Chuyện về những người chồng đánh vợ không phải vì ghét, Kỳ2: Cơn ghen biến người chồng thành kẻ độc ác
Nhưng, khoảng năm 2009, không hiểu nghe tin thất thiệt ở đâu mà mỗi lần về thăm gia đình, Cương tìm đủ mọi cách tra khảo, đánh vợ chỉ để hỏi xem có đúng là đã ngủ với trai không!
Chỉ vì những ghen tuông vô cớ mà Phan Văn Cương, SN 1985, trú tại thôn Thọ Cầu, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đang tâm buộc vợ vào đằng sau xe máy chạy quanh làng. Chưa thỏa cơn ghen tức, người chồng mất hết nhân tính này còn.. .
Mặc dù sự việc xảy ra đến nay đã hơn 1 năm, nhưng mỗi khi ở Tượng Lĩnh có gia đình nào lục đục, chồng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ, nhiều người lại ghé miệng sang bảo có làm gì thì làm nhưng đừng có học thằng Cương. Nhiều ông chồng nghe nhắc đến tên Cương ở Thọ Cầu, đang hùng hổ, mặt đỏ tía tai là rụt ngay lại cứ như thể phạm húy. Chẳng biết có phải vì cái cảnh chị Dung, vợ Cương bị chồng đánh quá dã man làm nhiều người hãi hay vì các ông chồng cũng biết sợ mà sau khi vụ đánh ghen kinh hoàng ấy xảy ra, huyện Kim Bảng ít hẳn những vụ xô xát giữa vợ với chồng.
Chị Dung với khuôn mặt trắng bông khi ở bệnh viện
Video đang HOT
Chị Dung và Cương quen nhau từ thuở học phổ thông, người cùng làng cùng xã nên có nhiều điểm tương đồng. Sau một thời gian dài tìm hiểu, đầu năm 2004 hai người tiến đến hôn nhân song do hai vợ chồng không có công việc ổn định, lại thêm đứa con trai chào đời nên niềm vui chưa kịp tràn đầy thì đôi vợ chồng trẻ đã phải trăn trở lo kiếm tiền vì kinh tế gia đình quá khó khăn.
Ruộng vườn ít, lại có thời vụ nên sau khi bàn bạc, chị Dung đồng ý để chồng đi học lái xe nhưng ở vùng quê nghèo như Kim Bảng, ngoài tham gia vào đội quân chở đá thuê ở mỏ đá Kiện Khê (Cty xi măng Bút Sơn) thì làm gì có mấy Cty nhận lái xe, thành ra học nghề rồi mà Cương vẫn thất nghiệp dài. Trước tình hình trên, Cương lên Hà Nội, xin làm tại một hãng taxi, mỗi tháng trừ ăn tiêu, tiền nhà trọ cũng có triệu hơn triệu kém gửi về cho vợ.
Cương mếu máo ở CQCA và cho rằng vì quá yêu vợ
Ở nhà, ngoài hoàn tất mấy sào ruộng khoán và ít đất màu, chị Dung đảm nhiệm việc nuôi dạy con ăn học. Cuộc sống tuy chưa khấm khá song cũng tạm ổn. Họ bàn nhau cố tiết kiệm ít tiền để đảo lại mái nhà vì đã bắt đầu dột mỗi khi mưa lớn. Nhưng, khoảng năm 2009, không hiểu nghe tin thất thiệt ở đâu mà mỗi lần về thăm gia đình, Cương tìm đủ mọi cách tra khảo, đánh vợ chỉ để hỏi xem có đúng là đã ngủ với trai không! Ban đầu chị Dung còn nhẹ nhàng trò chuyện với chồng nhưng rồi những lời nói quá xúc phạm của Cương đã làm trái tim người vợ lãnh cảm với người chồng mà chị hết mực thương yêu. Ghen tuông đã biến Cương từ một người chồng rất yêu vợ trở nên thô lỗ, cục cằn để tra hỏi vợ vì Cương nghĩ rằng nếu “không có lửa thì làm sao có khói”.
