Chuyện về phú hộ Sài Gòn giàu hơn vua Bảo Đại
Ngoài việc dành 1/7 tài sản xây nhà thờ, gia đình Huyện Sỹ còn cho cháu ngoại Nam Phương hoàng hậu của hồi môn 20.000 lượng vàng khi về làm vợ vua Bảo Đại.
Tại góc đường Tôn Thất Tùng – Nguyễn Trãi, quận 1, TP HCM, nhà thờ giáo họ Chợ Đũi mỗi ngày đón hàng trăm người đi lễ, tham quan. Trải qua hơn trăm năm, người Sài Gòn vẫn quen gọi đây là Nhà thờ Huyện Sỹ như để tưởng nhớ người đã bỏ 1/7 gia sản ra xây dựng. Huyện Sỹ cũng là người đứng đầu nhóm tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa với câu ví von “nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”.
Tượng bán thân Huyện Sỹ tại nhà thờ do chính ông bỏ tiền xây dựng. Ảnh: Đ.N
Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900), sinh tại Cầu Kho (Sài Gòn) nhưng gốc ở Tân An (Long An) trong một gia đình theo đạo Công giáo. Ngay lúc nhỏ, ông được các tu sĩ người Pháp đưa đi du học ở Malaysia. Tại đây, Huyện Sỹ được học ngôn ngữ Latinh Pháp, Hán và chữ quốc ngữ. Thời gian này, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt, do tên cũ trùng với tên người thầy dạy.
Sau chuyến du học về nước, ông được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn. Từ năm 1880, ông làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau phong hàm lên cấp Huyện. Do người dân vẫn gọi ông bằng tên cúng cơm, vì vậy mà cái tên Huyện Sỹ xuất hiện từ lúc này.
Về con đường giàu có của Lê Phát Đạt, học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa cho rằng, sự “lên hương” của ông chẳng qua vì ăn may. “Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mại ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đấu giá”.
“Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận sợ triều đình Huế khép tội theo Pháp. Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội”, học giả Vương Hồng Sến giải thích thêm.
Người Pháp khi đó nài ép, Huyện Sỹ bất đắc dĩ phải chạy vạy mượn tiền khắp nơi mua đất. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền, ông trở nên giàu có, tiền vàng không biết để đâu cho hết.
Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như “cò bay mỏi cánh không hết”. Những vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia đều do ông năm giữ. Tại miệt sông nước, phú hộ Đạt cũng xây ngôi biệt thự ven sông như cung điện án ngữ một vùng. Tương truyền, biệt thự này nằm trên thế đất hình rồng nên càng khiến cơ nghiệp của ông phát triển.
Tại Sài Gòn, gia đình Huyện Sỹ cũng sở hữu nhiều mảnh đất đắc địa ở trung tâm. Mảnh đất rộng hơn hecta dành xây nhà thợ Chợ Đũi là một trong số đó. Ngoài ra, ông có rất nhiều đất ở khu Gò Vấp, nơi con trai ông sau này dùng một phần xây nhà thờ Hạnh Thông Tây.
Bỗng chốc phất thành đại gia hạng nhất đất Việt đương thời nhưng vợ chồng Huyện Sỹ không tiêu xài hoang phí, gia đình có cuộc sống đơn giản. Toàn bộ gia sản được tập trung phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo Công giáo. Để nhắc nhở gia đình, trong nhà ông treo câu đối: “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách
Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ”.
Con cháu Huyện Sỹ đều được giáo dục và học hành thành tài, không ăn chơi, tiêu xài như con cái những gia đình đại gia khác. Họ chuyên tâm học hành rồi phụ vợ chồng ông cai quản đất đai. Sau này, con Huyện Sỹ đều là đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và vùng Đồng Tháp Mười (nay thuộc vùng Long An).
Video đang HOT
Trong đó, trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Thời Nhà Nguyễn, Vương là tước vị cao nhất trong 20 bậc tôn tước phong cho hoàng tộc và chỉ dành cho người có công trạng, bình thường kể cả các Hoàng tử đều chỉ phong Công tước. Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ không “hoàng thân quốc thích” nhưng được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.
Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại, cháu ngoại của phú hộ Huyện Sỹ.
