Chuyện về người kiếm tiền bằng “thơ” nhiều nhất VN
Nhiều năm qua, tên tuổi “ nhà thơ dân gian” Bảo Sinh ở phố Trương Định, Hà Nội đã trở nên quen thuộc với nhiều người qua những câu thơ theo kiểu “hậu Bút tre” nửa trào phúng cười cợt, nửa trữ tình châm biếm.
Có đôi lúc cao hứng, ông nói với bạn bè, thơ mình thuộc loại thơ “Lý trên bác học, tình thừa dân gian”.
Chuyện “thượng tầng cổng văn, hạ tầng cổng chữ”
Tuy biết tiếng nhau đã lâu, nhưng phải đến cuối năm 2014, tôi mới có dịp ghé thăm “vương quốc chó, mèo” của ông Bảo Sinh ở mạn đầu phố Trương Định (Hà Nội). Khu nhà cửa rộng rãi của ông ngự ở cuối một con ngõ nhỏ.
“Nhà thơ dân gian” Bảo Sinh.
Cái cổng vào nhà ông thật bề thế, nó không thua gì một cái cổng làng xưa nhất ở xứ Bắc Hà, nhưng đường nét tân-cổ-giao-duyên của nó lại hao hao giống phần dưới cái cổng thành oai phong Ô Quan Chưởng đã từng vang bóng trong lịch sử Hà thành.
Điều đặc biệt, chiếc cổng này ở phía trong gắn toàn “bia thơ Bảo Sinh” mà tôi thấy có hai câu thơ khắc trên một tấm bia mang đầy ngụ ý triết lý: “Bước qua cánh cửa vô lời/Đi vào vô thức thành người vô vi”. Nhưng rồi gắn bên nó là tấm bia mang danh “đạo bồ bịch” khắc hai câu thơ nghe thực nôm na: “Vợ là cửa cái nhà ta/Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng”. Vậy là chỉ trên một chiếc cổng gạch, ông Bảo Sinh đã từ “thượng tầng cổng văn” rơi tõm xuống “hạ tầng cổng chữ” để trở thành “nhà thơ dân gian” vì biết rằng cái hài hước của thi ca thường sống lâu hơn cái nghiêm cẩn của văn chương.
Ngay ở bậc thềm của ngôi nhà chính, tôi gặp một nàng Kiều nõn nà đang ngồi cạnh một chiếc bàn “xếp đầy có ngọn” toàn thơ và sách của Bảo Sinh. Hóa ra nàng thơ được ông giao nhiệm vụ chăm nom công việc bán thơ, bán sách cho mình. Trong khu đất rộng nhà ông có cả một trang trại nuôi chó, mèo cùng một đội ngũ nhân viên chăm sóc chúng. Bên thềm một cái ao lớn là khu nghĩa địa chôn cất chó, mèo khá trang trọng, ngôi nào cũng có bia và bát hương tử tế. Ngồi bên chiếc đàn dương cầm còn bóng nước sơn, Bảo Sinh vỗ vai tôi thân mật: “Duyên kỳ ngộ, duyên kỳ ngộ, nghe tiếng tăm đã lâu, hôm nay gặp nhau, mình vui lắm”. Vậy là chúng tôi hỉ hả trò chuyện với nhau trong tiếng chó sủa lao nhao ở cái trang trại và khách sạn chó, mèo độc nhất vô nhị đất Hà thành. Sau đây là câu chuyện cởi mở giữa chúng tôi:
Nguyễn Việt Chiến: Nghe thiên hạ đồn thổi, bác là người kiếm nhiều tiền nhất bằng xuất bản thơ ở Việt Nam hiện nay, chuyện thực hư thế nào, thưa tiên sinh?
Ông Nguyễn Bảo Sinh: Không phải tôi là người kiếm nhiều tiền nhất bằng xuất bản thơ mà chính xác, tôi là người kiếm tiền bằng thơ nhiều nhất Việt Nam. Hai điều này khác hẳn nhau. Vì tôi không phải là người xuất bản thơ để kiếm tiền nhuận bút mà tôi dùng những bài thơ của tôi để viết thành một loại Á kinh siêu sinh tịnh độ cho chó, mèo.