Bức xúc trước lối ghen tuông vô cớ của chồng, đầu năm 2010 chị Dung ôm con về nhà bố mẹ đẻ. Cứ tưởng thời gian xa nhau sẽ khiến Cương tĩnh trí, nghĩ lại việc làm của mình, không ngờ anh ta lại cho rằng hành động bỏ nhà về bên ngoại của vợ là một sự thách thức và chứng tỏ Dung không còn yêu mình. Sáng ngày 25-7-2010, Cương từ Hà Nội về, nhờ người sang nhà bố mẹ vợ gọi chị Dung về nói chuyện. Lúc này, chị Dung đang ốm nhưng nghe chị chồng động viên nên cố gắng về nhà gặp chồng. Vừa thấy vợ về, không một lời hỏi han xem vợ con ở nhà thế nào, Cương đã lao tới, căn vặn vợ câu chuyện muôn thuở rồi bắt phải nhận đã quan hệ bất chính với một người đàn ông tên M ở xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng.
Thấy chồng vẫn chứng nào tật ấy, gặp vợ lại tra khảo về chuyện này nọ nhằm thỏa mãn sự ghen tuông, chị Dung cảm thấy mệt mỏi rồi lắc đầu không nhận. Như một kẻ điên, không còn lý trí, Cương lao tới, nắm lấy chị Dung rồi dùng dây thừng trói hai tay vợ quặt ra phía sau, đoạn còn lại buộc vào đuôi xe máy sau đó rồ ga phóng đến nhà người đàn ông mà anh ta nghi ngờ có quan hệ với vợ mình để đối chất. Đang ốm, bị chồng trói quặt hai tay về phía sau nên khi Cương phóng xe nhanh, chị Dung không thể bám vào đâu được nên rơi xuống đường. Mặc cho vợ kêu khóc, Cương vẫn phóng xe máy, kéo lê vợ trên đường.
Thấy tình cảnh đó, nhiều người đi đường phản đối, yêu cầu Cương dừng xe lại, cởi trói cho chị Dung. Khi đã thấy việc làm của mình đã gây được chú ý với người dân xung quanh, Cương dừng xe, kéo người vợ đáng thương lúc này lấm bê bết, mặt mũi tướp táp vì bị đá, sỏi cào, vào đình làng thôn Thụy Sơn, xã Tân Sơn. Tại đây Cương lớn tiếng chửi vợ là kẻ lăng loàn, là người vợ mất nết, có tính lang chạ, tuyên bố nếu chị Dung nhận lỗi đã quan hệ với anh M và anh M tới xin lỗi thì Cương sẽ để cho chị Dung về, cuộc sống gia đình sẽ lại đoàn tụ như chưa có chuyện gì xảy ra. Đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần, chị Dung không thể thốt nên lời, nước mắt chảy tràn nhưng Cương không đoái hoài tới vẻ đau khổ của vợ.
Anh ta lôi xềnh xệch vợ tới cột điện gần đó, trói và cởi quần áo chị Dung. Vừa cởi, anh ta vừa tra khảo, bắt vợ phải nhận có quan hệ bất chính với anh M. Mỗi lần phủ nhận, chị Dung đều bị Cương dùng dao lam rạch vào mặt. Những người dân có mặt lá ó, phản đối nhưng cứ mỗi lần xô đẩy đến để giải cứu cho người phụ nữ đáng thương thì Cương lại giơ con dao lam trong tay lên đe đọa khiến họ sợ hãi, không ai dám xông vào. Một người nhanh ý chạy vào nhà dân gần đó, gọi điện thoại báo CA. Khi Cương rạch đến nhát thứ 5 trên mặt vợ, chị Dung ngất đi cũng là lúc CA huyện Kim Bảng tới, chị Dung được giải cứu và được đưa vào bệnh viện huyện Kim Bảng, cấp cứu.