Trong số con cháu của Huyện Sỹ, người nổi tiếng nhất phải kể đến Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 – 1963), tức Nam Phương hoàng hậu – vợ vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Tương truyền, khi gả cho vua, gia đình Huyện Sỹ đã hồi môn cho cháu ngoại hơn 20.000 lượng vàng. Vua Bảo Đại ngày trước cũng nổi tiếng tiêu xài hoang phí, ngân sách cạn đáy nên nhiều phen phải nhờ vả gia đình bên vợ.
Năm 1900, trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhà thờ giáo họ Chợ Đũi, phú hộ Huyện Sỹ qua đời. Trong di chúc, ông dành 1/7 tài sản của mình để xây nhà thờ. Sau đó, các con tiếp tục di nguyện, nhà thờ được khởi công năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier. Ba năm sau, nhà thờ được khánh thành.
Nhà thờ dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 m. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng nên giới chức đã xin cắt bớt một gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Vì vậy, trước đây ở gần nhà thờ Chí Hòa (phường 7, quận Tân Bình) có một con đường mang tên Lê Phát Đạt. Khoảng năm 2000, con đường này đổi tên thành đường Đăng Lộ.
Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic (kiến trúc kiểu vòm nhọn).Năm 1920, vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất, con cháu đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ Huyện sỹ.
Nhà thờ Huyện Sỹ tại quận 1. Ảnh: Wikipedia
Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.
Ngoài nhà thờ Chợ Đũi, Chí Hòa, sau này kỹ sư Lê Phát Thanh (con Huyện Sỹ) cũng xây nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi tiếng ở quận Gò Vấp hiện nay.
Sơn Hòa
Theo VNE
Hé lộ bí kíp làm giàu của đại gia 'khủng' nhất Đông Dương
Những cánh đồng của ông Huyện Sỹ cứ thẳng cánh cò bay, có đi cả tuần cũng chẳng hết nhưng vì đó là tài sản nên ông vẫn phải trông nom.
Từ một người trung lưu, có chút chức sắc trong chính quyền, chỉ trong vài năm bỗng chốc thành đại phú hộ rồi đến mức giàu nhất Đông Dương, có lẽ số những người như ông Huyện Sỹ từ trước đến nay là quá hiếm.
Nhiều người thắc mắc vì sao ông giàu thế, rồi tiền ở đâu mà nhiều như vậy, thậm chí còn nói là chuyện hoang đường. Nhưng nếu như nhìn vào con đường làm giàu của ông Huyện Sỹ thì nó chứng minh cho một câu nói dân gian "có trí làm quan, có gan làm giàu". Vì có cả hai thứ này nên chuyện ông Huyện Sỹ giàu lên nhanh chóng trong thời loạn lạc cũng là một điều dễ hiểu.
Vay nợ đi mua ruộng bỏ hoang
Những năm đầu khi thực dân Pháp mới vào đô hộ tại Nam Kỳ, tình hình xã hội có rất nhiều rối ren. Người dân ở lục tỉnh Nam Kỳ vì lo lắng, sợ hãi mà nhiều người bỏ ruộng, bỏ nhà đi chạy loạn.
Những cánh đồng thẳng cánh cò bay, trước đây có lần trúng mùa thóc lúa đổ văng vãi nhưng giờ lại để cho cỏ dại mọc um tùm. Ở quê là vậy, ở thành phố, người dân cũng chẳng còn thiết tha với chuyện kinh doanh, buôn bán, nhiều người bỏ hết cả cơ ngơi phố thị để mà chạy đi nơi khác. Chính vì lí do này mà không chỉ nông thôn hoang hóa mà ở thành phố cũng rất vắng vẻ.
Khi chính quyền Pháp cai quản, nhìn thấy cảnh ruộng đồng bỏ trống họ đã nghĩ ra cách bán khoán cho những ai có tiền. Những cuộc đấu giá ruộng đất của chính quyền Pháp diễn ra một cách công khai nhưng toàn đổ bể vì chuyện là không có ai đứng ra đấu tố.
Thời đó ai có tiền, có vàng thì cố gắng hết sức để mà giữ trong người phòng thân chứ ai dại gì mang ra mà mua đất, mua nhà rồi lại phải đóng thuế này nọ. Kế hoạch đấu giá ruộng đất của chính quyền Pháp có nguy cơ thất bại nhưng họ không chấp nhận điều này nên đã nghĩ ra cách ép các quan chức là người Việt Nam phải mua.
