Chuyện về những người bị chôn sống P.1
10 năm sau khi Mary chết, khu mộ được đào lên để chôn thêm thi thể của ông chú Mary, mọi người trong đám tang bàng hoàng trước cảnh tượng khủng khiếp.
Mary Best mới 17 tuối khi em mắc bệnh tả ở Ấn Độ và khi chỉ còn một mình vì mẹ nuôi đã sang nước khác cách đó vài tháng. Căn bệnh khiến Mary bị co thắt dạ dày và suy kiệt trong nhiều giờ cho tới khi mạch yếu dần và cuối cùng bác sĩ tuyên bố cô bé đã qua đời.
Vài giờ sau, cô bé được chôn cất trong mộ gia đình tại nghĩa trang kiểu Pháp ở Calcutta.
Đó là năm 1872, khi những bệnh nhân dịch tả thường được chôn rất sớm sau khi qua đời để ngăn mầm bệnh lây lan. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới ở Ấn Độ thì càng phải chôn nhanh hơn. Không ai nghi ngờ gì về chuyện Mary được mai táng vội vàng.
Nhưng 10 năm sau đó, khi khu mộ được đào lên để chôn thêm thi thể của ông chú Mary, mọi người trong đám tang bàng hoàng trước cảnh tượng khủng khiếp.
Nắp quan tài bị bật ra và có rất nhiều vết móng tay cào. Bộ xương nửa bên trong, nửa bên ngoài quan tài, và phần xương sọ bên phải bị vỡ một mảng lớn. Những ngón tay bên phải bị quắp lại như thể đang cào cấu vào đâu.
Những người bị tả thường rơi vào trạng thái hôn mê, đó là tình trạng của Mary lúc bị chôn. Vài giờ sau, Mary tỉnh lại và không hề biết mình đang ở đâu.
Chắc chắn Mary đã trải qua nỗi sợ hãi kinh hoàng và kêu cứu cháy cổ. Sau đó, khi nhận ra rằng không ai có thể nghe được tiếng kêu của mình, Mary đã cố gắng đẩy nắp quan tài ra một cách vô vọng. Có lẽ Mary đã lấy hết sức bình sinh đến mức đập cả đầu vào vách rồi tử vong ngay lúc đó.
Tuy nhiên, cũng có khả năng Mary khi thấy mình bị kẹt trong một nơi tối tăm hoàn toàn mà sợ quá đến mức phát điên, xé hết quần áo, cào xé cổ họng mình và đập đầu đến chết.
Video đang HOT
Nhờ những thành tựu y tế của thế kỷ 20 mà phương pháp xác định bệnh nhân còn sống hay đã chết tiến bộ hơn nhiều, như cách đặt bánh mỳ nóng vào bàn chân để thử phản ứng.
Người sống dậy trong quan tài hẳn đã trải qua nỗi sợ hãi tột cùng vì không có đường thoát. (ảnh minh họa)
Rất nhiều người vì quá sợ bị rơi vào trường hợp tỉnh dậy trong quan tài nên đã viết trong di chúc yêu cầu phải được rạch họng hay đâm vào tim trước khi chôn để tránh trường hợp như trên.
Trong một cuốn sách xuất bản năm 1905 và gần đây được tái bản, hai bác sĩ người Anh đã kể lại nhiều trường hợp rùng rợn bị chôn sớm. Đó là những câu chuyện có thật được đăng tải trên báo chí khắp thế giới.
“Tử thi” chết vì đợi quan chức
Năm 1887 ở Pháp, những người đưa thi thể một thanh niên trẻ tới nghĩa địa đã nghe thấy tiếng gõ từ trong quan tài.
Chỉ vì không muốn người tham gia đám tang khiếp sợ mà những người nghe thấy tiếng động cố tình phớt lờ. Nhưng khi người ta hất đất lên quan tài thì tất cả mọi người ở đó đều nghe thấy tiếng đập bên trong thoát ra.
Thay vì mở nắp, họ đứng đợi thị trưởng tới để quyết định. Nhưng khi ông thị trưởng đến nơi và nắp quan tài được mở ra thì người thanh niên bên trong đã chết vì thiếu oxy.
Đây không phải trường hợp duy nhất chết vì không mở nắp quan tài kịp thời. Đến khi quan tài được mở ra thì người ta mới nhận ra nạn nhân chỉ vừa qua đời vài phút trước đó vì ngạt.
