Chuyện về ngôi chùa “ve chai” giữ nhiều kỷ lục ở Đà Lạt
Chùa “ve chai” ( chùa Linh Phước, TP Đà Lạt) có kiến trúc độc đáo, lạ mắt đang là điểm thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
Chùa “ve chai” nằm cách trung tâm TP Đà Lạt 8 km theo quốc lộ 20. Vài năm trở lại đây, ngôi chùa trở thành điểm đến tham quan của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Sở dĩ chùa còn có tên gọi là “ve chai” vì được khảm bằng hàng triệu mảnh vỏ chai, chén bát vỡ, sành sứ đủ màu sắc. Sau hơn 20 năm trùng tu với sự kỳ công, chùa mang nét đẹp độc đáo và “sở hữu” nhiều kỷ lục trong nước.
Từ ngoài bước vào, du khách không khỏi trầm trồ với công trình đồ sộ.
Chùa Linh Phước được xây dựng từ năm 1949 và hoàn thành vào năm 1953. Đến năm 1990, thượng tọa trụ trì ngôi chùa đã quyết định đại trùng tu ngôi chùa với quy mô lớn hơn, có kiến trúc độc đáo bằng cách để các nghệ nhân khảm bằng hàng ngàn vỏ chai sành sứ.
Từ năm 1990 đến nay, chùa Linh Phước liên tục được xây dựng thêm các công trình mới bằng mảnh chai độc đáo.
Xung quanh chùa được khảm bằng những hình ảnh hết sức đa dạng, đáng nói là chúng đều được khảm từ những miếng ve chai, đòi hỏi rất nhiều công sức.
Người dân ở xung quanh chùa vẫn thường hay kể cho nhau nghe về quá trình xây dựng ngôi chùa như hiện nay. Theo đó, để làm nên ngôi chùa là công sức của các nghệ nhân gạo cội đến từ Huế cùng các tăng ni, Phật tử trong chùa trong suốt hơn 20 năm qua. “Để có đủ những mảnh ve chai, sành sứ để xây dựng thì các thầy phải xin ve chai từ các nhà máy bia, đi gom mua lại từ nhà nhiều người dân sống xung quanh chùa. Gom về rồi thì các sư thầy xúc rửa từng món, cắt ra thành từng mảnh vừa vặn để khảm thật tỉ mỉ, đòi hỏi nhiều công sức” – một cụ già là Phật tử của chùa kể lại.
Được biết để xây chùa, các nghệ nhân đã phải tạo dựng phần cốt bằng xi măng với các hoa văn và hình rồng. Sau đó, họ chọn ta những mảng sành, sứ, mảnh ve chai để đắp vào từng chi tiết theo khuôn đã dựng sẵn với nhiều màu sắc khác nhau. Để có được từng mảnh ve chai khớp với chi tiết trên thân hình con rồng hay các hoa văn, các sư thầy phải tỉ mẫn gọt dũa sao cho khớp đến từng milimet.
Với các công trình độc đáo, chùa Linh Phước hiện được công nhận 11 kỷ lục ở Việt Nam, kỷ lục châu Á và thế giới là: Tháp chuông cao nhất Việt Nam (36 m); tượng Phật bằng bê tông trong nhà cao nhất Việt Nam; tượng Bồ đề Đạt Ma bằng gỗ lớn nhất Việt Nam; tượng Bồ tát Quán Thế Âm làm bằng 600.000 bông hoa bất tử; tượng Khổng tước vương (chim công) bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam; ngôi chùa tạo tác bằng khảm miếng nhiều nhất; gốc cây gỗ trâm chứa bộ kinh pháp lớn nhất Việt Nam; bộ phản bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam (dài 15 m); “Song tùng bách hạc” – tác phẩm nghệ thuật được xác lập kỷ lục Việt Nam; bộ bàn ghế bằng gốc cây gỗ sao chạm 12 con giáp lớn nhất Việt Nam; công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam (chiều dài đường hầm địa ngục khoảng 300 m).