Những vết thương trên mặt chị Dung giờ đã thành sẹo nhưng khi nhắc lại chuyện xưa, những giọt nước mắt vẫn không ngừng lăn dài trên má người phụ nữ tội nghiệp. Chị bảo lấy nhau vì tình yêu, cậu con trai bé bỏng là kết quả của mối tình ấy nên chị rất thương con, không muốn cháu phải sớm thiếu thốn tình cảm được cha mất mẹ nhưng từ ngày xảy ra chuyện, con trai chị rất sợ hãi mỗi khi ai đó nhắc đến bố.
Theo lời chị Dung thì những ngày nằm viện, cậu con trai bé bỏng chính là động lực giúp chị vượt qua nỗi đau, nỗi ê chề để tiếp tục sống. Sau khi xuất viện, chị đã gửi đơn xin ly hôn và giờ đã là người tự do. Hỏi có ý định đi bước nữa không, chị Dung lắc đầu bảo sợ rồi, với chị mục đích của những ngày tiếp theo là làm sao để cậu con trai có đầy đủ điều kiện để đi học. Nghe chị khoe con trai là học sinh giỏi cấp huyện, tôi thầm chúc cho chị sớm nguôi ngoai sự hãi hùng ngày nào để tự tin vào cuộc sống hơn.
Theo PLXH
Chuyện về những người chồng đánh vợ không phải vì ghét, Kỳ1: Hành hạ vợ con chỉ vì... mê khóc mướn
Rượu khiến người ta mụ mị nhưng với Hiếu thì cái chất cay cay này làm đầu óc anh ta "sáng" hơn, nghĩ được nhiều câu hát khóc buồn thảm, ai oán hơn.
Thường thì trong mỗi gia đình, khi vợ chồng ghét bỏ hay mâu thuẫn với nhau mới dẫn tới chuyện hành hạ đánh đập. Vậy nhưng vẫn có những ông chồng vẫn rất yêu vợ nhưng lại ra tay đánh vợ chỉ vì những lý do tưởng như chẳng ăn nhập như: đam mê nghề nghiệp, bị bạn bè kích bác hay ghen tuông vô cớ...
Trong số những kẻ ngược đãi người thân phải vào cơ sở giáo dục Thanh Hà, bi hài nhất phải kể đến Nguyễn Khắc Hiếu, SN 1979, quê ở thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Chẳng biết có phải do có thâm niên trong nghề lăn lê bò toài, lấy tiếng khóc để kiếm tiền nên Hiếu có dáng người nhỏ thó, nước da đen giòn, thế nhưng gương mặt anh ta mới khiến người ta khó quên bởi nó chẳng ra vui hay buồn mà có gì đó hài hài lẫn đau khổ. Lật những trang hồ sơ ngắn gọn về Nguyễn Khắc Hiếu, chúng tôi không khỏi tò mò khi biết anh ta làm nghề thổi kèn đám ma, một cái nghề làm phúc cho đời vậy mà Hiếu lại vào cơ sở giáo dục vì can tội nhiều lần đánh vợ con. Thậm chí đến bố đẻ, anh ta cũng chẳng từ, nhiều lần cao hứng cũng "tặng" cho ông vài thanh củi, cực chẳng đã ông cụ mới làm đơn cho Hiếu đi giáo dục, mà nguyên nhân xuất phát từ việc quá yêu nghề khóc mướn.
Hiếu bảo cái duyên đến với nghề thổi kèn đám ma, khóc mướn với Hiếu thật tình cờ. Tính nghịch ngợm nên hễ ở đâu có đám ma, Hiếu lại mò tới, không phải để xem người ta liệm xác người xấu số như thế nào mà là để chờ cánh thổi kèn đám ma cố moi nước mắt của người tới viếng thì Hiếu với quả me, lúc thì nắm sấu, cố len vào tận chỗ anh thổi kèn mời ăn. Và khi thấy anh thợ kèn không còn phồng má thổi được nữa, Hiếu lẩn nhanh vào đám đông trước khi nhận cái tát của những người đang bị mất mặt.
