Chuyện về những vị vua “kỳ lạ” trên cao nguyên
Ngoài vua Nước, vua Lửa, ở Gia Lai còn có vua Gió – được xem là sức mạnh giúp người J’Rai chống lại hạn hán, mùa khô khắc nghiệt. Hiện nay ở Gia Lai vẫn còn một vị vua Gió còn sống song đã… “từ chức”.
Ở vùng đất Phú Thiện, tỉnh Gia Lai cùng lúc tồn tại nhiều vị vua mà không hề có sự tranh giành quyền lực, đó là vua Lửa, vua Nước và vua Gió. Các vị vua luôn tôn kính nhau. Trong Đại Nam liệt truyện – sử quán Triều Nguyễn có 2 chương viết về Thủy xá và Hỏa xá (vua Nước và vua Lửa) nhưng lại không có dòng nào nhắc đến vua Gió. Mặc dù “triều đại” của vua Gió cũng tồn tại đến hàng trăm năm, trải qua 5 đời vua chính thức và 1 đời vua “dự bị”.
Và vị vua “dự bị” hiện vẫn đang sống khỏe mạnh tại làng Plei Măng (Ia Ke, Phú Thiện), đó là ông Siu Pon (SN 1930). Ông Pon là cháu gọi vua Gió đời thứ 5 – ông Siu Bam – là cậu ruột. Ông Pon kể, ông là người được ông Siu Bam truyền lại cách cúng cầu mưa. Năm 1989, ông Bam mất nhưng vì nhiều lý do mà “ngôi vị” vua Gió không được truyền ngay cho người kế vị. Sau nhiều năm vắng bóng ngôi vị vua Gió, thời tiết của mùa khô nơi đây ngày càng khắc nghiệt, hạn hán liên miên, người dân thấy rằng họ cần một vị vua giúp họ “thay đổi” thiên nhiên.
Năm 1991, được sự đồng ý của người dân trong vùng, ông Siu Pon được các già làng cúng heo, gà để tổ chức làm lễ “lên ngôi” vua Gió. “Sau khi cúng xong, các già làng bắt tay tôi và nói từ giờ phút này ông Pon là vị vua Gió của chúng tôi” ông Pon kể lại.
Vua Gió đời thứ 5 – Siu Bam
Có một điều đặc biệt là vua Gió phải sống ở một ngôi nhà nằm ở rìa làng, vẫn lao động chân tay như mọi người. Trong khi vua Lửa và vua Nước được cưỡi voi đi thăm làng thì vua Gió không được dùng bất kì phương tiện gì mà phải đi bộ. Không chỉ vậy, vua Gió còn phải kiêng ăn một số thực phẩm như thịt dê, ếch, bò vì người dân nơi đây cho rằng ăn chúng cúng sẽ mất thiêng. Ngôi nhà vua Gió ở, trẻ em và phụ nữ không được bước vào; vua cũng không được ở chung với vợ con.
Bà H’Nhriu, con gái vua Gió Siu Bam kể lại, có lần cha bà đi làm lễ cầu mưa cho làng Brok, do đường xa nên ông đã đi xe đạp; đi được một đoạn thì trời bỗng dưng tối sầm, một trận gió lớn đã cuốn phăng cả người và xe ngã xuống đường. Từ đó trở đi vua Gió chỉ đi bộ.
Bà H’Nhriu (bên trái) kể về thời gian làm vua của cha mình
Bà H’Nhriu kể tiếp, mỗi lần xảy ra hạn hán, già làng sẽ thông báo cho dân làng góp lễ vật như gạo, gà, dê, rượu… để mời vua đến cúng cầu mưa. Nếu sau lễ cúng trời vẫn không mưa, mỗi làng sẽ dựng một ngôi nhà tạm ở rìa làng để cho vua đi qua ở. Vua sẽ đi hết làng này đến làng khác nhưng không được đi vào trong làng mà chỉ đi qua rìa làng để làm lễ cúng. Sau khi đi một vòng hết huyện Ayun Pa (cũ), vua sẽ quay về làng mình. Người dân tin rằng lúc này trời sẽ có mưa.
Để giúp cho việc cầu cúng của mình, vua Gió còn có các “báu vật” đi kèm gồm một nồi đồng, hai ghè rượu lớn, một bát đồng, một đĩa lớn, 3 chiêng đồng, 3 lục lạc tròn và một thanh gươm. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các “báu vật” trên đã mất, chỉ còn lại 2 ghè rượu cổ và chiếc chén đồng mà bà Ksor H’Nhiu còn cất giữ.