Dưới đây là cận cảnh ngôi chùa đến thời điểm hiện nay:
Chánh điện của ngôi chùa là nơi linh thiêng, được xây dựng từ bàn tay của hàng trăm nghệ nhân, Phật tử và các sư thầy. Tại chánh điện dài 33 m, rộng 12 m có hai hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà.
Hình ảnh bản đồ nước Việt Nam được trưng bày tại phòng trưng bày cổ vật ở chùa.
Tòa Linh Tháp bảy tầng cao hơn 37 m, được coi là tháp chuông chùa cao nhất Việt Nam.
Video đang HOT
Trong lòng tháp treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33 m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999.
Bàn thờ Phật phía trước chuông.
Hình ảnh thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh được tái dựng ở bức tường phía sau tòa Linh Tháp bảy tầng.
Nhiều du khách đến tham quan tòa Linh Tháp đã không quên ghi lại những mong mỏi, lời cầu nguyện, cầu an của mình vào mảnh giấy và dán lên chiếc chuông. Sau đó, họ sẽ đánh chuông với niềm tin lời nguyện cầu của họ sẽ thành hiện thực.
Tượng Phật bên trong công trình điện thờ 324 tượng Quán Thế Âm Bồ Tát thu hút nhiều người đến tham quan. Tượng làm bằng bê tông cốt thép, cao 17 m.
Các tượng Phật bên ngoài công trình điện thờ 324 tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Tổng quan bên ngoài công trình điện thờ 324 tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nhìn từ tòa Linh Tháp bảy tầng.
Một tượng Phật bên trong công trình điện thờ.
Công trình kiến trúc ở nơi đây là sự kỳ công, tỉ mẫn của hàng trăm nghệ nhân, tăng ni Phật tử và các sư thầy cùng làm ra. Điện thờ gồm ba tầng, được làm bằng sành sứ, mỗi tầng có 108 tượng thờ Quán Thế Âm Bồ Tát với kích thước nhỏ hơn.
Tượng Phật bằng hoa bất tử được dựng vào cuối năm 2009 với chiều cao 17 m (gồm đế, tượng Phật và hào quang). Để dựng được bức tượng Phật này, các Phật tử và nghệ nhân đã sử dụng khoảng 650.000 bông hoa bất tử (tương đương khoảng 1,6 tấn hoa), và tốn 36 ngày để kết thành tượng. Cứ hai năm một lần, hoa của tượng được thay thế mới hoàn toàn. Ngày 17-12-2017, tổ chức kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã trao bằng chứng nhận kỷ lục thế giới về công trình Tượng Phật Quan Thế Âm bằng hoa bất tử lớn nhất thế giới cho chùa Linh Phước.
Theo eva.vn
Khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt
Thường được biết đến với những tên gọi: Thành phố ngàn hoa, thành phố tình yêu và thậm chí là thành phố buồn, Đà Lạt mang trong mình nét quyến rũ từ cảnh sắc cho đến khí hậu.
Với khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, Đà Lạt còn được biết đến là xứ lạnh của phương Nam. Du khách có thể đến Đà Lạt vào bất cứ mùa nào trong năm, tuy nhiên mùa mưa của thành phố bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10. Nếu có điều kiện về thời gian, du khách nên tránh khoảng thời gian đó.
Núi Lang Biang
Lang Biang có lẽ là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt. Đến với Lang Biang, ngoài việc thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên đẹp đến thơ mộng, du khách còn có thể chinh phục đỉnh Lang Biang bằng xe jeep, hay khám phá những khu rừng thông mờ ảo trong sương sớm.
Từ đỉnh Lang Biang nhìn xuống, toàn cảnh thành phố sương bao trọn tầm mắt, xa xa là suối Vàng, thác Bạc hùng vĩ.
Đến Đà Lạt du khách sẽ tận hưởng được hương vị thành phố bốn mùa trong ngày. Đó là những buổi sáng mùa xuân tiết trời se se lạnh, những trưa hè mùa hạ oi nóng, những buổi chiều mùa thu dịu mát và cả những đêm mùa đông...
