ủng hộ. Nhưng trước khi trở thành serie phim dài đình đám, Stargate đã vướng phải một cuộc chiến pháp lý khi đạo diễn Roland Emmerich và nhà biên kịch Dean Devlin bị kiện bởi một giáo viên trung học tên là Omar Zuhdi tại Oklahoma, Mỹ.
Video đang HOT
Ông Zuhdi cho rằng Stargate đã đánh cắp ý tưởng của ông trong một bản thảo có tựa đề Egyptscape đã gửi cho hãng 20th Century Fox vào năm 1984 và bị hãng này từ chối. Sau đó, công ty sản xuất và phân phối phim Studiocanal tình cờ có được bản thảo Egyptscape, thuê Emmerich và Devlin viết lại thành kịch bản cho Stargate. Ông Zuhdi kiện các bên liên quan kể cả nhà phân phối của Stargate là hãng MGM với số tiền là 140 triệu USD, ước tính đối với thành công của phim vào thời điểm đó. Ngay cả thẩm phán trong vụ kiện cũng thể hiện quan điểm đồng tình nghiêng hẳn về phía Zuhdi. Tuy nhiên, ông Zuhdi cuối cùng chấp nhận mức bồi thường 50.000USD bên phía hãng phim đề nghị.
Nhiều người tin rằng nguyên nhân dẫn đến vụ việc này là do bản thảo của Zuhdi chưa đăng ký bản quyền từ thời điểm gửi xét duyệt năm 1984 và luật bản quyền năm 1995 chỉ công nhận quyền sở hữu trí tuệ thuộc về những ai đã đăng ký bản quyền sáng chế.
Chặng đường đầy chông gai còn dang dở
Mặc dù đã được phía nhà sản xuất “bật đèn xanh”, Stargate phải mất nhiều năm để có thể bước tiếp cuộc hành trình của mình. Theo Roland Emmerich và Dean Devlin, họ dự định sẽ làm 2 phần phim tiếp theo của Stargate ngay sau vụ kiện nhưng thành công với siêu phẩm Independence Day (Ngày độc lập) (1996) đã đẩy lùi kế hoạch bấm máy của Stargate do nhà sản xuất Studiocanal lo sợ khó cạnh tranh được người xem khi cơn sốt Ngày độc lập vẫn còn mạnh mẽ trên thị trường. Sau đó, Studiocanal bất ngờ bán luôn quyền sản xuất và công chiếu của Stargate cho hãng MGM khiến dự án Stargate của cả 2 nhà làm phim bị cắt ngang và họ bỏ đi tham gia sáng tạo những siêu phẩm khác như Godzilla (1998) và The Patriot (Nhà ái quốc) (2000).
May mắn thay, Emmerich và Devlin không phải là những người duy nhất “phải lòng” Stargate. Vào thời điểm công chiếu Stargate (1994), 2 nhà sản xuất phim của serie viễn tưởng nổi tiếng The Outer Limits (1995-2002) là Brad Wright và Jonathan Glassner đã tìm thấy niềm đam mê trong cốt truyện đầy tiềm năng của Stargate. Họ đã đánh tiếng với MGM và đã nhận được điều kiện phải tiếp tục The Outer Limits song song với dự án Stargate bởi khi đó The Outer Limits vẫn là “con gà đẻ trứng vàng”. Brad Wright và Jonathan Glassner đã nhận lời và MGM có 2 serie viễn tưởng đầy tiềm năng là The Outer Limits và Stargate SG-1 với 10 mùa phim (1997-2007).
Vào mùa thứ 8 của Stargate SG-1, Brad Wright bất ngờ cho phát hành serie Stargate: Atlantis (2004-2008) như một serie ngoại truyện của chính Stargate SG-1, do Wright và đồng nghiệp Robert C.Cooper chắp bút kịch bản. Ban đầu, Stargate: Atlantis được xem là phần nối tiếp của serie chính nhưng sau một thời gian xem xét, nhà sản xuất đã giới hạn chỉ kéo dài trong 5 mùa phim.