Nhiều dấu vết rõ ràng vẫn còn trên thi thể, như móng tay móng chân bị bật ra và khuôn mặt sợ hãi, bằng chứng của quá trình họ cố gắng tự giải thoát.
Năm 1851, một cô gái sống ở New York (Mỹ) bị mang đi chôn sau thời gian ốm nặng, bất chấp việc mẹ cô gái khăng khăng con mình chưa chết. Không trấn an được bà mẹ mà họ cho là bị loạn trí, gia đình quyết định khai quật thi thể.
Kết quả là họ thấy thi thể nằm nghiêng sang một bên, các ngón tay bị cắn nát. Có lẽ cô bé đã tỉnh dậy trong quan tài và tự cắn tay mình vì quá sợ hoặc đói.
Tương tự, năm 1903, một cậu bé 14 tuổi ở Pháp bị người ta mang đi chôn bất chấp sự phản đối của người mẹ. Một ngày sau đám tang, người ta thấy bà mẹ dùng tay đào mộ chôn con trai để cố lôi quan tài lên. Cảnh tượng lúc quan tài được mở ra là thi thể cậu bé đang trong tư thế cố gắng bật nắp quan tài. Cậu bé đã chết vì ngạt thở.
Đôi khi, chính những kẻ ăn cắp tử thi lại phát hiện ra tử thi bất thường vì bị chôn khi chưa chết.
(Còn tiếp)
Theo 24h
Phát hiện hài cốt nghi là của nàng Mona Lisa
Các nhà khảo cổ học đang tìm kiếm hài cốt của người phụ nữ trong bức tranh Mona Lisa, đã phát hiện thấy 2 hài cốt phụ nữ mới tại khu vực khai quật ở tu viện St. Ursula, Florence, Italia
Hai bộ hài cốt, bao gồm 1 còn nguyên, được phát hiện tại cùng khu mộ bên dưới nền tu viện St. Ursula ở Florence, Italia. Đây là khu vực cũng được cho là nơi chôn cất hài cốt của bà Mona Lisa Gherardini - người làm mẫu cho bức trang nàng Mona Lisa của họa sĩ thiên tài Leonardo da Vinci.
Đây là hài cốt thứ 7 được phát hiện tại khu vực khai quật này. Hai bộ hài cốt mới đang chờ giám định xem liệu có phải là của bà Mona Lisa Gherardini hay không. Nhưng cho dù những hài cối mới không phải của nàng Mona Lisa, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục khai quật để tìm kiếm.
Hai bộ hài cốt mới được phát hiện có thể là của nàng Mona Lisa
Lisa Gherardini là vợ của một thương gia buôn lụa giàu có tên là Francesco del Giocondo. Phần lớn các nhà sử học tin bà là người mẫu cho bức tranh nàng Mona Lisa bí ẩn. Sau khi chồng chết, bà trở thành nữ tu sĩ tại tu viện St Ursula và qua đời tại đây vào 15/7/1542, thọ 63 tuổi.
Các nhà khảo cổ học bắt đầu khai quật khu tu viện Saint Ursula từ năm ngoái. Họ phải đào qua một lớp bê tông dày dưới nền của tu viện để tìm kiếm hài cốt của bà Lisa Gherardini. Các bộ hài cốt tìm thấy sẽ được so sánh DNA ở xương với hài cốt của hai con của bà Lisa Gherardini- được chôn ở một nơi khác.
Nếu bộ hài cốt của bà Lisa Gherardini được xác định, các nhà khoa học sẽ tiến hành tái tạo khuôn mặt của bà dựa trên hộp sọ được tìm thấy để so sánh với bức tranh nàng Mona Lisa của họa sĩ thiên tài Leonardo daVinci.
Theo 24h
Thăm khu mộ bị lãng quên của gia đình "Công tử Bạc Liêu" Tại Bạc Liêu có một nơi mà từ lâu đã bị "bỏ quên" dù mức độ "nổi tiếng" của những con người liên quan đến nó vẫn còn mãi. Đó là khu mộ của gia đình ông Trần Trinh Trạch, một gia đình giàu có bậc nhất Nam Kỳ hàng chục năm về trước. Toàn cảnh phần mộ gia đình "Công tử Bạc...