Đà Lạt nổi danh là xứ sở của muôn hoa, nếu ghé thăm nơi này vào đúng mùa hoa dã quỳ (tháng 9 - tháng 11), du khách sẽ cảm nhận được sắc vang bao phủ lên thành phố này. Sắc vàng hai bên đường, uốn lượn theo những con đường đèo. Còn nếu đến Đà Lạt vào mùa đông, sắc hoa trạng nguyên rực rỡ, đỏ tươi khiến cho thành phố trở nên rực rỡ, đầy sức sống.
Chùa Linh Phước
Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8 km, trên quốc lộ 20.
Chùa được xây dựng từ năm 1949, song tới năm 1990, chùa được xây dựng lại với quy mô lớn hơn.
Điểm đặc biệt của chùa Linh Phước chính là các công trình trong khuôn viên của chùa đều được khảm các mảnh sành, sứ, mảnh chai bên ngoài. Chính bởi sự khác biệt này nên chùa còn có tên gọi khác là "chùa ve chai". Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam.
Được biết, chùa Linh Phước còn là ngôi chùa giữ 11 kỷ lục Việt Nam.
Hồ Xuân Hương
Nói về du lịch Đà Lạt không thể không nhắc tới Hồ Xuân Hương, vốn được mệnh danh là trái tim của thành phố. Xung quanh hồ có rừng thông, bãi cỏ, vườn hoa... Dù sang sớm hay chiều muộn , du khách cũng có thể bắt gặp những người chạy thể dục quanh bờ hồ, đạp xe đạp đôi, hay tản bộ... Những điều giản dị như thế cũng trở nên vô cùng thú vị khi ở đây.
Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt
Là công trình kiến trúc độc đáo đã được Hội Kiến trúc sư thế giới công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Ngôi trường này được xây dựng từ năm 1927 nhằm phục vụ cho nhưng người Pháp và những gia đình giàu có ở Đà Lạt theo học.
Ga Đà Lạt
Cho đến thời điểm hiện nay, ga Đà Lạt được xem là nhà ga cổ kính nhất Việt Nam và Đông Dương. Sau 6 năm khởi công, đến năm 1938 nhà ga này bắt đầu được đưa vào hoạt động.
Dinh 1 Đà Lạt
Là một trong những công trình kiến trúc cổ được thiết kế theo phong cách Châu Âu. Tọa lạc trên một đồi thông với diện tích khoảng 18ha. Từ năm 1949 - 1955, dinh thự này trở thành tổng hành dinh của vua Bảo Đại trong thời gian ông làm Quốc trưởng.
Chợ đêm Đà Lạt
Chợ đêm Đà Lạt hay còn được gọi là chợ Âm Phủ. Trước đây khi chưa có đèn điện, người Đà Lạt thường hay đến đây ăn khuya - cái tên chợ Âm Phủ cũng từ đó mà hình thành.
Nơi đây như một thiên đường đồ len, hay các loại đặc sản như trà a-ti-sô, các loại mứt sấy khô...
Quán cà phê Nông Trại - Sunny Farm
Ngoài ra, ngâm nhi một tách cà phê và thưởng ngoạn cảnh sắc Đà Lạt cũng là sự lựa chọn khá thú vị dành cho các du khách.
Đeo Mimosa va đương Mai Anh Đao
Được biết đến là 2 cung đường đèo đẹp nhất, thơ mộng nhất, đèo Mimosa và đường Mai Anh Đào là một trong những địa điểm check-in cũng như không gian chụp ảnh cưới cho các cặp đôi khi đến với Đà Lạt.
Làng hoa Vạn Thành
Nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 3km, làng hoa Vạn Thành nổi tiếng với trăm hoa đua sắc. Những luống hoa đủ màu sắc trải dài tít tắp khiến du khách liên tưởng đến những dải lụa mềm, lại tô điểm cho thành phố này.
Theo dulichpetrotimes.vn
Thăm quan ngôi chùa nằm giữa sông ở Sài Gòn Chùa Phước Long (quận 9) nằm giữa một cù lao trên sông Đồng Nai, là điểm hành hương linh thiêng thu hút nhiều du khách. Chùa Phước Long nằm trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai (phường Long Bình, quận 9, TP HCM) còn có tên gọi khác là chùa Châu Đốc 3. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng...