Chuyện về người anh không thoát khỏi nỗi đau mất em gái
Cho đến tận bây giờ, khi Hằng đã ra đi được 5 năm, tôi vẫn không thể nào quên được nỗi đau mất đi người em gái yêu thương. Hằng nói, tôi không có lỗi, là do em cố chấp nhưng tôi biết, tất cả mọi chuyện là do tôi gây ra. Bởi vậy, tôi không nên và không thể sống hạnh phúc…
Tôi là con trai lớn trong một gia đình giàu có. Dưới tôi là một em gái. Em tôi tên Hằng, kém tôi 5 tuổi. Mẹ sinh em thiếu tháng nên Hằng ngay từ nhỏ đã là một đứa trẻ yếu ớt. Em đau ốm luôn và rất sợ người lạ. Ba mẹ tôi bận bịu với việc kinh doanh nên việc chăm sóc Hằng phần lớn đều do bảo mẫu lo. Trong nhà, tôi là người thân thiết với em nhất. Tôi không có nhiều bạn bè, cũng không thích giao thiệp nhiều, phần lớn thời gian đều dùng vào việc học và đọc sách. Sau này ba mẹ sinh Hằng, tôi còn bỏ thời gian dạy học cho em. Là anh em, vốn dĩ đã rất yêu thương nhau, tôi và Hằng lại càng gắn bó hơn vì anh em tôi đều không nhận được nhiều sự quan tâm từ bố mẹ.
Theo lẽ đó, trong nhà, Hằng coi tôi là người thân thiết nhất, có chuyện gì em cũng kể với tôi, đi đâu, em cũng đi cùng tôi. Thậm chí, khi em vào cấp ba, đã trở thành thiếu nữ, Hằng vẫn ôm gối sang đòi ngủ cùng anh trai. Em tôi nhút nhát, sợ nhiều thứ, sợ người lạ, sợ bóng tối, sợ côn trùng… Có nhiều lúc, sự ủy mị, nhu mì quá mức của Hằng làm tôi phát cáu, bởi tôi nghĩ tới tương lai, tôi đâu thể ở bên em gái mình và giúp đỡ em mãi được. Vì thế, năm Hằng vào lớp 11, tôi quyết định đi du học. Thật ra, việc học chỉ là một cái cớ để tôi tách mình khỏi Hằng. Tôi cho rằng, vì tôi cứ ở bên nên em gái tôi mới ỷ lại, dựa dẫm và mãi chẳng thể tự độc lập lo cho cuộc sống của mình.
Khi Hằng biết tôi sẽ đi du học, em khóc hết nước mắt xin ba mẹ cho em đi du học cùng tôi. Nhà tôi không thiếu tiền để lo cho cả hai anh em ra nước ngoài học nhưng tôi nói với ba mẹ mục đích của mình, cả hai đều đồng ý. Tôi biết hai người không nghĩ nhiều, bởi họ còn quan tâm tới việc kiếm tiền và thăng tiến quyền lực. Tôi có đi hay không cũng không liên quan gì đến ba mẹ. Em Hằng ở nhà một mình, ba mẹ cũng sẽ không quản tới. Tôi nghĩ quyết định của mình là đúng đắn vì Hằng cần phải lớn lên một mình. Nếu tôi còn ở bên cạnh thì em sẽ mãi vẫn chỉ là con bé con nhút nhát và sợ hãi mọi thứ.
Việc học tập của tôi ở xứ người không quá bận rộn nhưng tôi rất ít khi online và rất ít khi trả lời những bức thư của Hằng. Tôi muốn em gái mình tìm được một người bạn thân ở bên cạnh để tâm sự, chia sẻ nỗi niềm chứ không phải tất cả mọi điều em chỉ có tôi để nói. Những bức thư của em gái thưa dần. 1 tháng, tôi chỉ gọi điện cho Hằng vài lần, nói mấy câu động viên rồi cụp máy. Tôi biết vậy là khắc nghiệt nhưng tôi thực sự cần để em mình lớn lên. Hằng vì thế đối với tôi cũng không còn quấn quýt như xưa. Những lần hè tôi về nước, em cũng không còn ríu rít rủ tôi đi chỗ này, chỗ kia. Hằng đã tìm được thế giới riêng của mình và thích nghi với nó. Tôi vừa mừng cho em, vừa buồn cho mình vì tôi không rõ cách làm của mình có đúng không khi tôi cố tình đẩy em gái ra khỏi cuộc sống của tôi.
