Chuyện về ông Tây bán cà phê Việt
Nhìn người đàn ông Australia bưng mời và tỉ mỉ giới thiệu các món ăn Việt Nam cho quan khách nước ngoài tại Khu triển lãm Việt Nam ở Hội chợ Nông nghiệp Hoàng gia ở Perth, bang Tây Australia, đầu tháng 10/2015 nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Nhưng đối với cộng đồng người Việt và người dân ở thành phố Perth nói riêng cũng như ở Australia và New Zealand nói chung, ông không mấy xa lạ bởi cái tên Hugh Collin từ lâu đã gắn liền với các sản phẩm cà phê thơm ngon, đậm đà từ Việt Nam. Bà con người Việt ở Perth thường gọi ông với cái tên thân mật và gần gũi rất Việt Nam là ông “Hiu”.
Ông Hugh Collin và vợ trước gian hàng quảng bá sản phẩm cà phê Việt tại Triển lãm Nông nghiệp Hoàng gia 2015 ở Perth.
Ông Hugh Collin và vợ hiện sống ở thành phố Perth và điều hành Công ty Viet-Coffee, chuyên bán và phân phối qua mạng các sản phẩm cà phê từ nguyên hạt, xay, đến “3 trong 1″ của các thương hiệu như Trung Nguyên, Vietcoffee, Indochine Estates, Metrang, Saigon Espresso… nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam. Bén duyên với cà phê Việt Nam từ gần 7 năm trước khi được người vợ Việt hiện tại, chị Vân, giới thiệu, đích thân pha và mời ông uống. Ngay từ ly cà phê đầu tiên ông đã bị hấp dẫn và quá ấn tượng với hương vị thơm ngon hơn hẳn những loại cà phê ông vẫn dùng ở Australia trước đó.
Từ đó ông không thể uống cà phê nào khác ngoài cà phê Việt Nam và cứ băn khoăn khi biết cũng giống như mình, sẽ thật là “tiếc” nếu những người thích uống cà phê ở Australia không được biết đến cà phê Việt Nam. Cái ý muốn cần phải cho nhiều người khác được thưởng thức cà phê Việt Nam cứ thôi thúc ông và ý tưởng giới thiệu, bán sản phẩm cà phê Việt ra đời. Chị Vân khi ở Việt Nam cũng đã từng cùng gia đình kinh doanh cà phê nên giúp ông nhiều trong việc tìm nguồn hàng, giao dịch, kết nối với các công ty ở Việt Nam.
Tuy nhiên, để giới thiệu và bán cà phê Việt ở Australia khi đó không phải là một việc dễ dàng, từ việc làm thế nào để mang các sản phẩm cà phê vào thị trường khó tính như Australia đến việc chào bán ra sao bởi các thương hiệu cà phê của Việt Nam chưa được biết nhiều ở “xứ chuột túi”. Hơn nữa, ở Australia có rất nhiều sản phẩm cà phê, do vậy sự cạnh tranh cũng rất cao. Tuy nhiên, với niềm tin mãnh liệt rằng nếu thuyết phục được một ai đó dùng thử sản phẩm cà phê của Việt Nam thì chắc chắn người đó sẽ muốn dùng mãi, vợ chồng ông kiên trì đi giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, quán cà phê, thậm chí ban đầu một số nơi chỉ dám xin được đặt sản phẩm ở đó, nếu sau một thời gian không bán được thì xin lấy về hoặc chỉ dùng để mời khách miễn phí. Ông cho biết phần đa những người được uống thử đều khen ngon và tìm đến mua sản phẩm Viet-Coffee của ông, do vậy, việc giữ chữ tín với khách hàng cũng là phương châm kinh doanh mà vợ chồng Vân Collin đặt lên hàng đầu.
Video đang HOT
Ngoài ra, đúng như ông “Hiu” suy nghĩ, rất nhiều người Australia sau khi đi du lịch Việt Nam về đã tìm kiếm cà phê Việt Nam bán ở quê nhà để mua dùng và thế là cứ tự họ tìm đến với ông. Số khách đặt hàng cứ tăng dần và nay có tới 70% số người dùng cà phê ở Perth là khách của công ty ông. Không chỉ dừng ở các thành phố rộng lớn của đất nước “chuột túi”, sản phẩm cà phê Việt qua bàn tay phù phép của ông và vợ còn có mặt tại thị trường New Zealand. Hiện mỗi năm gia đình ông nhập khoảng 7 côngtennơ sản phẩm cà phê từ Việt Nam, một nửa trong số đó được đưa thẳng tới các khách sạn, nhà hàng, nửa còn lại được chuyển cho khách lẻ qua đường bưu điện. Ngoài cà phê, gia đình ông vừa qua bắt đầu chào bán và giới thiệu một số sản phẩm trà của công ty Cát Nghi, Hatvala Vietnamese Tea… nhập từ Việt Nam.
