Chuyện về lão nông “phù phép” ra cây ngũ quả ở Hà Nội
Lão nông tài hoa tiết lộ rằng, để cây ra quả “thần tốc” như vậy, ông thường dùng dao tiện vào thân cây với độ sâu hợp lý, điều này gây ảnh hưởng nhất định với việc trao đổi chất của cây, khiến nó phát triển trái với tự nhiên để cho hợp với ý người trồng.
Về Thôn Bãi, Cao Viên, Thanh Oai (Hà Nội) hỏi thăm nhà ông Lê Đức Giáp (62 tuổi) chẳng ai là không biết. Ông Giáp từ mấy năm nay nổi tiếng khắp nơi vì có tài tạo ra loại cây ngũ quả chơi tết hết sức đẹp mắt và kỳ lạ.
Vừa đi chăm sóc những cây cảnh lạ mắt của mình, lão nông Giáp vừa kể rằng, cách đây hàng chục năm, gia đình ông quanh năm chỉ biết kiếm sống bằng nghề nông nghiệp và kiếm thêm bằng nghề làm pháo.
Lão nông dân tài hoa Lê Đức Giáp bên vườn cây cảnh lạ mắt
Đến khi nhà nước có lệnh cấm, gia đình ông cũng như nhiều người trong làng phải bỏ hẳn. Mất đi nguồn thu, gia đình ông Giáp lâm vào cảnh khánh kiệt đến mức phải chạy ăn từng bữa. Cuộc sống tưởng chừng như lâm vào bế tắc thì bất ngờ khoảng năm 2000, ông Giáp tình cờ đi chơi nhà bạn ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tại đây, ông thấy các gia đình đều trồng cây cam canh, năng suất tốt và thu nhập đều rất cao. “Thử nhấm tính với mức giá hơn hai chục nghìn một cân, mỗi cây thu về hàng triệu đồng, vườn lại có tới hàng trăm cây, tôi lập tức nảy sinh ý định mang thứ cây này về trồng ở vườn nhà để cải thiện kinh tế”, ông Giáp nhớ lại.
Nghĩ là làm, sau khi về nhà, ông Lê Đức Giáp bỏ trồng lúa, dùng toàn bộ diện tích 1.000 m2 trồng cam. Cả nhà thấy vậy ra sức ngăn cản ý nhưng lão nông vẫn quyết phải làm bằng được. Khoảng thời gian đầu tiên ông Giáp gặp rất nhiều khó khăn vì mảnh đất rắn không phù hợp với cây trồng. “Thấy bị sai chỗ nào tôi lại về Văn Giang nhờ các hộ trồng cam chỉ bảo, rồi tự mày mò bằng cách đọc sách báo, xem tivi”, ông Giáp nói.
Sau đó, ông Giáp đã tìm ra giải pháp từng bước hạ độ PH cho đất bằng cách rải vôi và tro rơm. Nhờ tính cần cù, ham học hỏi, ngay từ vụ cam đầu tiên gia đình ông Giáp đã thu lãi hơn 20 triệu đồng. Thấy có lãi, ông mở rộng diện tích trồng cam và gần như năm nào cũng thu về hàng chục triệu. Theo ông Giáp, bình thường, cây cam sau bốn năm mới cho quả đầu tiên, còn vườn cam nhà ông, một năm là cây ra quả.
Video đang HOT
Lão nông tài hoa tiết lộ rằng, để cây ra quả “thần tốc” như vậy, ông thường dùng dao tiện vào thân cây với độ sâu hợp lý, điều này gây ảnh hưởng nhất định với việc trao đổi chất của cây, khiến nó phát triển trái với tự nhiên để cho hợp với ý người trồng.
Sau quãng thời gian ổn định lại kinh tế nhờ trồng cam, khoảng cuối 2005, đầu 2006, ông nảy sinh ý định tạo ra loại cây ngũ quả. Ông chọn gốc chính là gốc cây cam làm cây trổ để ghép, chọn 5 loại quả là bưởi, phật thủ, cam, quất và quýt – tượng trưng cho “mâm ngũ quả” ngày Tết để ghép lên cây. Tuy nhiên, năm đầu tiên của ông Giáp đã thất bại nặng nề vì chưa hiểu được đặc tính của mỗi loại quả.
Ông Giáp chia sẻ rằng: “Do 5 loại quả này cùng ra hoa một lúc, nhưng thời điểm chín lại khác nhau. Trên cây có loại tháng 7, 8 là chín, có loại tháng 10 – tháng 11 chín, nhưng có loại đến Tết mới chín”. Năm đó, ông trồng khoảng “hai ba chục cây”và toàn bộ số cây đó phải bỏ đi bởi ghép không thành công. Cho đến 2 năm tiếp sau đó, ông Giáp vẫn chịu hết thất bại này đến thất bại khác, lần nào ghép, ít nhất một đến 2 quả cũng chín rộ trước tết.
Cây ngũ quả của ông Giáp đã gây sốt trên thị trường trong những năm gần đây
Không nản lòng, rút kinh nghiệm những lần thất bại, ông Giáp thực hiện ghép các loại quả ở thời gian khác nhau. Ông phát hiện, ở các quả có múi, thành phần dinh dưỡng nuôi quả giống nhau, nên khi ghép cam, chanh, phật thủ vào cây bưởi, chúng thích nghi với nhau rất nhanh.
Mãi đến 2009, ông Giáp mới kết hợp tính toán từng thời điểm của quả, ví dụ cam Canh hoặc bưởi Diễn ông sẽ ghép đầu tiên vào tháng ba hoặc tháng 5; cuối tháng 5, đầu tháng 6 ông ghép cam đường, chanh; đầu tháng 7 là cam Malaysia, tháng 10 và 11 ông mới ghép phật thủ.