2 chiếc ghè cổ của Vua Gió còn được giữ lại đến bây giờ
Không chỉ là vị Vua được các dân làng kính trọng, mà theo bà H’Nhiu, vua Gió Siu Bam trong suốt thời gian “tại vị” (từ năm 1969- 1989) không hề bị đau ốm. Chỉ đến năm 1989, trong một cơn sốt, vua Gió Siu Bam đã từ giã cõi trần. Theo nghi lễ ông được chôn theo khu nhà mồ riêng của các vị vua, nhưng ông Bam lại có di nguyện được chôn chung nhà mả với vợ mình ở khu vực nhà mồ của làng.
Video đang HOT
Là con vua nhưng cuộc sống của bà H’Nhiu và em trai cũng không khác gì những người dân trong làng. Việc chọn người “kế vị” không nhất thiết phải là con trong nhà, nên trước đó, ông Bam đã chọn cháu ruột mình là ông Pon là người kế tiếp mình nên đã dạy cho ông cách cúng cầu mưa.
Ông Siu Pon kể về thời gian làm vua của mình
Quay trở lại với vị vua “dự bị” Siu Pon, ông Pon cho biết, do nhiều năm bị gián đoạn nên việc ông quay trở lại với “chức vị” vua Gió cũng có phần khác những vị vua trước đó. Ông Pon không phải sống tách biệt ở rìa làng mà được sống ở nhà với vợ con. “Trong thời gian làm vua Gió, có làng mời mình đi cúng, lúc thì có mưa, lúc thì không có mưa”, ông Pon kể.
Dù vẫn được dân làng tin giao chức vua Gió nhưng vì cuộc sống và quan niệm đã dần thay đổi nên ông Pon đã “từ chức”. Từ đó đến nay, người J’Rai không còn bầu ai lên làm vua Gió nữa. Nhưng lễ cúng cầu mưa vần còn tồn tại và diễn ra ở mỗi bản làng vào mùa khô, già làng sẽ là người đứng ra cầu cúng.
Thiên Thư
Theo Dantri
Kỳ thú chuyện săn lùng loài cá "khủng": "Nghĩa địa" cá hô
Khúc sông rộng ấy trở thành nơi chết chóc của loài cá khổng lồ nặng hàng trăm ký. Nó được mệnh danh là con sông tử địa hay nghĩa địa của loài cá hô.
Con sông tử thần
Lão ngư Ba Dung (70 tuổi) ngang dọc trên sông Hậu vẫn không khỏi rùng mình khi nói về con sông tử thần mà ngày xưa gọi là Hồi Oa Thủy hay Vàm Nao. Ông nói Vàm Nao là con sông dữ, nước chảy xoáy cuộn tròn nên quy tụ các loài cá khổng lồ tới trú ẩn và săn mồi. Hiền thì có cá hô, cá tra dầu, cá đuối, còn dữ tợn có các loài sát thủ như cá mập, cá đao, cá bông gấm.
Theo lời lão ngư Ba Dung, chúng tôi thuê đò tìm đến con sông "khốc liệt" của miền Tây. Ông lái đò Tư Ơi nhanh miệng nói, sông Vàm Nao chảy qua địa phận các xã Kiến An, Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới), xã Tân Trung (huyện Phú Tân), xã Bình Thủy (huyện Châu Phú, An Giang) là con sông có độ sâu ăn thông với biển. Bởi vậy sông Hậu và sông Tiền độ sâu không bằng Vàm Nao.
Lão lái đò Tư Ơi kể có đoạn sâu tới 20m nên ngày xưa bơi ghe xuống ngang qua đây rất sợ bị chìm, vì nếu vậy là hết cứu. Rồi chưa kể các loài cá dữ lao tới cắn xé người chìm đò.
Lão đưa đò lè lưỡi: "Giống cá mập ở Vàm Nao mấy ông ngư dân gọi là cá mập hỏa tiễn, vì hình dạng nó như hỏa tiễn, răng có 9 cái nhưng bén như dao cạo. Cá Vàm Nao một con nặng vài chục ký lô nhưng dữ tợn lắm. Lão đang chèo đò ra sông mà thấy cá nhỏ phóng lên mặt nước tán loạn, nghe tiếng táp "cộp cộp" là biết cá mập đang săn mồi".
Câu chuyện nghe hấp dẫn và kỳ lạ đến độ đò cập bến đoạn Vàm Nao lúc nào không hay. Lão chèo đò bảo tôi rằng, nếu muốn gặp người biết nhiều về thủy quái Vàm Nao thì nên gặp lão ngư Sáu Viên. Còn gặp vua săn cá khổng lồ đi vào huyền thoại với trận đánh nhau với con cá thành tinh thì nên gặp lão ngư Năm Thứ- tức Phan Văn Thứ.
Lão ngư Sáu Viên.
Chúng tôi đến nhà lão ngư Sáu Viên (68 tuổi) hóng chuyện. May quá, gặp ngay lúc ông đem kỷ vật của một đời oanh liệt trong nghề đánh bắt cá khủng ra lau chùi bụi.