Điều hành mạng lưới bán cà phê và trà rộng lớn như vậy, cộng với việc chăm sóc 3 đứa con nhỏ xinh như thiên thần, vợ chồng ông Hiu không khỏi bận rộn. Tuy nhiên, vì lợi ích cho người tiêu dùng (không muốn tăng thêm chi phí mà họ phải gánh), việc giao dịch, chọn, đóng gói sản phẩm rồi mang ra bưu điện gửi cho khách vẫn do đích thân ông bà tự làm. Bận rộn là vậy, song với tình yêu đối với các sản phẩm, đất nước, con người Việt Nam, gia đình ông Hugh Collin còn được đánh giá rất cao trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng hướng về Việt Nam. Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Perth Lê Viết Duyên đã nhận xét rằng: “Gia đình ông Hugh Collin ngoài việc kinh doanh sản phẩm Việt Nam còn có sự phối hợp, hỗ trợ rất tốt cho cơ quan Tổng Lãnh sự quán trong việc tổ chức các hoạt động cộng đồng, gặp gỡ bạn bè sở tại, giới thiệu quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. Đây thực sự là sự kết hợp tốt giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Ông Hiu đặc biệt không chỉ yêu, tích cực quảng bá sản phẩm Việt Nam ở Australia mà cũng rất yêu văn hóa Việt Nam, quê hương Việt Nam”.
Với “một gia đình rất tâm huyết với sản phẩm cà phê Việt Nam” như vậy – theo lời Tổng Lãnh sự Lê Viết Duyên, hẳn ông Hugh Collin vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn với những thành quả hiện nay. Ông tâm sự: “Tôi vẫn có một mong muốn làm sao để tất cả người dân ở Australia được biết đến thương hiệu cà phê Việt Nam và biết đến vị cà phê độc đáo mà chỉ cà phê Việt Nam mới có. Thông qua sản phẩm cà phê Việt, tôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa biết đến Việt Nam, tìm hiểu về Việt Nam, về các sản phẩm của Việt Nam và đến thăm đất nước Việt Nam”.
Đúng như lời Tổng Lãnh sự Lê Viết Duyên nói: “Qua việc bán cà phê của Công ty Viet-Coffee mới thấy một điều rằng người dân Australia thường xuyên sử dụng cà phê và là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới, nhưng rất ít người biết rằng Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Qua những sản phẩm cụ thể như Viet-Coffee, bạn bè quốc tế đã hiểu hơn, biết hơn, mến yêu hơn cà phê Việt Nam, sản phẩm Việt Nam cũng như con người và đất nước Việt Nam”.
Bài, ảnh: Khánh Linh (P/v TTXVN tại Australia)
Theo Báo Tin tức
Tham quan tiện thể sex luôn ở kim tự tháp
Hai du khách đến tham quan kim tự tháp Ai Cập đã quan hệ tình dục và quay lại những hình ảnh khiêu dâm ngay tại đây khiến nhiều người phẫn nộ.
Sau khi phát hiện về đoạn video khiêu dâm được quay ở gần tượng nhân sư Sphinx và các kim tự tháp ở khu lăng mộ Giza, chính quyền Ai Cập đã tiến hành điều tra về cặp đôi du khách có mặt trong đoạn ghi hình này.
Nữ du khách trên được xác định là một người mẫu nghiệp dư có nghệ danh là Aurita (25 tuổi, người Ukraine). Aurita đi cùng với một người quay phim nói tiếng Nga đến khu di tích này để tham quan. Mặc dù đã được cảnh báo trước về một số khu vực không được phép quay hình, nhưng Aurita vẫn phớt lờ điều này.
Cặp đôi này đã tìm tới một chỗ khuất, có tường chắn để thực hiện đoạn phim. Có nhiều người cho rằng đoạn video này chỉ là ghép hình. Ngay cả một quan chức của Ai Cập cũng nói rằng đoạn phim trên có thể được quay ở một địa điểm khác.
Tuy nhiên, ông Mamdouh al-Damaty - Bộ trưởng Bộ cổ vật Ai Cập đã xác nhận về thực hư thông tin này. Ông cho biết cảnh khiêu dâm của 2 vị khách du lịch trên được quay ngay trong khu vực có các kim tự tháp Giza.
Trong đoạn video giới thiệu dài 7 phút, Aurita còn nhiều lần khoe ngực trần của mình gần khu vực tượng nhân sư và các kim tự tháp. Cô cũng liên tục đi lại xung quanh khu vực này. Được biết, đoạn phim được quay bằng loại máy ảnh du lịch cầm tay. Khi phát tán đoạn video này lên internet, Aurita đã đổi tên mình sang thành Sasha.
Nhiều người cho rằng cần phải thiết lập một hàng rào an ninh chặt chẽ tại đây để ngăn chặn những sự cố tương tự như vậy xảy ra.
Hồi đầu tháng 2 năm nay, tại Campuchia, chính quyền nước này cũng bắt được hai nữ du khách có những hành vi khiêu dâm ngay trong quần thể di tích Angkor ở tỉnh Siem Reap (cách thủ đô Phnom Penh khoảng 315 km).
Hai du khách này đã chụp những hình ảnh khỏa thân và buông lời tục tĩu tại đây. Được biết hai cô gái này là Lindsey Adams (22 tuổi) và Leslie (20 tuổi), cả hai đều mang quốc tịch Mỹ.
Hải Anh (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
TQ: Dân hoang mang vì sương mù hồng bao phủ thành phố Trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc đang xôn xao vì những hình ảnh chụp hoàng hôn ở thành phố Nam Kinh hôm 22.12 bị bao bao phủ trong lớp sương mù màu hồng tím. Nhiều người lo sợ hiện tượng này là hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày một tồi tệ ở Trung Quốc. Các...