Chuyện về ông Hai Lúa xây gần 300 cây cầu từ thiện
Dù ở tuổi “ thất thập cổ lai hy”, nhưng khi chúng tôi hỏi về những cây cầu đã xây, ông Nguyễn Văn Bé Hai, 71 tuổi (ông Hai Lúa) lại nhớ vanh vách từng cây một.
Ông nói: “299 cây cầu đều là tâm huyết dành cho đời, vì vậy mỗi nơi đến, đi qua đều nhớ và tâm nguyện khi nào còn sức khỏe thì tiếp tục đi làm cầu cho bà con”…
Nụ cười hiền trên gương mặt rám nắng của ông Nguyễn Văn Bé Hai
Nghiệp – duyên với những cây cầu
Ông Hai Lúa – cái tên bà con đặt cho ông Nguyễn Văn Bé Hai từ khi ông làm lúa giống rồi đến phát nguyện làm cầu đường. Ông Hai kể, trước năm 1975, ông gắn bó với vùng đất Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh), sau chuyển về Bình Thạnh, rồi định cư ổn định ở xứ Bình Tiên, xã Tân Bình, huyện Châu Thành.
“Trước đây, tôi công tác ở Sở Nông nghiệp tỉnh, nhưng do thời điểm đó đi lại khó khăn, một phần vì gia đình đơn chiếc nên khi tôi quyết định về Tân Bình định cư, anh em trong cơ quan cũng tạo điều kiện và giao cho tôi làm khâu lúa giống cung ứng lại cho Trung tâm giống tỉnh (khoảng năm 1989). Ban đầu, tôi làm khoảng 8 – 9 công, sau nâng lên vài chục công, từ đó mới có biệt danh là ông Hai Lúa”- ông Nguyễn Văn Bé Hai bộc bạch.
Video đang HOT
Về việc làm cầu, ông Hai nói đó như là cái nghiệp – duyên của cuộc đời ông. Năm 2000, trận lũ lớn nhất nhì lịch sử đã phá hủy nhiều nhà cửa, hoa màu, đường sá và cuốn đi rất nhiều cây cầu. Lũ đi qua, cầu không còn, giao thông cách trở, bà con đi lại vô cùng vất vả. Nhìn những cây cầu gỗ oằn xuống mỗi khi có người qua lại, ông trăn trở tìm cách làm cầu cho bà con.
Ông Nguyễn Văn Bé Hai (bìa phải) kiểm tra công trình thi công cầu do Đội thi công thiện nguyện xây dựng tại ấp An Hòa Nhì, xã Tân Bình, huyện Châu Thành
Thế là từ thời điểm đó, ông Hai bắt đầu phát tâm đi làm cầu, sửa đường. Những ngày đầu, ông tự chi tiền của cá nhân, rồi vận động thêm bà con kinh phí đi sửa cầu, chủ yếu xin cây bạch đàn, mù u, gáo để cưa làm tạm, bề ngang cầu khoảng 1m cho bà con đi lại. Đến năm 2004, từ số tiền 20 triệu đồng của cô em gái định cư bên Australia gửi về, ông Bé Hai làm cây cầu từ thiện đầu tiên dài 15m, rộng 1,5m. Sau khi khánh thành chiếc cầu này, đón nhận rất nhiều niềm vui của bà con, càng hun đúc tinh thần thiện nguyện trong ông…
Từ cây cầu đầu tiên đó đến nay, ông Hai xây hết cầu này rồi đến cầu khác. Không chỉ xây cầu ở những nơi ông đã từng định cư, đi qua, ông còn xây cầu gần như giáp các huyện, thành trong tỉnh và một số tỉnh miền Tây. “Hơn 299 cây cầu được xây với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng, cây cầu nào vận động đóng góp đủ kinh phí thì thôi, chỗ nào còn thiếu tôi gom tiền nhà bù vào. May mắn là gia đình đều ủng hộ nên tôi đi làm công việc xã hội cũng yên tâm. Đặc biệt, tôi vô cùng cảm ơn các nhà tài trợ, bà con gần xa… đã tin tưởng tôi và đóng góp kinh phí, ngày công để xây dựng những cây cầu” – ông Hai chia sẻ.
Người dân địa phương chung tay hỗ trợ Đội xây cầu thiện nguyện của ông Hai Lúa
Cho đi là còn mãi…
Hôm chúng tôi đến, ông Hai Lúa đang cùng các chú, các anh, trong ấp An Hòa Nhì, xã Tân Bình thực hiện khâu chuẩn bị đổ bê tông cầu Bà Khôi 2 (xã Tân Bình). Chú Trần Văn Phùng (SN 1960), cho biết: “Thấy việc làm của anh Hai có ý nghĩa, nên ấp vận động bà con chung tay ủng hộ vật chất, tinh thần xây cầu, bà con ai làm được gì thì phụ nấy, mỗi người một tay cho mau xong”.