Nghe hỏi chuyện các loài thủy quái trên sông Vàm Nao, lão ngư xác nhận ngoài cá mập, sông còn có cá đao- loài cá có mũi nhọn như thanh đao cũng rất dữ dằn, mũi đao rất cứng có thể đâm thủng chiếc xuồng câu. Nhưng, theo lời lão ngư Sáu Viên, đáng sợ nhất vẫn là cá bông gấm. Ông lão ngồi bình tĩnh lại khi nhắc loài cá khát máu này.
Cá bông gấm có sắc bông vằn vện như con báo gấm, nhìn rất đẹp. Cá to như khúc gỗ súc dài khoảng 1,5- 2m, "nếu cá sống lâu sẽ lên bờ mọc chân biến thành... báo"- ông nói. Lão ngư e dè nhìn ra khúc sông Vàm Nao nói thấp giọng như sợ cá dữ nghe báo thù : "Cá bông gấm đi săn mồi thành bầy 3- 7 con. Trâu bò bơi qua sông bị cá cắn lôi xuống sông. Còn người bơi hay tắm sông hoặc bị đắm tàu xuồng thì chúng lao tới xâu xé".
Ông hắng giọng kể tiếp câu chuyện như một huyền thoại: Do cá dữ hoành hành quá nên không ai dám ra bến sông. Con nít tuyệt đối không dám ngồi gần mép sông vì sợ cá bông gấm nhảy lên lôi xuống nước.
Do khổ quá nên nhiều người mới đi tìm các thầy săn cá sấu, sau cùng mới được truyền bài thuốc linh trừ cá. Đó là dùng trái bí đao già luộc chung với dây thuốc cá rồi liệng xuống sông. Ruột bí đao giữ nhiệt độ lâu nguội, cá nuốt vào thì chết vì vừa bị trúng độc từ dây thuốc cá vừa bị phỏng ruột. Những con bông gấm khác bu lại xâu xé xác cá cũng bị trúng độc chết theo.
Lời nguyền từ loài cá "khủng"
Lão ngư Sáu Viên nói, do lúc đó dòng sông đầy cá dữ nên cá tới đây phải là loài cá khổng lồ mới đủ sức chống chọi lại cá dữ, còn không thì bị chúng xơi tái. Lão ngư Sáu Viên lý giải có thể do cá dữ thấy cá khổng lồ to quá nên cũng ớn, không dám tấn công.
Cá hô- loài cá "khủng" từng thống trị trên sông Vàm Nao.
Một trong những loài cá khổng lồ dám kéo đến Vàm Nao tranh lãnh địa cùng cá dữ là cá hô. Đây là loài cá khổng lồ, có con trên 160kg. Cá hô hiền ăn rong rêu, tép cá nhưng bù lại chúng rất mạnh. Một cú quẫy đuôi có thể làm nước chảy xoắn lại ào ào vì thế cá dữ lại gần thì bị đánh bật trôi ra.
Lúc ấy cá hô kéo về Vàm Nao nhiều quá nên ngư dân miền Tây gọi nơi ấy là thánh địa cá hô hay là nghĩa địa cá hô, vì chúng kéo về đây trú thân lại trở thành con mồi săn bắt của ngư dân. Đã có hàng trăm con cá hô bị hóa kiếp vùi tên tại nghĩa địa này.
Nhắc lại thời oanh liệt ngày xưa, lão ngư Sáu Viên hai mắt sáng rực. Ông kể ngày xưa ngư dân xứ cù lao và ven sông Vàm Nao này có khoảng 50 người lẫy lừng các nơi với tên gọi kiêu hãnh: làng săn kình ngư.
Lão ngư nói: "Cá hô lạ lắm. Thấy nó lội đó nhưng không phải ngư dân nào quăng chài, bủa lưới là bắt được cá. Bởi thế như cái nghiệp, phải có cái duyên của người sát cá hô. Từ đấy tập tục sông nước mới ra đời, như ai thấy nơi cá hô hay lên ngớp chỉ lại cho những người săn cá hô thì khi bắt được cá con cá được chia phần".
Theo lão ngư Sáu Viên, kỳ lạ nhất là tập tục mà đến bây giờ nhắc lại cả thợ săn lẫn người dân đều luyến tiếc bồi hồi: tục cúng cá hô. Dù đã lao vào bắt cá khổng lồ từ lúc còn nhỏ nhưng lão ngư vẫn không biết từ lúc nào mà làng săn cá hô đưa ra hương ước như tay săn cá hô nào vừa vào nghề thì con cá đầu tiên bắt được dù lớn hay nhỏ phải dành khao cả xóm.
Làng săn cá hô trên đất cù lao nhộn nhịp từ năm 1980. Trước tết, trong xóm rộn ràng đươn lưới, phơi lưới cá hô chờ tới con nước, tới ngày cá hội. Làng cá hô Bình Thủy hay dùng lưới dài 50m, bề xuống khoảng 70m, mắt lưới to 4-5 tấc để bắt các loại cá hô lớn.