Sau Stargate: Atlantis, một cuộc hợp tác đầy tham vọng giữa MGM, kênh truyền hình Syfy và Brad Wright cho ra đời một serie Stargate mới với diện mạo mới và đồ họa ấn tượng hơn là serie Stargate Universe, được cho là “con bò sữa” mới của MGM. Tuy nhiên, nhiều fan gạo cội từ thuở ban đầu cho rằng Stargate Universe là một thất bại khi chuyện phim bị bẻ cong so với serie gốc. Trước khi Stargate Universe có cơ hội được sửa chữa để lấy lại niềm tin của fan hâm mộ, hãng MGM đã đệ đơn phá sản khiến cả serie buộc phải kết thúc. Nhưng vào ngày 6 tháng 12 năm 2019, cộng đồng fan hâm mộ Stargate đã tạo nên một cơn bão trên nền tảng Twitter được gọi là Stargate Superdrive do hàng trăm ngàn lượt Tweet từ fan hâm mộ nhằm vực dậy lại một siêu phẩm đang ngủ quên mà cho đến nay vẫn chưa dừng lại ở vài chục triệu lượt Tweet.
Hy vọng, chúng ta sẽ được chứng kiến sự hồi sinh của huyền thoại bị lãng quên vẫn đang ám ảnh những người yêu thích thể loại phim viễn tưởng trước một thế giới đầy cuốn hút của vũ trụ điện ảnh Stargate.
BÙI TRÍ HIẾU
Apple không cho nhân vật ác trong phim dùng iPhone
Đạo diễn phim Star Wars cho biết Apple sẽ không cho phép nhân vật đóng vai ác trong phim được dùng iPhone vì nó sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh hãng này.
Theo đó, Apple sẽ cấm hãng phim không được đưa iPhone hay bất cứ sản phẩm Quả táo nào cho nhân vật thủ vai ác trong phim.
Thông tin được Rian Johnson, đạo diễn tập phim "Knives Out and Star Wars: Episode VIII", tiết lộ với tờ Vanity Fair.
Apple không cho nhân vật ác trong phim dùng iPhone
"Tôi không biết có nên nói điều này không nhưng Apple sẽ không cho phép nhân vật xấu trong phim dùng iPhone. Điều đó khiến tôi có thể sẽ phải sửa kịch bản", Rian Johnson chia sẻ.
Điều đó đồng nghĩa với việc Apple muốn sản phẩm hãng này chỉ nằm trong tay người tốt dù đó có là nhân vật hư cấu hay trên phim ảnh đi nữa.
Apple cũng không mặn mà với việc sản phẩm, hình ảnh và thương hiệu của họ xuất hiện trong phim, kể cả hãng không phải trả tiền cho việc đó.
Apple không muốn mọi người nghĩ rằng họ tài trợ cho phim đó. Hình ảnh được sử dụng có thể quảng bá cho Apple nhưng vị thế của hãng này không cần tới điều đó.
Hàng ngày, thông tin về Apple và sản phẩm của hãng xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nghịch lý ở chỗ Apple không phải chi tiền cho việc này, trong khi nhiều thương hiệu khác phải chi rất nhiều tiền cho khâu marketing hình ảnh.
Theo vietnamnet.vn
Loạt phim tiếp theo của 'Star Wars' sẽ diễn ra tận 400 năm trước Skywalker Saga! Bối cảnh cho loạt phim Star Wars mới đã được tiết lộ là 400 năm trước Skywalker Saga, được gọi là The High Republic! Trong 42 năm qua, thương hiệu Star Wars đã xoay quanh câu chuyện về Skywalkers. Thông qua bộ ba phim đầu tiên, các phần tiền truyện và bộ ba phần tiếp theo của Disney, và theo một cách nào...