Theo ông Giáp, thời gian kể từ khi chọn cây, tiến hành ghép cho đến khi cho thu hoạch là một năm. Cây ngũ quả do ông tạo sẽ giữ màu sắc và hương vị hết tháng Giêng, thậm chí là ba tháng sau Tết, cây không bị hư hại gì.
Nói về việc quyết tạo ra cây ngũ quả, ông Giáp tâm sự: “Nhà nào cũng có mâm ngũ quả. Ngoài quả chuối, các loại quả còn lại đều có múi, với kinh nghiệm cây cam cảnh nghệ thuật, tôi hoàn toàn tự tin bắt tay tạo ra cây cảnh 5 loại quả với nét độc đáo riêng, điều xưa nay chưa ai làm. Tôi tin rằng, cây ngũ quả chắc chắn sẽ được nhiều người ưa chuộng vì từ lâu trong tiềm thức người Việt dịp Tết luôn có mâm ngũ quả”.
Trước thềm tết Ất Mùi cây cảnh của ông Giáp đều đã có người đặt mua hết
Quả đúng như lão nông nghĩ, sau khi sản phẩm cây ngũ quả ra mắt trên thị trường đã tạo nên cơn sốt tiêu thụ vô cùng lớn. Trước Tết Nguyên Đán vài tháng những cây cảnh của ông đã có người đặt hết. Hiện tại, ông Giáp đã tạo ra cả loại cây thất quả, cây cửu quả để phục nhu cầu người dân trưng Tết.
Lê Tú
Theo Dantri
Ông chủ vườn phật thủ 1000 gốc tiết lộ bí quyết thu tiền tỷ
Mặc dù mới trồng cây phật thủ được khoảng 4 năm, nhưng anh Nguyễn Tuấn Phong ở thôn Chùa Ngụ, Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đã sở hữu vườn cây gần 5ha với hơn 1.000 gốc, doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng.
Nhờ trồng phật thủ, gia đình anh Nguyễn Tuấn Phong thu về tiền tỷ mỗi năm.
Khoảng chục năm nay, xã Đắc Sở trở nên nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc bởi nghề trồng phật thủ, trong đó nhiều hộ gia đình có thu nhập tới 300 - 400 triệu đồng/năm.Anh Phong cho biết, trước đây gia đình anh thường buôn bán cam Canh, bưởi Diễn, thu nhập cũng tạm đủ sống. Năm 2006, cây phật thủ bắt đầu được trồng phổ biến ở Đắc Sở, nhà anh Phong cũng thử trồng mấy chục cây, tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm nên hồi đó phật thủ đậu quả ít, mẫu mã kém dẫn đến bán không được giá. Trò chuyện với các thương lái buôn hoa quả, anh thấy họ thường "quảng cáo" nhiều gia đình ở Tuyên Quang chỉ trồng phật thủ mà có tiền tỷ. Anh luôn thắc mắc, không hiểu họ có bí quyết gì mà trồng phật thủ hiệu quả cao hơn ở quê mình?
Sau đó, qua tìm hiểu anh Phong nhận thấy, mặc dù phật thủ là loại cây dễ trồng, nhưng để phật thủ lớn nhanh, ra nhiều quả, hình thức đẹp cũng phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, khoảng cách trồng cây cách cây 3,5m; hàng cách hàng 4,5m. Quá trình chăm sóc phải bón phân chuồng ủ ải đều đặn, nửa tháng phải phun thuốc diệt nhện đỏ 1 lần, 2 tháng phun thuốc phòng trừ nấm cho cây...
Từ đó, nhờ áp dụng đúng quy trình nên vườn phật thủ của anh Phong luôn đạt năng suất cao, trung bình 80 - 100 quả/cây. Anh cho biết thêm: "Muốn cây ra nhiều quả thì phải tiện cây và ép thuốc, xử lý hoa nở đúng thời điểm để có quả thu hoạch vào dịp tết. Mỗi năm phật thủ có 2 vụ thu hoạch chính. Ngoài ra, sau khi cắt quả bán cần tỉa bỏ luôn cành đó để cây nảy chồi mới, như vậy cây sẽ cho quả rải rác quanh năm".
Anh Phong tiết lộ, nhiều hộ gia đình ở Đắc Sở trồng phật thủ lâu năm nhưng doanh thu chỉ đạt 30 - 40 triệu đồng/sào, riêng vườn nhà anh đạt tới 60 triệu đồng/sào. "Từ đầu vụ đến nay, tôi đã thu về khoảng 800 triệu đồng, cộng cả vụ tết ước tính doanh thu sẽ đạt 1,5 - 2 tỷ đồng. Hiện, trong vườn nhà tôi quả phật thủ đẹp nhất giá khoảng 500.000 đồng, bán xô cũng phải 70.000 đồng/quả. Ngoài ra, những quả bị méo, rụng đều có thể nhặt bán cho thương lái Trung Quốc với giá 10.000 đồng/kg" - anh Phong cho hay.
Theo Đào Cảnh
Dân Việt
Những màn chọi trâu "nảy lửa" giữa Thủ đô Sáng nay 17/1, tại trung tâm huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã diễn ra hội thi chọi trâu vòng loại để chuẩn bị cho dịp xuân Ất Mùi 2015. 76 "ông" trâu chọi được các chủ trâu mang đến từ các xã trong huyện Phúc Thọ và các tỉnh thành lân cận khu vực phía Bắc. Hàng vạn khán giải thích thú với...