Những người làm việc trong chính quyền như ông Huyện Sỹ đương nhiên là phải đứng đầu danh sách những người mua. Lúc đầu, nghe thấy kế hoạch này, ông Huyện Sỹ lo lắm. Nhà thì chẳng có tiền, đồng lương làm ở hội quản hạt cũng chỉ đủ để lo cho cuộc sống nay còn mua ruộng nữa thì biết lấy đâu ra.
Tuy nhiên, đã trót gia nhập đội ngũ quan của chế độ chính quyền Pháp thì không cãi được, không ít thì nhiều cũng phải đấu tố mà mua. Suy nghĩ một hồi, rồi ông Huyện Sỹ nghĩ liều cứ mua ruộng về rồi gieo hạt kiểu gì cuối vụ chẳng có thóc... Vậy là ông Huyện sỹ quyết định sẽ mua ruộng trước chứ không mua nhà ở phố.
Huyện Sỹ tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900) gia tộc ông giàu có nức tiếng, là người mộ đạo nên ông bỏ tiền túi và đất của mình xây dựng hai nhà thờ Chí Hòa, Huyện Sỹ.
Thời đó, Sài Gòn mới chỉ vỏn vẹn ở quanh khu vực quận 1 bây giờ, ruộng đồng bao quanh cả thành phố nên chính quyền Pháp mới quyết định sẽ bán những thửa ruộng này trước sau đó mới tiếp tục đấu tố ở các nơi. Dĩ nhiên, vì chẳng có ai đấu giá nên mức giá các cánh đồng rẻ vô cùng, thậm chí chỉ bằng 1/100 so với thời điểm trước đây. Trước đây, khi còn sống ở quê nhà Long An, ông Huyện Sỹ cũng đã biết đến giá đất ruộng là bao nhiêu, nay nghe thấy mức giá chính quyền Pháp đưa ra ông thừa biết đó là bán tháo, được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Để có tiền mua ruộng, ông Huyện Sỹ đi vay mượn khắp nơi. Anh em, họ hàng, bạn bè, thậm chí cả mấy người làm cùng cơ quan cũng vay luôn cả lương với cam kết sẽ trả trong 1 - 2 tháng. Không đủ, ông Huyện Sỹ mang luôn cả ít tài sản là của hồi môn của vợ mang bán để mua ruộng. Cứ mỗi lần đấu tố ông Huyện Sỹ mua một khoảnh ruộng, lâu dần đã trở thành cả một cánh đồng rộng mênh mông.
Mua ruộng về ông Huyện Sỹ chẳng để không mà ngay lập tức cho người dọn dẹp rồi gieo lúa xuống. Ai ngờ, mấy năm liền ông Huyện Sỹ mua ruộng rồi trồng lúa thời tiết Nam Kỳ thuận lợi vô cùng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long vốn đã nổi tiếng là phì nhiêu nay lại có thời tiết thuận hòa thế nên lúa rất được mùa. Có lúa, ông Huyện Sỹ lại mang đi bán rồi lại lấy tiền đó đi mua ruộng. Nợ nần ai cần trả thì trả, ai còn nợ lại thì cứ khất. Trong khoảng thời gian chừng hơn 3 năm, ông Huyện sỹ đã có trong tay rất nhiều ruộng đồng, trải dài suốt từ Sài Gòn xuống Long An nhưng đây vẫn chưa phải là thời kì cực thịnh của ông Huyện Sỹ.
Ông Huyện đi thăm đồng
Nói là một đại phú hộ như ông Huyện Sỹ đi thăm đồng vào thời kì đó sẽ là chuyện lạ. Trong khi đó, những cánh đồng của ông Huyện Sỹ cứ thẳng cánh cò bay, có đi cả tuần cũng chẳng hết nên vì đó là tài sản nên ông vẫn phải trông nom. Ruộng đồng có trong tay, ông Huyện Sỹ chia ra từng khu vực rồi giao cho một người cai quản.
Những năm đó, ông Huyện Sỹ tổ chức gieo trồng 2 vụ một năm, một chuyện mà từ trước đến nay hiếm khi xảy ra ở Nam Kỳ. Cứ gieo hạt là lại trúng mùa, lúa chất thành núi rồi tiền cứ thế đổ về cho ông Huyện Sỹ. Sau đúng 5 năm từ ngày mua mảnh ruộng đầu tiên, ông Huyện Sỹ đã giàu lên trông thấy, được xếp vào danh sách là một trong những người giàu nhất nhì Sài Gòn.
Dĩ nhiên, vì làm việc trong chính quyền nên ông Huyện Sỹ cũng được chút ưu ái, cộng với việc sòng phẳng trong chuyện mua bán nên chính quyền Pháp rất ưu tiên cho ông Huyện Sỹ, ông thích mảnh nào là bán cho mảnh đó. Gần như toàn bộ khu huyện Đức Huệ, Đức Hòa của tỉnh Long An bây giờ thuộc về tay ông Huyện Sỹ. Chưa kể một số cánh đồng phì nhiêu ở khu vực Nam Kỳ cũng được ông Huyện Sỹ đấu tố với mức giá rất rẻ. Tiền cứ như thể nước mùa lũ đổ về túi ông Huyện Sỹ khiến cho ông ngày một giàu hơn.
Hai ngôi mộ tượng trưng của vợ chồng Huyện Sĩ trong nhà thờ Huyện Sỹ.
Mua ruộng nhiều rồi ông Huyện Sỹ bỏ tiền ra mua nhà mặt phố. Theo tương truyền, đất tại Sài Gòn của ông Huyện Sỹ liền một dải từ quận Nhất sang quận Gò Vấp bây giờ. Vì khi đó khu nội đô còn khá nhỏ, Tân Bình, Gò Vấp như bây giờ chỉ là ngoại thành nhưng ông Huyện Sỹ vẫn mua vì giá quá rẻ.
Có sử sách ghi lại, ông Huyện Sỹ từng có câu nói rất nổi tiếng: "Đất không bao giờ là mất giá vì nó không thể nở ra được, còn người thì mãi sinh sôi". Nhưng có lẽ bản thân ông Huyện Sỹ cũng không thể ngờ được rằng Sài Gòn lại phát triển như ngày hôm nay.
Là một đại phú hộ nhưng ông Huyện Sỹ lại rất chú trọng việc dạy bảo con cái. Dường như có sự tính toán kỹ lưỡng trong đầu nên khối lượng tài sản của ông Huyện Sỹ đã được phân chia rất rõ ràng, mỗi người một khoảnh để mà tự cai quản làm ăn.
Riêng người con trai cả của ông Huyện Sỹ được chia cho một khu ở Gò Vấp, nay là khu Hạnh Thông. Mấy người con của ông Huyện Sỹ cũng đều thông minh, sáng láng nên đã phát huy được sự giàu có của gia đình. Ai nấy đều cưới gả cho những gia đình môn đăng hộ đối, đã giàu lại càng giàu thêm. Ngoài là phú độ đồn điền, theo tương truyền ông Huyện Sỹ còn có cả ngàn ngôi nhà cho thuê ở Sài Gòn rồi biết bao nhiêu thứ khác nữa.
Thời đó, đồng tiền Đông Dương giá trị vô cùng nhưng có người bảo, nhà ông Phú hộ có một kho tiền cất giấu ở một nơi cực kì kín đáo. Có riêng một nhóm người bảo vệ hàng ngày. Ông Huyện Sỹ không sợ người ta lấy trộm mà sợ tiền... mốc rồi mối mọt.
Thế là cứ dăm ba tháng là đám người phục vụ lại mang tiền ra sân nắng phơi rồi lại cất gọn. Dĩ nhiên, toàn bộ quá trình này đều được giám sát kĩ lưỡng và những người làm cũng là những người tin cậy. Kho tiền này của ông Huyện Sỹ ở đâu chẳng ai hay biết nhưng có người đồn đoán là ở Long An - nơi ông cho xây một căn biệt thự nằm trên mảnh đất có vị trí hàm rồng rất đẹp về phong thủy.
Theo Tri Thức
Cận cảnh nhà mộ đặc biệt của con đại gia Sài Gòn xưa trong nhà thờ Hạnh Thông Tây Nhà thờ Hạnh Thông Tây (góc đường Quang Trung - Lê Văn Thọ, Q.Gò Vấp, TP.HCM) được xây dựng từ năm 1921 - 1924 theo phong cách kiến trúc Byzantine (mái vòm hình tròn) mô phỏng Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở thành phố Ravenna, Ý. Trước đây nhà thờ có tháp chuông nhọn cao 30 m, nhưng do ở gần sân...