Cầu Bà Khôi 2 là cây cầu thứ 299, do ông Hai vận động xây dựng, với tổng kinh phí 700 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí, phần còn lại do ông Hai vận động mạnh thường quân đóng góp. “Tùy địa phương, có nơi ngân sách hỗ trợ 40%, có nơi 50%, phần còn lại thì tôi kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ. Nếu không vận động được nữa thì tôi kêu gọi anh em, con cháu trong nhà hỗ trợ. Thế nên anh em trong Hội Khoa học Kỹ thuật cầu đường tỉnh thường kêu tôi là ông Hai bao đuôi” – ông Hai nói.
Thấy việc làm của ông Hai đầy ý nghĩa nên nhiều người cũng tìm đến phụ giúp. Đội thi công cầu của ông Hai lúc đầu có vài người, giờ nâng lên 20 người. Từ chỗ chỉ tập tành làm, đến nay, các tay thợ này đều lành nghề và có thể thi công những cây cầu có tải trọng trên 5 tấn, kinh phí cả tỷ đồng.
Ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng ông Hai vẫn đều đặn chạy xe máy đến từng nơi làm cầu, dù khó khăn đến mấy. “Đi nhiều như vậy, mấy đứa con cũng lo lắm, nhưng mình biết sức khỏe của mình, còn khỏe mạnh giúp đời được bao nhiêu thì ráng giúp. Trời phật cho mình có sức khỏe, có điều kiện hơn nhiều người thì mình “trả ơn” đời sao cho xứng đáng. Ý nguyện của tôi là khi còn sức khỏe, còn chạy xe được thì tôi làm hoài, làm để trả ơn cho đời, cho quê hương…”, ông Hai trải lòng.
Từ năm 2016 đến nay, ông Nguyễn Văn Bé Hai vinh dự nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của Trung ương và địa phương vì có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển giao thông vận tải
Anh Trần Thế Phúc – Chủ tịch UBND xã Tân Bình, huyện Châu Thành chia sẻ, chú Hai là một tấm gương điển hình cho công tác từ thiện, nhất là đối với xã Tân Bình. Là người con của quê hương nên chú có tình cảm đặc biệt và phát tâm giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, kinh phí của xã rất hạn chế, nhờ các mạnh thường quân, trong đó có chú Hai vận động đóng góp xây dựng cầu, đường nông thôn nên giảm đi một phần gánh nặng về kinh phí cho địa phương.
Ngoài xây cầu, đường nông thôn, chú Hai còn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội của địa phương thông qua việc vận động kinh phí hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn như: xây nhà, mổ mắt, hùn tiền làm bếp ăn từ thiện, tặng quà cho các gia đình nghèo vào các dịp lễ, Tết…
Điều tra vụ việc người đàn ông tử vong sau cuộc nhậu
Công an thị xã La Gi đang tiến hành điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong sau cuộc nhậu xảy ra tại xã Tân Bình.
Vào khoảng 10 giờ ngày 3/3, Công an xã Tân Bình, thị xã La Gi nhận được tin báo của người dân về việc: Vào khoảng 19 giờ ngày 2/3, ông L.V.T (SN 1972, trú tại xã Tân Bình, thị xã La Gi) có nhậu tại nhà của ông T.V.L (SN 1976 ở cùng địa phương). Trong lúc nhậu giữa 2 bên đã xảy ra mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau. Ông T bị ông L dùng tay đánh gây thương tích, bầm tím và chảy máu ở vùng mặt. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, ông T được mọi người đưa về nhà.
Ông T được người thân đưa đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi
Sau đó, ông T được vợ đưa vào tắm, rửa vết thương và nói ông T đi ngủ. Nhưng sau đó ông T không đi ngủ mà qua nhà hàng xóm cách nhà khoảng 100 mét để nhậu tiếp rồi nằm lại ngủ ở sân nhà hàng xóm. Đến khoảng 10 giờ ngày 3/3, có người phát hiện ông T nằm ở sân nhà hàng xóm và bị hộc máu nên đã đến báo với người nhà đưa ông T đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi. Đến khoảng 11 giờ 30 phút cùng ngày thì ông T đã tử vong.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an thị xã La Gi đã cử lực lượng đến khám nghiệm hiện trường và trưng cầu giám định pháp y để làm rõ nguyên nhân gây ra cái chết của ông T. Hiện Công an thị xã La Gi đang làm việc với những người có liên quan đến vụ việc để tiến hành điều tra làm rõ, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Lãnh án vì sát hại người tình Tòa án nhân dân tỉnh vừa đưa bị cáo Võ Thị Thảo (SN 1987, ở xã Tân Bình, thị xã La Gi) ra xét xử về tội danh Giết người. Theo cáo trạng, Võ Thị Thảo và ông N.V.S. (SN 1977) sống chung như vợ chồng tại phòng trọ thuộc thôn Tân Lý 2, xã Tân Bình, thị xã La Gi. Đến khoảng...