Tôi là người chuyên kinh doanh chó, mèo và trong khu nhà của tôi ở phố Trương Định, Hà Nội, tôi là người đầu tiên ở Việt Nam xây dựng một khách sạn 6 tầng cho chó, mèo và có cả một nghĩa địa dành cho chúng. Và, mỗi một con, chó mèo khi được gia chủ đưa vào chôn ở nghĩa địa này đều có ban thờ, có ảnh, và được tôi đọc một bài thơ-kinh-tụng về chó, mèo khoảng 5 phút và họ trả nhuận bút cho mỗi bài thơ này của tôi là dăm triệu đồng. Đại khái là thế! Khi có nhiều người có nhu cầu đến đây làm lễ cầu siêu cho chó, mèo thì tôi phải viết thơ-kinh vì kinh nhà Phật hiện nay không có đoạn nào nói về chó, mèo, vì vậy, tôi phải sáng tác ra một bài kinh -thơ dựa trên uyên nguyên của Phật pháp nhưng mà viết cho chó mèo.
Video đang HOT
Nguyễn Việt Chiến: Bác kinh doanh chó, mèo được bao nhiêu năm rồi?
Ông Nguyễn Bảo Sinh: Tôi kinh doanh khoảng 45 năm. Có thể nói tôi là một trong vài người đầu tiên khai sáng cho dòng kinh doanh chó mèo ở Việt Nam.
Nguyễn Việt Chiến: Vậy là bác kinh doanh chó, mèo. Làm khách sạn rồi làm nghĩa địa cho chó mèo, rồi nay tự sáng tác kinh- thơ cho chó mèo. Thơ này viết theo thể loại gì, bác thử đọc một đoạn thơ kiểu này xem sao?
Ông Nguyễn Bảo Sinh: Khi đã viết loại thơ-kinh thì thường phải viết theo thể “song thất lục bát” nó mới thiêng, ví dụ như:
Khi mê người chỉ là người
Ngộ rồi mới biết trong người có con
Khi mê con chỉ là con
Ngộ rồi mới biết trong con có người
Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé
Những thú cưng lìa mẹ lìa cha
Lấy ai bú mớm xót xa
U ơ tiếng khóc xót xa trong lòng
“Tôi đã trở thành pháp sư cầu siêu cho chó mèo”
Nguyễn Việt Chiến: Hiện nay, những người nuôi thú cưng mang đến gửi ở khách sạn chó, mèo của bác khi họ phải đi công chuyện vắng nhà. Rồi khi chó, mèo chết, họ lại mang chúng đến làm lễ cầu siêu, chôn cất trang trọng ở nghĩa địa chó mèo của bác, số người ấy có nhiều không?
Ông Nguyễn Bảo Sinh: Số người này hiện nay khá nhiều. Tôi hay nói vui, họ thì nuôi chó sống còn tôi nuôi chó chết, nghĩa là tôi nuôi linh hồn của con chó. Tức là mình chuyển sang cảnh giới thứ hai, họ thì nuôi cái có, còn mình thì nuôi cái không. Chính vì thế nên tôi mới sáng tác loại kinh-thơ này và những khi hành lễ, tôi đã trở thành một “pháp sư cầu siêu cho chó, mèo” độc nhất vô nhị ở nước Việt Nam này. Khi làm lễ, tôi mặc áo pháp sư và sắp xếp trống, mõ rồi treo cờ, phướn, lọng lên và bày lễ cầu siêu…
Nguyễn Việt Chiến: Bác nhận xét gì về phong trào nuôi chó cảnh, mèo cảnh hiện nay đã thu hút nhiều người yêu quý các loài vật này?
Ông Nguyễn Bảo Sinh: Không thể tưởng tượng được hiện nay người ta yêu quý chó, mèo đến thế nào. Khi tôi đọc bài kinh cầu siêu cho chó, mèo thì nhiều người khóc, thậm chí có người bị ngất. Theo tôi, tình cảm ngày nay của con người đã thay đổi nhiều, không giống ngày xưa nữa.
Ngày xưa, có con chó chết thì người chôn phải đứng canh vì sợ kẻ khác đến đào lên ăn thịt. Còn bây giờ, nhà giàu có khi chó chết, sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng để làm lễ mai táng cho chó cưng. Và những người thuộc diện này hôm nay không phải ít. Trong đó, có không ít các ca sỹ, nhạc sỹ, nghệ sỹ điện ảnh, nhà văn hóa nổi tiếng đã tới đây làm lễ cầu siêu chôn chó, mèo.
Cho đến nay phong trào nuôi chó cảnh ở Hà Nội phát triển mạnh mẽ. Với lớp trẻ, nuôi chó cảnh đã trở thành mốt, thành trào lưu. Thậm chí một cô gái đẹp tuổi teen đi chơi phải dắt theo một con chó đẹp mới được gọi là người đẹp sang trọng đẳng cấp theo kiểu: Bánh mỳ phải kẹp pa-tê/ Người đẹp phải có bẹc-giê bên người.