Tôi học đến năm thứ ba thì hay tin Hằng có bạn trai. Ba mẹ gọi tôi về bởi em tôi đòi cưới. Điều này làm tôi vô cùng ngạc nhiên vì với cá tính của Hằng từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ thấy em đòi hỏi, nhất là đòi làm một việc có thể nói là “động trời” như vậy. Hằng chưa tốt nghiệp đại học, em còn quá nhỏ để trở thành cô dâu, trở thành một người vợ. Nhưng lí do lớn hơn là gia đình tôi không hề ưng ý bạn trai của Hằng. Gặp cậu ta lần đầu tiên, tôi đã không có cảm tình. Dù biết không nên đánh giá con người qua bề ngoài nhưng cặp mắt ti hí cùng cái nhìn giáo hoạt và miệng lưỡi trơn tru của cậu ta khiến tôi nghĩ, cậu ta chẳng hề yêu thương gì em gái tôi. Hằng tin rằng tôi sẽ bảo vệ em vì từ nhỏ đến lớn, tôi luôn đứng về phía em gái nhưng lần này, tôi đồng ý với ba mẹ mình rằng Hằng hoàn toàn không thích hợp với cậu bạn trai của em.
Video đang HOT
Tôi phản đối. Tôi tin, với cá tính của Hằng, nếu bị nhận quá nhiều sự phản đối và không được bất cứ ai trong gia đình ủng hộ, em sẽ từ bỏ ý định của mình, nhưng tôi đã nhầm. Em tôi vì tình yêu đầu đời của mình mà kiên quyết nói nhất định cưới anh ta làm chồng, kể cả có bị bố mẹ từ mặt. Tôi nói với Hằng, tôi sẽ đồng ý và thuyết phục cả bố mẹ đồng ý cho em cưới người em yêu nếu em cùng tôi đóng một vở kịch. Vở kịch của chúng tôi là Hằng sẽ bị bố mẹ từ, và em dọn ra ngoài sống. Từ một tiểu thư tiền tiêu không tiếc tay, giờ Hằng phải chắt chiu từng đồng, sống trong một khu nhà trọ tồi tàn do tôi cố ý thuê cho em. Tôi nói, nếu sau 1 tháng, gã trai kia vẫn đồng ý lấy em và lo cho cuộc sống của em thì tất cả mọi người sẽ đồng ý cho Hằng tổ chức lễ cưới.
Những ngày đầu, gã trai chăm sóc em rất tốt. Tôi thấy gã ngày ngày mang đồ ăn đến cho em rồi rời khỏi phòng trọ của em trước 9 giờ tối. Có vẻ gã rất nghiêm túc và tôn trọng em nên mới không đòi ở lại. Nhưng những ngày này nhanh chóng trôi qua. Chỉ sau 1 tuần, gã trai đòi chia tay, bởi đúng như ba mẹ và tôi đã nói, gã chỉ cần tiền của gia đình tôi còn thực sự, gã không yêu thương Hằng. Nếu Hằng không có tiền, gã cũng chẳng tội gì phải đèo bòng và nuôi một cô tiểu thư ủy mị chẳng biểt làm gì để kiếm tiền. Hằng dọn về nhà trong nước mắt.
Nhưng ngày hôm sau, con bé lại biểu hiện như thể chưa hề có chuyện gì xảy ra. Nó nói với tôi: “Anh hai yên tâm! Em đã hiểu chuyện rồi”. Hằng lại đi học như bình thường. Con bé không khóc lóc, cũng không oán trách ai. Ngỡ mọi chuyện đã ổn, tôi thu xếp để quay về trường học. Ngày tôi đi, Hằng không tiễn. Em nói có buổi học không thể bỏ. Một mình tôi ra sân bay, ba mẹ vẫn miệt mài với chuyện kiếm tiền. Tôi nghe tin tai nạn của em khi đang làm thủ tục xuất cảnh. Bỏ hết mọi thứ, tôi cuống lên gọi xe để vào viện. Tôi đến nơi thì Hằng đã không còn. Thân thể em bị dập nát hoàn toàn do bị xe tải cán qua. Cái chết đến với em quá đau đớn và khủng khiếp. Gương mặt em khi đã nhắm mắt vẫn bộc lộ nỗi đau đớn kinh hoàng. Nhà tôi chìm trong không khí tang tóc. Khi dọn dẹp đồ của Hằng, tôi tìm được cuốn nhật kí của em. Tôi hoàn toàn không biết Hằng có viết nhật kí.
Em tôi viết rất nhiều. Đều không ghi rõ ngày tháng cụ thể. Những dòng nhật kí không ghi lại nhiều những sự kiện xảy ra với em trong ngày mà phần lớn là những cảm xúc của em. Hằng viết em bị hoảng loạn cực độ khi tôi đi du học. Em cảm thầy mình bị vứt bỏ bởi trong gia đình, chỉ có mình tôi là yêu thương em nhất, giờ tôi rời đi, em chẳng còn ai. Em viết nhiều về tình yêu của mình rằng đó là người giúp em bước vào thế giới không sợ sệt. “Mọi người đều nói anh yêu mình chỉ vì tiền. Mọi người không cho mình yêu anh cũng bởi vì tiền. Hóa ra tiền quan trọng đến thế và tiền quan trọng hơn cả mình” – Đó là những dòng chữ em tôi viết khiến tôi đau lòng nhất. Tôi đã sai khi chọn cách để em ở lại, tôi đã không cho em thời gian để thích nghi, để có thể tự lực một mình, để có thể hòa nhập với thế giới. Tôi đã bỏ rơi Hằng, bỏ rơi những cảm xúc của Hằng.