Những lần ấy, thảo nào tối về Hiếu cũng bị ăn đòn vì có người tới nhà mách, nhưng cái thú được nhìn thấy gương mặt tẽn tò của anh thổi kèn nhà đám, không đặng lòng được trước quả chua lại khiến Hiếu "lần này xin chừa, lần sau lại tiếp tục". Rồi một lần Hiếu mò tới nhà đám và động lòng trước cảnh một thanh niên còn trẻ, đang phồng mồm thổi kèn, mồ hôi chảy thành dòng trên khuôn mặt. Một người đàn ông trung niên cất tiếng khóc than sầu khiến Hiếu như mê mẩn, bỗng dưng thấy thích được hát như thế, vậy là Hiếu bước vào nghề khóc mướn từ đấy.
Tối về xin bố cho theo gánh thổi kèn đám ma, Hiếu không ngờ bị bố nện cho một trận. Ông bảo chẳng lẽ phúc nhà ông lại mạt đến thế, bố mẹ còn sống nhăn răng mà con đã khóc hờ thế. Không nghe, Hiếu quyết theo và trở thành người hát, đàn rất giỏi nhưng chỉ được một thời gian thì nhóm phục vụ đám hiếu tan rã.
Không còn đi thổi kèn, kéo nhị phục vụ tang lễ, thời gian đầu Hiếu thấy buồn bực chân tay vì thất nghiệp và nhớ cơm nhà đám. Rỗi quá Hiếu mua đàn nhị về kéo giải sầu rồi chẳng hiểu sao những lời ai oán của ông già khóc mướn bỗng đâu hiện về, Hiếu ư ử hát khẽ rồi những vần, những điệu than khóc chẳng biết từ đâu cứ thế tuôn ra.
Thấy con trai, cứ buông cái cuốc, cái cày, tối về lại ôm cây nhị, vừa kéo vừa nghêu ngao những lời sầu thảm, chịu không nổi cảnh nhà chưa có ai chết mà như có đám, bố Hiếu tính chuyện lấy vợ cho con nhưng có vợ rồi anh ta vẫn không quên tiếng khóc nên đứng ra lập một đội khóc mướn. Mấy năm ở nhà tự tập tành, tay nghề của Hiếu điêu luyện hơn nên dễ dàng biết cách lấy nước mắt của người đến viếng mà anh ta được nhiều gia đình có người chết trong và ngoài xã tìm đến.
Có người ở trên tỉnh, sau khi đi dự đám, nghe tiếng khóc của Hiếu đã xin địa chỉ để nhỡ cha mẹ có không may nằm xuống, mượn Hiếu khóc đỡ. Theo lời Hiếu thì muốn khóc được phải có rượu mà uống càng say thì khóc càng giỏi. Rượu khiến người ta mụ mị nhưng với Hiếu thì cái chất cay cay này làm đầu óc anh ta "sáng" hơn, nghĩ được nhiều câu hát khóc buồn thảm, ai oán hơn. Bí quyết để "moi" được nước mắt thiên hạ, theo lời Hiếu là phải biết nghĩ ra những câu khóc hợp với quan hệ của người tới viếng và người bạc mệnh. Bao giờ cũng vậy, trước khi nhận thổi kèn cho nhà đám, Hiếu đều hỏi rất kỹ về lai lịch người chết, xem trước đây sống thế nào, có nhiều bà con, họ hàng hay không, quan hệ láng giềng, tình bằng hữu... phải làm sao để khi xướng tên người viếng, có bài khóc phù hợp theo hoàn cảnh mà động vào đâu ai cũng thấy nhớ, sụt sùi thương tiếc. Vì cái tài ấy mà giá trị của người khóc mướn như Hiếu cũng tăng lên, ngoài khoản tiền công của cả đội, bao giờ Hiếu cũng được gia chủ thưởng thêm khi thì vài trăm ngàn, cũng có khi tiền triệu.