Nguyễn Việt Chiến: Ông thân sinh ngày xưa đã từng mắng bác: “Sau này chỉ có chó nó nuôi mày”, vậy lời tiên đoán ấy nay đã thành sự thực?
Ông Nguyễn Bảo Sinh: Hồi còn bé, tôi yêu chó lắm. Lên 5 tuổi, tôi chăm một con chó đẻ, bị nó cắn cả vào mặt. Vì tôi suốt ngày chơi với chó, lại lười học, nên bố tôi mắng: “Mày lớn lên chỉ có chó nó nuôi thôi!”. Lời mắng của bố đã nghiệm vào tôi. Đến hôm nay, gia sản cơ nghiệp nhà tôi đều có được nhờ kinh doanh chó. Mà cũng vì nuôi chó nên tôi trở thành người kiếm tiền bằng thơ nhiều nhất Việt Nam.
Nguyễn Việt Chiến: Thế là bác kinh doanh chó, mèo rồi làm thơ truyền khẩu dân gian, sau lại viết kinh – thơ phục vụ chó mèo để lấy tiền nuôi thơ, vậy thu nhập hàng năm từ kinh doanh chó, mèo và viết kinh-thơ được bao nhiêu?
Ông Nguyễn Bảo Sinh: Xin phép không công bố chuyện này, nhưng tháng nhiều nhất cũng được gần trăm triệu đồng. Tôi có thể ngồi ở nhà mà bán được khá nhiều sách (bát phố 1, bát phố 2) và thơ (các tập huyền thi) vì tôi là người hoạt động nghệ thuật dân gian, viết là để phục vụ yêu cầu của người dân và nhu cầu thị trường. Tôi sống bằng cách người dân họ có thích thơ tôi không? Nếu họ không thích thì thơ tôi không tồn tại nữa, vì tôi viết những điều gần gũi với đời sống người dân. Nên tất cả những thứ thơ và sách tôi viết đều bán chạy. Thị trường sách không biết tên tôi, không biết ông Bảo Sinh là ông nào nhưng người dân tới nhà tôi, trông thấy tôi, họ mua thơ, mua sách của tôi ngay.
Nguyễn Việt Chiến: Vậy, đúng là chó, mèo đã nuôi bác lại còn nuôi cả thơ bác, vậy bác là người hạnh phúc nhất trong số các nhà thơ không sống nổi bằng thơ hôm nay.
Chúng tôi chia tay nhau, ông Bảo Sinh đưa tôi một túi nặng cả yến thơ và sách với nụ cười: “Ông mang về dùng dần nhé, chẳng câu nào vứt đi đâu!”.
Nguyễn Việt Chiến
Theo_Người Đưa Tin
Hà Nội: Án mạng kinh hoàng giữa đêm khuya
Trong lúc cả tuyến phố đang chìm sâu trong giấc ngủ thì bỗng nhiên ngoài đường có tiếng la hét lớn của một nhóm người. Ngay sau đó một số người mở cửa ra xem thì phát hoảng khi phát hiện một người đàn ông đang nằm trên vũng máu ven đường.
Hiện trường xảy ra án mạng
Trao đổi với PV Lao Động qua điện thoại, Công an phường Trương Định cho biết, trên địa bàn đã xảy ra sự việc trên vào lúc 2h sáng ngày 11.7, trước cửa nhà số 167 phố Trương Định, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Người dân khu phố ngay lập tức báo đến chính quyền. Nhận tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường để giải quyết vụ việc.
Được biết, nạn nhân là nam giới, khoảng 40 tuổi đã tử vong ngay sau đó do bị nhiều vết chém trên người và mất nhiều máu. Công an phường Trương Định cũng cho biết, nạn nhân tên là Tốt.
Nguyên nhân xảy ra án mạng đang được lực lượng chức năng tích cực điều tra làm rõ, đồng thời truy tìm bắt các hung thủ để xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Theo Laodong
Những chiêu trò "lừa đảo" tại cây xăng Những tình huống mà kẻ gian dàn dựng để có thể lừa và lấy cắp tài sản của những người đi xe tại các cây xăng. Có lẽ chưa bao giờ, người điều khiển phương tiện giao thông ở đô thị lớn Việt Nam lại cảm thấy nhiều mối lo như vậy khi ra đường. Ngoài đối diện với nạn tắc đường kẹt...