Nhắc lại chuyện xưa, lão ngư Sáu Viên bồi hồi: "Hồi đó bắt được con cá hô ví như nuôi được con heo. Một mùa cá hô hội, người sát cá giỏi bắt được gần chục con. Cá vừa đưa lên bờ vài tiếng sau là có lái tới cân. Có hôm, trong xóm dính cá to từ 2- 5 con nên lái không đủ tiền, phải mua thiếu chịu, vài ngày sau đến trả tiền".
Lão ngư chỉ cái lưới bắt loài cá khổng lồ mơ màng: "Trong đời tôi bắt hơn 50 con cá hô cũng là nhờ nó. Hồi đó, mua cái lưới này phải tốn mấy cây vàng đó, nên nó là tài sản lớn lao của ngư dân. Không phải ngư dân nào cũng có tiền bạc mua được".
Lão ngư giải thích, mua được lưới và có tay nghề sát cá thì thả một mùa bắt được 2 con cá là dư sức lấy lại vốn. Còn nếu xui rủi không bắt được con nào thì nợ chồng nợ, phải bán lưới trả nợ. Mà chuyện này lại hay xảy ra trên đất cù lao này. Lắm ngư dân thấy bắt cá hô tưởng dễ nên vay tiền, hỏi mượn vàng cây mua lưới. Tới ngày thả lưới, ruột gan héo hon khi lưới bên dính cá hô khổng lồ, còn lưới mình chỉ dính rác rến".
Lão ngư nói hồi đó xóm này có nhiều người thành triệu phú từ nghề săn cá hô, trong đó có bản thân ông. Ông giải thích một con cá bán xong mua được mấy cây vàng, lái giành nhau mua nên một mùa bắt được 3- 6 con cá coi như có bạc triệu xài rủng rỉnh năm này qua năm kia.
Nhưng nghề cá hô cũng rất ngặt, như mang một lời nguyền, đã mua lưới đánh cá hô là phải chết sống với loài cá này. Còn nếu chán nản vì bắt không được cá mà bán lưới cá hô mua lại lưới cá khác thì kỳ lạ không đánh bắt được con nào.
Vì lời nguyền đeo đẳng ấy mà nhiều ngư dân nhìn thấy bạn trong nghề giàu lên với nghề bắt cá hô nhưng không dám đeo theo con cá khổng lồ vì sợ vướng lời nguyền xa xưa.
Lão ngư Sáu Viên run giọng: "Bầy con nheo nhóc 7 đứa, tôi nuôi nên người đều nhờ từ tiền bán cá hô. Con tôi lớn lên thấy bắt cá hô bán tiền thấy ham nên đòi theo nghề nhưng tôi không dám cho vì biết đâu lời nguyền lại ứng vào đời sau".
Con cá nặng tình cho ông chén cơm manh áo nên ông đã nguyện với lòng dù sau này không còn sống với nghề săn cá hô ông cũng sẽ giữ manh lưới ấy lại làm kỷ vật. Ông cũng dặn trước con cháu, nếu sau này ông có mất đi thì ước nguyện duy nhất của ông là hãy xem cái lưới cá hô như vật gia bảo, đừng gì túng quẫn hay thấy nó vô dụng mà đem bán.
Ông nói đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhưng nguyện vọng của ông là cái lưới sẽ minh chứng cho con cháu đời sau biết ngày xưa từng có cái lưới lớn tới cỡ này mới bắt được loài cá khổng lồ...
Ông kể từ ngày cá hô ít dần, các ngư dân lừng lẫy một thời với cá hô đã dần dần bỏ nghề, bán lưới. Lưới cá hô người ta mua về tháo ra đươn lại lưới khác hoặc làm võng nằm. Có vài người nhớ sông nước, không săn cá hô được quay sang đánh bắt cá nhỏ như Tư Cọp nhưng ngày nào cũng trầm mình dưới sông mình mẩy ướt nhẹp mà cá tôm như sợ hơi trốn hết.
Lúc đó Tư Cọp mới thấm thía nhớ lại lúc ban đầu vào nghề cá hô nhiều ngư ông thấu chuyện đời đã hỏi đi hỏi lại: "Suy nghĩ kỹ chưa? Lúc này thay đổi vẫn còn kịp, còn nếu đã mua cái lưới cá hô rồi không thể thay đổi được đâu..."
Theo Nam Phương
Báo Vĩnh Long
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng Không mong gì hơn hai chữ hòa bình. Đó là mơ ước, là lời cầu nguyện của nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc trong những ngày qua khi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tàu Trung Quốc đâm thẳng vào tàu Kiểm ngư Việt Nam (ảnh: Thanh Hải) Phát...