Thói đòi khóc được nhờ rượu thì uống mãi rồi cũng bị lệ thuộc vào nó. Từ chỗ mượn rượu để khóc kiếm tiền, dần dà ngày nào không có tí cay vào người là Hiếu không chịu được nhưng đã uống thì Hiếu chẳng bao giờ chịu để cái miệng yên, cứ phải ư ử hát mà toàn là những câu thê lương não lòng, sinh ly tử biệt. Quen khóc hơn cười, mỗi khi không phải "đi làm", Hiếu lại nằm dài ở nhà, uống rượu để "sáng tác" tới khi say khật khừ, thiếp đi mà miệng thi thoảng vẫn mơ màng tiếng khóc. Thời gian đầu thấy chồng kiếm được nhiều tiền từ nghề khóc mướn, cô vợ cũng tặc lưỡi cho qua vì nghĩ đấy cũng là một cái tài lẻ, đỡ phải nai lưng ngoài đồng vừa nhọc nhằn vừa phải phụ thuộc vào thời tiết. Nhưng rồi chị bắt đầu không thể chịu nổi mỗi khi chồng dỗ con lại hát những câu khóc cha, hờ mẹ. Nhe hai hàm răng hụt vài cái đã gãy vì say, Hiếu bảo thực lòng đâu có ác ý nhưng vì trong đầu chỉ có những câu khóc ấy nên lúc ru con cứ đem ra dùng tạm. Thậm chí có lần bố vợ sang chơi, trong khi vợ tất tả dưới bếp, Hiếu bưng mâm lên rồi tranh thủ bát, đũa ấy, làm luôn một bài hờ cha, khóc mẹ, đến lúc tỉnh ra thì ông ngoại đã bỏ về từ lúc nào.
Mang không khí nhà đám về nhà, nhiều lúc đang sáng tác một bài khóc mướn, thấy vợ con đi qua, bao cảm hứng trong Hiếu bỗng đâu biến sạch. Cho rằng vợ con cứ gọn gàng sạch sẽ, không chịu nhàu nhĩ, xộc xệch như người nhà đám làm mất cảm hứng của mình, Hiếu nổi xung lên, vớ được cái gì là đuổi đánh vợ cái đó. Sống ở sát cạnh, thường ngày đã không chịu nổi tiếng khóc hờ của con trai, nay thấy Hiếu ngày càng bê tha, rượu vào là đánh vợ, đập phá đồ đạc, bố Hiếu chịu không nổi. Chửi con rồi khuyên mãi không được, ông cụ đâm ra ghét, hễ cứ nghe thấy tiếng kêu cứu của con dâu và cháu nội, bố Hiếu lại ra chính quyền trình báo, vậy nhưng đến lúc ngoài xã có người vào thì Hiếu đã tỉnh rượu, lại đâu vào đấy, thương vợ, quý con nhưng cũng chỉ được vài hôm rồi lại "đâu đóng đấy".
Dừng tay xếp những đôi dép vào hàng, Hiếu bảo tại em yêu nghề quá, mà muốn tồn tại được với nghề khóc hiếu phải có nhiều bài hát mới, lạ, ai oán thì mới được nhiều người tới thuê. Muốn thế thì phải uống say, rồi tập khóc ngay cả khi đang ở nhà. Biết là đánh vợ là vi phạm nhưng những lúc ấy nào em có nghĩ đó là vợ con đâu, chỉ nghĩ mình đang sầu khổ thế này mà người ta cứ cười nói vui vẻ thì làm sao chịu được. Từ ngày vào Trại Thanh Hà, em sáng tác được ối bài khóc hiếu đấy, chẳng cần rượu cũng hay ra trò nhưng sáng tác là một chuyện còn hát để người ta khóc lại là chuyện khác. Sau lần này về chắc em đổi nghề thôi vì muốn theo nghề phải khóc mà không có rượu thì làm sao mà khóc được.
Theo PLXH
Ổ nhóm phạm tội manh động Trong bữa nhậu tại quán bia, một nhóm đối tượng đã bàn nhau đi cướp tài sản tại khu vực đường liên xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn. Chúng manh động tới mức mang theo kiếm và nhiều loại hung khí nguy hiểm khác để đe dọa, tấn công, hòng cướp tài sản của người bị hại. Đêm 23-6, anh Đặng Đức Mừng,...