Hằng mất, nỗi đau ấy dường như trôi qua rất nhanh đối với ba mẹ tôi. Họ lại hối hả quay lại với những dự án, những tiền, những quyền của mình. 5 năm trôi qua, trong nhà tôi đã chẳng còn lại chút nào dáng hình của Hằng nhưng trong tim tôi, nỗi đau vẫn còn nguyên đó. Mẹ nói, ngày hôm đó, Hằng trốn ba mẹ để đi gặp gã. Dù đã biết rõ sự thật về tình yêu của gã nhưng em tôi vẫn không ngừng lại được. Tôi đâu biết, tình yêu lại khiến con người ta mù quáng đến thế. Tôi cũng không biết, em tôi yêu hay em tôi đang cần một nơi bấu víu để thoát khỏi nỗi sợ hãi về những cô đơn đang bủa vây quanh em. Tôi không biết điều gì cả, bởi ngay từ đầu, tôi đã sai. Tôi đã có lỗi với Hằng.
Theo VNE
Lý do chàng không đáp lại tình cảm của bạn
Bạn phát điên vì anh ấy nhưng dù có cố gắng đến mức nào, người ta dường như vẫn thật xa vời. Bạn đã làm sai ở bước nào chăng?
Đúng đấy. Rất có thể bạn đã:
1. Cố gắng quá nhiều để có họ
Trong những nỗ lực để cuốn hút người đàn ông này, có thể bạn đã trở nên quá lụy tình mà không hề hay biết. Đây là biểu hiện ở phụ nữ khiến đàn ông dễ mất hứng nhất, đặc biệt khi họ còn tin rằng sẽ có được bạn bất cứ lúc nào.
Đàn ông thích được săn đuổi, tốt hơn hết là hãy cho anh chàng toại nguyện, đưa ra cho đối phương vài tín hiệu gợi ý nhưng đừng có bao giờ chạy theo anh ta.
2. Bạn không phải tuýp của họ
Không ít phụ nữ cảm thấy tổn thương vì không được một người đàn ông thích. Tại sao phải khổ như vậy nhỉ? Đơn giản là bạn không phải tuýp của anh ta thôi. Đừng để chuyện này làm hỏng tinh thần bạn, và chắc chắn bạn không cần thay đổi vì bất cứ người đàn ông nào. Cứ tiếp tục sống vui cho đến khi gặp được đúng người. Để qua được cảm giác khó khăn, hãy nghĩ đến những người con trai bạn từng thử hẹn hò nhưng không hề rung động, bạn sẽ hiểu với phụ nữ cũng chẳng khác gì.
3. Anh ấy chỉ mong một tình bạn
Trước mặt bạn, anh chàng này có nói về những cô gái mà anh ấy thích hay không? Anh ấy kể tường tận về cuộc chinh phục của mình chứ? Nếu có, rõ ràng là hai người chỉ ở mức bạn bè.
4. Anh ấy đang phải lòng người khác
Bạn không thể chắc chắn rằng mình lúc nào cũng nhận ra được một người đàn ông "chất lượng", và đôi khi bạn nhận ra điều đó quá muộn, khi họ đã có người khác mất rồi. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể chờ đợi, hy vọng thời gian khiến nhiều việc thay đổi, anh ấy sẽ chuyển "gu"... Song lý tưởng hơn cả là bạn tiến lên, tìm cho mình một mối khác.
5. Anh ấy là "gay"
Những chuyện trái ngang đôi khi vẫn xảy ra, cuộc sống này vẫn đầy những người đàn ông gay, có bạn gái, thậm chí còn kết hôn với phụ nữ. Có thể họ làm vậy để che đậy giới tính thật, để thu mình thích nghi với xã hội còn nhiều kỳ thị... Song vì bất kể lý do gì, bạn đừng cảm thấy day dứt, có phải lỗi của bạn khi thích người ta đâu.
6. Anh ấy không hề biết về tình cảm của bạn
Bạn chắc chắn đã lờ mờ bắn tín hiệu, nhưng nhiều khả năng là anh ấy không nhận ra. Đàn ông vẫn thiếu nhạy cảm như vậy đấy. Trường hợp này, bạn có thể dấn thêm một chút cho mọi chuyện dễ dàng hơn, chuyển từ "các dấu hiệu mơ hồ" sang diễn đạt cảm xúc bằng lời. Đừng nói trắng ra rằng bạn yêu anh ấy, hãy đưa đẩy một vài câu tán tỉnh lả lơi, đủ để anh ấy thấy hứng thú.
Theo VNE
Những lần đầu tiên Ngày ấy sự tự tin, cộng một chút may mắn nhỏ, đã giúp em giành được vị trí công việc như trong mơ. Nơi đây luôn lưu giữ lại nhiều kỷ niệm về những lần đầu tiên của em, lần đầu được đến công sở làm việc, nhận lương, được trải nghiệm môi trường cạnh tranh, khắc nghiệt khiến con người ta thích...